Nga đề xuất lệnh cấm hoàn toàn tiền điện tử
Ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga đã đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử trên lãnh thổ nước này, với lý do loại tiền này đe dọa ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chủ quyền chính sách tiền tệ.
Theo hãng tin Reuters (Anh), đề xuất này là động thái mới nhất nhằm vào tiền điện tử toàn cầu khi nhiều quốc gia từ châu Á đến Mỹ lo ngại rằng các loại tiền kỹ thuật số do tư nhân vận hành có thể làm suy yếu quyền kiểm soát của chính phủ đối với các hệ thống tài chính và tiền tệ.
Trong nhiều năm qua, giới chức Nga đã nhiều lần tranh cãi về việc cấm tiền điện tử. Một số chuyên gia cho rằng chúng có thể bị sử dụng để rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố. Nước này cuối cùng đã coi tiền điện tử là hợp pháp vào năm 2020 nhưng không cho phép sử dụng đồng tiền này làm công cụ thanh toán.
Hồi tháng 12/2021, giá Bitcoin đã giảm mạnh sau khi truyền thông đưa tin cơ quan quản lý Nga ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn tiền điện tử.
Trong một báo cáo được công bố hôm 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết nhu cầu đầu cơ khiến tiền điện tử tăng trưởng nhanh chóng và chúng mang các đặc điểm của kim tự tháp tài chính. Cơ quan này cũng cảnh báo bong bóng tiền điện tử sẽ hình thành trên thị trường, đe dọa sự ổn định tài chính và người dân Nga.
Video đang HOT
Ngân hàng này cũng đề xuất ngăn chặn các tổ chức tài chính thực hiện bất kỳ hoạt động nào đối với tiền điện tử. Họ cho biết cần phát triển cơ chế để ngăn chặn các giao dịch mua hoặc bán tiền điện tử đổi lấy tiền pháp định. Lệnh cấm được đề xuất cũng bao gồm các sàn giao dịch tiền điện tử.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết Nga là quốc gia có khá nhiều người sử dụng tiền điện tử với khối lượng giao dịch hàng năm khoảng 5 tỷ USD. Đây cũng là quốc gia lớn thứ ba thế giới trong lĩnh vực khai thác Bitcoin, sau Mỹ và Kazakhstan
Trong báo cáo của mình, ngân hàng trung ương đã đề xuất các biện pháp hạn chế tiền điện tử đã được thực hiện ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc. Cơ quan này cho biết họ sẽ làm việc với các cơ quan quản lý ở các quốc gia khác để thu thập thông tin về hoạt động của các khách hàng Nga.
Vào tháng 9, Trung Quốc đã tăng cường trấn áp tiền điện tử với lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các giao dịch và khai thác tiền điện tử, đánh vào Bitcoin và các đồng tiền lớn khác, đồng thời gây áp lực lên cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử và chuỗi khối.
Ngân hàng Trung ương Nga đang có kế hoạch phát hành đồng rúp kỹ thuật số, tham gia xu hướng phát triển tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu nhằm hiện đại hóa hệ thống tài chính, tăng tốc độ thanh toán và chống lại mối đe dọa tiềm tàng từ các loại tiền điện tử khác.
Khủng hoảng năng lượng, Kosovo cấm 'đào' tiền ảo
Chính phủ Kosovo vừa ban hành lệnh cấm hoạt động khai thác tiền điện tử với nỗ lực hạn chế tiêu thụ điện.
Hiện nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong một thập niên qua.
Mảnh đất "đào coin" màu mỡ
Theo Reuters, nhiều 'thợ đào coin' đã chọn Kosovo vì quốc gia này có giá điện rẻ bậc nhất châu Âu. Số lượng người khai thác tiền mã hóa ở Kosovo được cho là tăng vọt trong vài năm trở lại đây.
Một "thợ mỏ" giấu tên tiết lộ với Reuters rằng anh ta sở hữu 40 GPU (card xử lý đồ họa) để đào coin, mỗi tháng phải trả khoảng 170 euro tiền điện để vận hành và thu về khoảng 2.400 euro.
Kosovo ban lệnh khẩn, cấm hành vi khai thác tiền ảo trước khủng hoảng năng lượng. Ảnh REUTERS/HAZIR REKA
Tuy nhiên, trong hai tháng cuối năm 2021, đất nước này liên tục xảy ra mất điện trên quy mô toàn quốc. Thậm chí, ở đỉnh điểm cuộc khủng hoảng thì đất nước này phải nhập khẩu khoảng 40% năng lượng từ thị trường quốc tế.
Trong cuối tháng 12, chính phủ Kosovo đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày.
Cấm 'đào coin' trước khủng hoảng năng lượng
Với nỗ lực hạn chế tiêu thụ điện và đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất thập niên qua, Chính phủ Kosovo đã ban hành lệnh cấm khai thác tiền điện tử trong đầu tháng 1.2022.
Ông Artane Rizvanolli - Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Kosovo cho biết: "Tất cả các cơ quan thực thi pháp luật sẽ ngừng sản xuất hoạt động này với sự hợp tác của các tổ chức liên quan khác để xác định các địa điểm có đào tiền điện tử".
Kể từ khi lệnh cấm khẩn cấp có hiệu lực, cảnh sát và nhân viên hải quan đã bắt đầu tiến hành các cuộc đột kích, càn quét trên quy mô lớn, thu giữ hàng trăm máy đào Bitcoin.
Trước thực trạng này, nhiều 'thợ đào' đã thanh lý hết các thiết bị, số còn lại thì tìm phương án chuyển sang nước khác.
"Họ đang bán tháo các thiết bị của mình hoặc cố chuyển sang các nước lân cận", nhà đầu tư, kiêm quản trị viên một số nhóm đào tiền mã hóa lớn nhất Kosovo, CryptoKapo, chia sẻ với The Guardian.
Biến số quyết định triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2022 Kinh tế Mỹ tiến vào năm 2022 với đà phục hồi mạnh mẽ. Kết thúc năm 2021, nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho là sẽ đạt tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhanh nhất kể từ năm 1984. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng xu hướng phục hồi mạnh mẽ này sẽ tiếp tục vào...