Nga đề xuất tổ chức đàm phán hòa bình Armenia – Azerbaijan tại Moskva
Nga sẵn sàng tổ chức đàm phán hòa bình Armenia – Azerbaijan tại thủ đô Moskva, cũng như giúp hai bên ký kết thỏa thuận hòa bình.
Tuyên bố trên được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong cuộc họp của Hội đồng nguyên thủ Cộng đồng các quốc gia độc lập tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Putin cho biết cuộc họp thảo luận việc soạn thảo hiệp định hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan nhằm chấm dứt xung đột và Nga sẵn sàng hỗ trợ các nước đối tác về mọi mặt trong quá trình này. Cụ thể, Nga sẵn sàng tổ chức đàm phán tại Moskva nếu cần và theo mọi định dạng, trong đó có đàm phán cấp ngoại trưởng và chuyên viên hai nước. Bên cạnh đó, Moskva cũng sẽ hỗ trợ nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình để hai bên ký kết, cũng như sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho công việc này.
Video đang HOT
Tổng thống Putin cho biết trong những năm gần đây, Nga có nhiều nỗ lực không để leo thang xung đột tại khu vực Nagorny – Karabakh. Các nỗ lực theo thể thức 3 bên Nga-Azerbaijan-Armenia đã được thực hiện nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Armenia và Azerbaijan. Ngoài ra, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga thực hiện sứ mệnh trong khuôn khổ thẩm quyển được trao.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan nhưng có đa số người dân gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vào nước này. Vì thế, tại đây xảy ra tranh chấp chủ quyền dai dẳng. Ngày 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã triển khai chiến dịch quân sự tại Nagorny-Karabakh. Một ngày sau đó, với vai trò trung gian của Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tại đây, đại diện Azerbaijan và lực lượng vũ trang người gốc Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt được thỏa thuận chấm dứt các hành động thù địch, theo đó lực lượng người gốc Armenia đã đồng ý giải giáp.
Armenia sẵn sàng ký văn kiện đàm phán hòa bình
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 4/10, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thông báo sẽ vẫn tới Tây Ban Nha để đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), kể cả khi Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev rút khỏi các cuộc đàm phán này.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trả lời phỏng vấn báo giới tại Yerevan, ngày 21/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó cùng ngày, truyền thông nhà nước Azerbaijan đưa tin Tổng thống Aliyev đã quyết định không tham dự các cuộc đàm phán do EU làm trung gian tại Tây Ban Nha, nơi nhà lãnh đạo Azerbaijan có thể hội đàm với Thủ tướng Armenia Pashinyan.
Thủ tướng Pashinyan bày tỏ lấy làm tiếc vì đã lỡ cơ hội đàm phán với Tổng thống Aliyev, đồng thời tuyên bố sẵn sàng ký vào văn kiện mà ông gọi là "mang tính đột phá" liên quan đến đàm phán hòa bình giữa hai quốc gia Armenia và Azerbaijan. Lần gần đây nhất hai nhà lãnh đạo này gặp nhau là vào tháng 7 vừa qua tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Cuộc gặp 5 bên giữa các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Armenia, Azerbaijan và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel dự kiến diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh EU ở Granada, Tây Ban Nha, trong ngày 5/10. Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành những nhân tố chủ chốt trong nỗ lực giải quyết tranh chấp tại khu vực Nagorny-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.
Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia và muốn sáp nhập vào nước này.
Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền dai dẳng giữa hai nước láng giềng. Ngày 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã triển khai chiến dịch quân sự tại Nagorny-Karabakh sau khi 4 cảnh sát và 2 dân thường nước này thiệt mạng trong các vụ nổ mìn ở đây.
Liên quan đến tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan, ngày 4/10, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi khẳng định sẵn sàng hỗ trợ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Caucasus cũng như giải quyết những khác biệt giữa hai quốc gia vùng Trung Á này. Nhà lãnh đạo Iran đưa ra phát biểu này trong các cuộc gặp riêng rẽ với Thư ký Hội đồng An ninh Armenia Armen Grigoryan và Đại diện của Tổng thống Azerbaijan về các nhiệm vụ đặc biệt Khalaf Khalafov.
Tại các cuộc gặp này, Tổng thống Raisi kêu gọi hai nước giải quyết bất đồng thông qua đối thoại, bày tỏ ủng hộ cơ chế đàm phán 3 3, quy tụ 3 quốc gia thuộc khu vực Caucasus là Armenia, Azerbaijan và Gruzia, cùng 3 nước láng giềng là Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ chế đàm phán này do Iran đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề khu vực.
Azerbaijan-Armenia đạt được tiến bộ trong đàm phán khôi phục giao thông Ngày 2/6, Nga cho biết Azerbaijan và Armenia đã đạt được tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán được tổ chức để bỏ chặn các tuyến giao thông vận tải giữa hai nước láng giềng vốn đang có tranh chấp ở vùng lãnh thổ Nagorny-Karabakh. Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực giúp đảm bảo hòa bình...