Nga đề xuất phương án thay thế Kênh đào Suez
Tuyến đường mới của Nga có thể giúp giảm tới 50% chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian đi lại.
Phó Thủ tướng Nga Andrey Belousov ngày 28/10 tuyên bố tuyến hành lang Bắc-Nam có thể trở thành phương án thay thế an toàn cho Kênh đào Suez. Ông cũng bày tỏ hy vọng khối lượng hàng hóa của Nga qua tuyến đường này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu, ông lưu ý rằng Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc Nam (INSTC) và các tuyến đường thay thế khác đang trở nên quan trọng hơn do yếu tố chuyển dịch của thị trường thế giới đến Trung Quốc, Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Nga, cơ sở hạ tầng giao thông hiện có trước đây tập trung vào hướng Đông-Tây đã không còn đáp ứng được xu hướng toàn cầu. Trong khi đó, hàng lang giao thông Bắc-Nam hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự với Kênh đào Suez.
Ông Andrey Belousov cho hay Kênh đào Suez hiện là tuyến hàng hải thương mại huyết mạch duy nhất kết nối châu Âu và châu Á, và sự “độc quyền” như vậy sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
Ông cũng nêu ví dụ là sự cố xảy ra năm 2021 khi con tàu container Evergreen bị mắc kẹt trên kênh đào Suez, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại toàn cầu.
INSTC là một hệ thống vận chuyển đa phương thức dài 7.200 km kết nối các tuyến đường tàu thủy, đường sắt và đường bộ để vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu. Các chuyên gia cho rằng tuyến đường này có thể cắt giảm khoảng 50% chi phí và tiết kiệm thời gian di chuyển lên đến 20 ngày.
Trong nỗ lực xây dựng các chuỗi hậu cần mới và làm cho tuyến đường trở nên khả thi, Nga đã đề xuất thành lập một nhà điều hành quốc tế cho hành lang Bắc-Nam cùng với Iran và Azerbaijan.
INSTC đã bắt đầu được xây dựng vào đầu những năm 2000, nhưng việc phát triển mở rộng nó hơn nữa đã mang một tầm quan trọng mới. Bởi lẽ, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã buộc Nga phải chuyển dòng thương mại từ châu Âu sang châu Á và Trung Đông.
Nga phản đối áp giá trần dầu mỏ và xem xét giảm sản lượng
Ngày 5/10, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố nước này có thể cắt giảm sản lượng dầu để bù đắp những tác động tiêu cực từ việc áp giá trần của phương Tây.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak phát biểu tại Riyadh, Saudi Arabia ngày 19/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin TASS của Nga, trong tuyên bố, Phó Thủ tướng Novak nhấn mạnh Nga phản đối các công cụ phi thị trường như vậy, cho rằng động thái này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường năng lượng, khi dẫn tới thâm hụt, tăng giá và người tiêu dùng sẽ là bên chịu thiệt hại. Ông nêu rõ Nga sẽ chỉ cung cấp dầu cho những bên ủng hộ cơ chế giá cả thị trường. Ngoài ra, ông khẳng định Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 trong ngắn hạn nếu các thủ tục cần thiết được thông qua.
Ngoài ra, sau quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ), Phó Thủ tướng Novak nêu rõ Nga sẽ sản xuất khoảng 530 triệu tấn dầu thô và khí ngưng tụ trong năm 2022 và 490 triệu tấn vào năm 2030.
Ngày 2/9 vừa qua, các bộ trưởng tài chính Nhóm Các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Tuyên bố chung nêu rõ các bên cam kết khẩn trương hợp tác nhằm hoàn tất và tiến hành biện pháp này.
G7 đang hướng tới việc thiết lập một liên minh rộng lớn nhằm tối ưu hóa hiệu quả của biện pháp, đồng thời hối thúc tất cả các nước định nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết áp dụng mức giá này hoặc thấp hơn. Mức giá trần ban đầu sẽ dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và sẽ thường xuyên được điều chỉnh khi cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố không tiết lộ mức giá cụ thể là bao nhiêu.
Theo tuyên bố, G7 đặt mục tiêu triển khai biện pháp này theo cùng lộ trình với các biện pháp liên quan trong gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.
LHQ hối thúc ngành hàng hải tăng cường quá trình khử carbon Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 29/9 đã kêu gọi ngành hàng hải đẩy nhanh quá trình khử carbon để tiến tới "xanh hóa" tuyến vận tải đường biển. Tàu Ever Given bị mắc cạn tại Kênh đào Suez, Ai Cập, ngày 29/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Ông Antonio Guterres đã đưa ra lời kêu gọi trên trong thông...