Nga đề nghị WHO phê duyệt nhanh vaccine Covid-19
Nga đã nộp đơn lên WHO để đề nghị đánh giá và đăng ký nhanh cho Sputnik V, loại vaccine ngừa Covid-19 được Moskva cấp phép hồi tháng 8.
Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), cơ quan tài trợ kinh phí cho dự án phát triển Sputnik V, hôm nay cho biết việc đẩy nhanh quá trình đăng ký sẽ giúp vaccine của Nga “có sẵn trên toàn cầu sớm hơn so với khung thời gian theo quy trình thông thường”.
“Liên bang Nga đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên nộp đơn xin đánh giá vaccine ngừa Covid-19 cho WHO”, tuyên bố của RDIF nêu. “Việc phê duyệt thành công sẽ giúp Sputnik V được đưa vào danh sách thuốc mà các quốc gia và cơ quan mua sắm quốc tế sử dụng để hướng tới việc đặt hàng số lượng lớn”.
Video đang HOT
Mẫu vaccine Covid-19 Sputnik V do Trung tâm Gamaleya ở Moskva, Nga, nghiên cứu và phát triển. Ảnh: Reuters.
Sputnik V do Viện Gameleya phát triển, là vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất. Bất chấp các cáo buộc rằng vaccine Sputnik V được cấp phép khi chưa tiến hành đầy đủ các giai đoạn thử nghiệm, Nga vẫn tuyên bố đây là vaccine được đăng ký theo mọi yêu cầu của luật pháp Nga cũng như thông lệ quốc tế.
Hồi giữa tháng này, Tổng thống Vladimir Putin thông báo Nga đã cấp phép loại vaccine ngừa Covid-19 thứ hai có tên EpiVacCorona. Viện Vector, một trung tâm có mức độ an toàn sinh học cao ở Novosibirsk đồng thời là một nhà phát triển vaccine Covid-19 ở Nga, đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn Một với vaccine EpiVacCorona từ tháng trước, với kết quả khả quan.
Nga hiện là vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, với tổng hơn 1,5 triệu ca nhiễm và gần 26.600 ca tử vong vì Covid-19. Giới chức y tế Nga hôm nay ghi nhận 320 người chết vì nCoV trong 24 giờ qua. Các biện pháp hạn chế, như đeo khẩu trang tại nơi công cộng, cũng được siết chặt để ngăn Covid-19.
Liên minh châu Âu tính mở biên giới với 14 quốc gia từ ngày 1/7
Các nước EU ngày 29/6 sẽ bỏ phiếu quyết định việc mở cửa lại biên giới với 14 nước trên thế giới từ 1/7, nhưng trong đó không có Mỹ, Nga và Brazil.
Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào chiều tối nay (29/6) tại Brussels, sau khi quyết định về việc mở lại biên giới của Liên minh châu Âu (EU) được Đại sứ của 27 quốc gia thành viên khối thống nhất vào cuối tuần trước sau một thời gian dài thảo luận. Theo quyết định này, dự kiến kể từ thứ Tư (1/7), công dân của 14 quốc gia trên toàn thế giới sẽ được phép nhập cảnh vào các nước EU mà không phải cách ly 14 ngày.
Các sân bay ở châu Âu bắt đầu hoạt động trở lại. Ảnh: Reuters
Trong danh sách 14 nước dự kiến được EU chấp nhận mở cửa ban đầu có 3 nước châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, 2 quốc gia châu Đại Dương là Australia và New Zealand, 3 quốc gia ở Bắc Phi là Algeria, Morocco, Tunisia, 3 quốc gia Balkan và Kavkaz là Gruzia, Montenegro và Serbia cùng 1 quốc gia Nam Mỹ là Uruguay. Vương quốc Anh do hiện vẫn đang trong giai đoạn quá độ Brexit nên vẫn được tính là một thành viên của EU.
Đáng chú ý là các nước là đối tác lớn của EU như Mỹ, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel hay Saudi Arabia không có trong danh sách. Các quan chức EU đánh giá dịch Covid-19 tại các nước này đang phức tạp, đặc biệt là Mỹ và Brazil.
Đối với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu, đồng thời là nguồn cung du khách quan trọng nhất với nhiều nước châu Âu, phía EU cho biết sẽ cho công dân Trung Quốc nhập cảnh theo nguyên tắc có đi - có lại, tức phía Trung Quốc cũng phải mở cửa cho châu Âu. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc vẫn chưa cho phép công dân EU nhập cảnh tự do.
Đối với việc mở cửa từ 1/7, hiện một số nước vẫn muốn lùi thời hạn mở cửa biên giới EU do lo ngại tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó nguy cơ làn sóng bùng phát thứ hai đe doạ cả một số nước châu Á.
Tuy nhiên, trước áp lực mở cửa biên giới để hạn chế thiệt hại kinh tế, Croatia, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU quyết định tiến hành quy trình tham vấn trong ngày hôm nay, theo đó các nước phải ra quyết định về việc ủng hộ, phản đối hay bỏ phiếu trắng.
Nếu 55% số thành viên EU, chiếm ít nhất 65% dân số của khối ủng hộ, biên giới EU sẽ được mở từ 1/7 với 14 nước. Ngược lại, chỉ cần 4 quốc gia chiếm 35% dân số EU phản đối, việc mở cửa sẽ bị hoãn.
Căng thẳng Trung - Ấn liệu có đang đặt các nước lớn vào thế khó? Cuộc tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc có phần gay gắt hơn khi xuất hiện bóng dáng của những bên thứ ba như Mỹ, Nga hay Pakistan. Bất chấp những nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành, biên giới Trung - Ấn vẫn căng như dây đàn với liên tục các bước đi "thị uy" lẫn nhau. Trong khi Trung...