Nga đề xuất cơ chế thanh toán chung trong Liên minh Kinh tế Á – Âu
Ngày 24/8, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo nước này đề xuất phát triển một cơ chế thanh toán chung của Liên minh Kinh tế Á – Âu ( EAEU) dựa trên đồng nội tệ của các nước thành viên, qua đó góp phần tăng cường an ninh cho việc thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế các nước.
Thủ tướng Mikhail Mishustin phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, tại cuộc họp của Hội đồng Liên Chính phủ Á – Âu ở Armenia, Thủ tướng Mishustin nêu rõ: “Hiện phần lớn các giao dịch thanh toán chung đều diễn ra bằng đồng tiền quốc gia. Tổng cộng 80% ngân hàng của 5 quốc gia được kết nối với hệ thống nhắn tin tài chính. Chúng tôi đề xuất phát triển một cơ chế thanh toán chung dựa trên đồng tiền quốc gia. Bằng cách này, chúng ta sẽ cải thiện môi trường đầu tư. An ninh của việc thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế chúng ta sẽ tăng lên”.
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng Nga khẳng định EAEU vẫn là nhà cung cấp thực phẩm đáng tin cậy cho thị trường trong và ngoài Liên minh, và cần tạo ra một không gian thống nhất để cung cấp hàng hoá và tài nguyên do những khó khăn trong việc vận chuyển ngũ cốc ra thị trường toàn cầu.
EAEU hiện có 5 thành viên chính thức là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrzyzstan và Nga, cùng 3 nước quan sát viên là Cuba, Moldova và Uzbekistan.
Nga chi hàng chục tỷ USD phát triển Tuyến đường biển phía Bắc
Ngày 6/6, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã công bố kế hoạch đầu tư, trị giá 2.000 tỷ ruble (khoảng 24,58 tỷ USD), cho dự án phát triển Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) trong 13 năm.
Thủ tướng Mikhail Mishustin phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp chiến lược về phát triển NSR, Thủ tướng Mishustin nhấn mạnh vai trò quan trọng của tuyến đường biển này trong việc tăng cường kết nối giao thông cho các vùng lãnh thổ xa xôi của đất nước.
Cuộc họp tập trung đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển NSR, được phê duyệt vào tháng 8/2022, bao gồm việc đóng mới hơn 50 tàu phá băng và tàu chống chịu băng đá, cũng như thành lập cảng, nhà ga, trung tâm cứu hộ khẩn cấp và triển khai mạng lưới vệ tinh quỹ đạo nhằm giám sát hoạt động của tuyến đường.
Theo Thủ tướng Mishustin, để thực hiện kế hoạch toàn diện này, cần đầu tư khoảng 2.000 tỷ ruble trong 13 năm tới. Khoảng 30% trong số này, tương đương 600 tỷ ruble (khoảng 7,37 tỷ USD), sẽ được trích từ ngân sách liên bang. Ông khẳng định tầm quan trọng của việc tạo ra một tổ hợp cơ sở hạ tầng toàn diện, bao gồm các cảng mới, trạm kỹ thuật và khẩn cấp, hệ thống giám sát thời tiết và băng, cùng hệ thống quản lý giao thông trải dài trên toàn bộ NSR.
Thủ tướng Mishustin cho biết chính phủ sẽ phóng 5 vệ tinh khí tượng trong năm nay, nhằm tăng khả năng giám sát và hỗ trợ liên tục trên tất cả tuyến đường ở Bắc Cực.
Theo hãng tin Sputnik của Nga, NSR chạy dọc theo bờ biển phía Bắc nước Nga, có chiều dài khoảng 5.600 km, kết nối các cảng châu Âu và Viễn Đông của Nga, cũng như các cửa sông ở Siberia để tạo thành một tuyến giao thông thống nhất. Đây là tuyến hàng hải ngắn nhất từ châu Á đến châu Âu, đồng thời là dự án kinh tế trọng tâm của Nga ở Bắc Cực và khu vực Viễn Đông.
Trong sắc lệnh đưa ra hồi tháng 5/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu đến năm 2024, lưu lượng hàng hóa dọc theo NSR phải tăng gấp đôi lên 80 triệu tấn/năm.
Việc xây dựng NSR cũng được xem là một trong những giải pháp quan trọng của Nga nhằm thay thế kênh đào Suez.
Thủ tướng Nga sắp thăm Trung Quốc Hãng tin RIA Novosti dẫn thông báo từ Điện Kremlin ngày 19/5 cho biết Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ 23 - 24/5. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: Tass Thủ tướng Mikhail Mishustin dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên...