Nga đề nghị liên quân Mỹ phối hợp không kích chống khủng bố ở Syria
Nga đề nghị liên quân do Mỹ đứng đầu cùng phối hợp với Nga trong chiến dịch không kích chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
RT dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết: “Đây sẽ là một bước tiến giúp đẩy nhanh tiến trình hòa bình ở Syria. Ngày hôm qua, chúng tôi đã bắt đầu đàm phán về các biện pháp này với các đối tác ở Oman và Geneva”.
“Chúng tôi đề xuất với Mỹ rằng, kể từ ngày 25/5, không quân Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu cùng tiến hành không kích nhóm khủng bố Mặt trận Al Nusra, vốn không tuân thủ lệnh ngừng bắn cũng như ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí và chiến binh qua lại giữa biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ”.
Máy bay ném bom Su-34 của Nga hiện diện tại căn cứ Hmeymim ở tỉnh Latakia, Syria.
Ông Shoigu gợi ý rằng Mỹ và Nga nên nỗ lực đưa các nhóm nổi dậy ôn hòa rời khỏi các khu vực do khủng bố chiếm đóng, tránh cho phe đối lập phải hứng chịu các đợt không kích từ Nga.
Ông Shoigu cảnh báo, bắt đầu từ thứ Tư tuần tới, Nga sẽ tự do sử dụng máy bay chiến đấu để tấn công bất cứ tổ chức nào không tuân thủ lệnh ngừng bắn.
Video đang HOT
“Bắt đầu từ ngày 25/5, chúng tôi có quyền đơn phương tiến hành các cuộc không kích chống lại các tổ chức khủng bố quốc tế không tuân thủ lệnh ngừng bắn”. Quan chức Nga nhấn mạnh, việc phối hợp không kích sẽ giảm nguy cơ tấn công nhầm dân thường.
Gợi ý này của bộ trưởng quốc phòng Nga đẩy Mỹ vào thế khó trong cuộc chiến chống IS. Nhiều năm qua, Washington coi Tổng thống Syria Bashar al-Assad là một nhân tố bất hợp pháp.
Các đợt không kích của Mỹ ở Syria không được công nhận vì Washington không tiến hành nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc hay được Damascus chủ động nhờ cậy để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nga và Mỹ là hai quốc gia ủng hộ các vòng đàm phán hòa bình cho Syria ở Geneva. Các bên đã nhất trí lệnh ngừng bắn ở Syria, tuy nhiên các nhóm Hồi giáo cực đoan như IS hay Al Nusra không tham gia lệnh ngừng bắn này.
Mỹ liên tục khước từ các đề nghị cùng tham gia các hoạt động quân sự với chính phủ Syria, bao gồm cả chiến dịch không kích của Nga ở Syria bắt đầu từ tháng 9/2015.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ: Phiến quân IS đang co cụm, thủ lĩnh lo sợ bị không kích
Đặc phái viên Mỹ Brett McGurk khẳng định chiến dịch tái chiếm Mosul từ Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đạt nhiều tiến triển. Các thủ lĩnh IS luôn lo sợ trở thành mục tiêu không kích tiếp theo.
"IS đang co cụm và chỉ còn cách phòng thủ", Reuters dẫn lời ông McGurk, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Barack Obama phụ trách cuộc chiến chống IS nói tại một cuộc họp báo ở thủ đô Amman, Jordan.K
Khủng bố gần đây đã liên tiếp tiến hành các vụ đánh bom liều chết do chúng đang "suy yếu từng ngày" tại Iraq. Điều này thể hiện qua việc phiến quân mất dần các vùng chiếm đóng.
Lính thủy đánh bộ Mỹ nã pháo M777A2, hỗ trợ lực lượng Iraq mở đợt tấn công tái chiếm Mosul hồi tháng Ba.
Theo ông McGurk, liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành các đợt không kích với độ chính xác cao ở Mosul hàng ngày.
Hiện IS chỉ kiểm soát 14% lãnh thổ Iraq, thay vì 40% như năm 2014. Phiến quân cũng gặp khó khăn trong việc chiêu mộ tân binh cũng như mất dần khả năng tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn như trước đây.
Ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong chiến dịch chống IS là tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo, đánh vào nguồn tài chính và ngăn chặn làn song các chiến binh nước ngoài đến gia nhập khủng bố ở Iraq và Syria.
Ông McGurk cho rằng việc liên quân tích cực truy tìm và tiêu diệt các thủ lĩnh IS đã khiến cho những lãnh đạo còn lại của nhóm khủng bố này "cảm thấy đặc biệt lo lắng và họ nên lo lắng".
Bên cạnh mục tiêu giải phóng Mosul, liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu cũng sớm gây sức ép lên khủng bố ở thủ phủ tự xưng Raqqa trong vài tuần hoặc vài tháng tới.
Cho đến nay, các chiến đấu cơ của liên quân đã tiến hành hơn 12.000 đợt không kích nhằm vào khủng bố IS, giúp quân đội Iraq giành lại nhiều địa bàn chiến lược.
Ông McGurk cũng đề cập đến tổn thất của IS tại thị trấn chiến lược Shahadi ở phía đông bắc Syria hồi tháng Hai. IS đã để mất thị trấn này vào tay lực lượng dân chủ SDF do Mỹ hậu thuẫn.
"Chúng tôi không muốn quân đội Mỹ quét sạch các thành phố này... Chúng tôi tin rằng một phương án bền vững chính là người dân địa phương có thể giành lại các khu vực và nhà ở của họ", ông McGurk nói.
"Hiện vẫn cần nhiều thời gian để lực lượng quân sự địa phương làm được điều đó. Đó là những hoạt động thực tế mà liên quân đạt được".
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Liên quân tấn công nhấn chìm cơ sở chế bom của IS trong biển lửa Một địa điểm trọng yếu được IS sử dụng làm căn cứ chế tạo bom và các phương tiện gây nổ trong các vụ tấn công liều chết ở Iraq đã bị liên quân phá huỷ. Ngày 1.5, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết trong hai ngày 29 và 30.4, quân đội Pháp và Mỹ đã cùng triển khai hai đợt không kích...