Nga đệ trình dự thảo nghị quyết khác về Ukraine lên Hội đồng Bảo an
Ngày 12-6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nước này sẽ đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một dự thảo nghị quyết mới về tình hình tại Ukraine, trong đó có nội dung yêu cầu tôn trọng lộ trình của OSCE.
Phát biểu với báo giới, ông Lavrov cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu đại sứ của chúng tôi tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đệ trình lên Hội đồng Bảo an dự thảo nghị quyết về tình hình tại Ukraine, vì chúng tôi rất quan ngại về việc không đạt được bất kỳ tiến độ nào trong nỗ lực chấm dứt bạo lực, chấm dứt chiến tranh từ khi chiến dịch trừng phạt bắt đầu”.
“Trong nghị quyết này, chúng tôi đã tập trung vào thực tế là cần phải yêu cầu phía Ukraine bắt đầu thực hiện lộ trình của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), dựa tuyên bố Geneva hôm 17-4″, ngoại trưởng Nga cho biết.
Binh lính Ukraine tham gia chiến dịch quân sự ở miền Đông
Video đang HOT
“Đây là một thời điểm rất quan trọng, vì chúng tôi thấy, có những nỗ lực thúc đẩy các kế hoạch đơn phương nhất định, phớt lờ những lợi ích của khu vực miền đông nam Ukraine”, ông nói và cho rằng đó là những nỗ lực nguy hiểm.
Ở nghị quyết này, Nga “muốn bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra, bao gồm cả tại các khu dân cư ở đó, nơi dân thường đang phải chịu đau khổ và bị giết hại, nơi các cơ sở hạ tầng và nhà cửa đang bị phá hủy, nơi các đoàn xe nhân đạo đang bị tấn công”.
Ngoại trưởng Lavrov cho rằng, trong nghị quyết, Nga yêu cầu điều tra ngay lập tức việc sử dụng bom cháy và vũ khí cấm khác ở Ukraine.
Theo ANTD
G7 đe dọa áp đặt thêm trừng phạt với Nga
Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới - G7 khẳng định họ sẵn sàng áp đặt thêm biện pháp trừng phạt "đối với các cá nhân và tổ chức, những người đã tích cực hỗ trợ hay thực hiện các hành vi vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina", theo một tuyên bố của G7 hôm thứ Năm, 5.6.2014.
"Chúng tôi sẵn sàng tăng cường các lệnh cấm vận có mục đích và cân nhắc thêm các biện pháp hạn chế đáng kể đối với Nga nếu tình hình đòi hỏi như vậy", tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Brussels, ngày 4.6.
Tuyên bố nói rằng: "Chúng tôi kêu gọi Liên bang Nga công nhận kết quả của cuộc bầu cử, hoàn tất việc rút toàn bộ lực lượng quân sự trên vùng biên giới với Ukraina, ngăn chặn dòng chảy của vũ khí quân sự và binh lính qua biên giới và tăng sức ảnh hưởng với lực lượng ly khai để họ hạ vũ khí và từ bỏ bạo lực".
Các nước G7 kêu gọi Nga đáp ứng các cam kết theo hiệp định Geneva về Ukraina và "hợp tác với chính phủ của Ukraina cũng như thực hiện kế hoạch để thúc đẩy hòa bình, thống nhất và cải cách."
Tuyên bố cũng kêu gọi các nhà chức trách Ukraina duy trì "phương pháp tiếp cận có hệ thống" với hoạt động quân sự của họ ở phía đông của đất nước và kêu gọi tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp ở Ukraina giải trừ vũ khí.
Các nhà lãnh đạo G7 cho biết, họ hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) để làm giảm leo thang cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Các nước G7 khen ngợi "tinh thần luôn sẵn sàng cho các cuộc đối thoại quốc gia một cách toàn diện của các nhà chức trách Ukraina" và hoan nghênh Bản ghi nhớ Hòa bình và Thống nhất được Thượng viện Ukraina thông qua vào ngày 20.5.
Tuyên bố của G7 cũng cho hay: "Chúng tôi khuyến khích Quốc hội và Chính phủ Ukraina tiếp tục cải cách hiến pháp để tạo ra một khuôn khổ hiến pháp sâu sắc hơn nữa, củng cố nền dân chủ và đáp ứng quyền lợi và nguyện vọng của mọi người dân Ukraina".
Theo Laodong
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế? Gần đây, Nhật và Mỹ đều kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, theo Tạp chí National Interest (Mỹ), để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là sai lầm. Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La năm nay , Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe...