Nga đệ đơn lên Liên Hợp Quốc yêu cầu ngừng chỉ trích Donald Trump
Nga đã đệ một đơn liên Liên Hợp Quốc yêu cầu một quan chức cấp cao của cơ quan này ngừng chỉ trích ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump, hãng tin AP dẫn nguồn ngoại giao thạo tin cho biết.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin. (Ảnh: AFP)
Phản đối quan chức Liên Hợp Quốc chỉ trích Trump
Nguồn tin cho biết, tháng trước, phía Nga đã đệ đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc về việc cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Zeid Ra’ad al-Hussein, đã chỉ trích ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã giận dữ phản đối hai bài phát biểu của ông Zeid chỉ trích ông Trump và một số nhà lãnh đạo châu Âu
“Ông Zeid hết lần này đến lần khác vượt quá giới hạn, chúng tôi không hài lòng về điều đó”, Telegraph dẫn lời đại sứ Nga Churkin ngày 6/10 cho biết.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Thực tế, cách đây 3 tháng, trong bài phát biểu tại Cleveland trước thềm hội nghị đảng Cộng hòa, ong Zeid nói rằng: “Ở cách chỗ tôi đang nói này chưa đầy 300km, một ứng viên sáng giá có thể trở thành tổng thống đất nước này cách đây vài tháng đã tuyên bố ông ấy ủng hộ biện pháp tra tấn tù nhân”. Ông Zeid đề cập đến bài phát biểu hồi tháng 1 của ông Trump tại bang Ohio rằng, nếu đắc cử ông sẽ khôi phục hình thức tra tấn dìm nước, và các biện pháp thẩm vấn thậm chí kinh khủng hơn đối với các nghi phạm khủng bố.
Đến hôm 5/9, ông Zeid tiếp tục công kích ứng viên Trump và một số nhà lãnh đạo châu Âu trong bài phát biểu tại The Hague (Hà Lan), ví hành động cấm người tị nạn của họ giống quan điểm cấm người Hồi giáo vào Mỹ của ông Trump.
Hiện Liên Hợp Quốc cũng như chiến dịch tranh cử của ông Trump đưa ra bất cứ bình luận nào về những thông tin trên.
Mỹ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống
Hai ứng viên tổng thống Mỹ. (Ảnh: Getty)
Những người theo thuyết âm mưu từ lâu cho rằng ông Trump có mối quan hệ đặc biệt với Nga và rằng Nga đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm nay của Mỹ.
Tuy nhiên, hôm qua 7/10, chính phủ Mỹ chính thức cáo buộc Nga đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử thông qua việc tấn công hệ thống mạng của đảng Dân chủ cũng như một số tổ chức và chính trị gia quan trọng, lấy cắp và tiết lộ các email trong nội bộ đảng Dân chủ.
Thông báo của Bộ Nội An Mỹ (DHS) và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) nêu rõ, cộng đồng tình báo Mỹ “chắc chắn rằng chính phủ Nga đã chỉ đạo những vụ đánh cắp email gần đây từ các cá nhân và tổ chức Mỹ, bao gồm nhiều tổ chức chính trị của Mỹ”. Tuy nhiên, Điện Kremlin nói rằng, những cáo buộc trên là “vô căn cứ”.
Cáo buộc được đưa ra chỉ 2 ngày trước khi diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp thứ 2 giữa ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Hillary Clinton và ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Bà Clinton được cho là đang chiếm lợi thế hơn trong khi ông Trump gần đây liên tiếp hứng chỉ trích do các video phát tán liên quan đến việc ông xuất hiện trong phim người lớn của Playboy, hay cách nói năng khiếm nhã của ông với phụ nữ.
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Trump "kinh tế hóa chính trị" thành công, khả năng kịch bản năm 2000 lặp lại
Ông Trump đã chứng minh rằng, một doanh nhân lọc lõi khi bước vào đời sống chính trị cũng lọc lõi không kém, chứ không phải non nớt hay mơ hồ.
Cuộc bầu cử Tổng thổng thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là diễn ra. Cuối cùng thì một cuộc đua được xem là bất ngờ nhất trong lịch sử các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã được xác định, giữa Donald Trump đại cho đảng Cộng hoà và Hillary Clinton đại diện cho đảng Dân chủ.
Sự hoạt náo của ứng cử viên Donald Trump đã làm cho các cuộc đua tranh trong giai đoạn bầu cử sơ bộ sôi động nhất từ trước tới nay. Ông Trump đã làm được điều không thể tin được trong lịch sử đời sống chính trị tại Mỹ thời hiện đại.
Sự kiện này có độ khó tin ngang với sự kiện Franklin Roosevelt được giới thiệu tranh cử Tổng thống Mỹ lần thứ 4.
Còn ứng cử viên Hillary Clinton thì đã tạo ra nhiều cái đầu tiên trong lịch sử của nước Mỹ.
Ví như lần đầu một nữ ứng cử viên được đề cử chính thức ra tranh cử Tổng thống Mỹ, lần đầu tiên có một gia đình cả hai vợ chồng đều là ứng viên của đảng chính trị lớn ra tranh cử Tổng thống Mỹ, và Hillary Clinton còn có thể nối tiếp kỷ lục một cặp vợ chồng đều là Tổng thống Mỹ, nếu bà thắng cử.
Năm 2000, George Bush chiến thắng Al Gore trong một cuộc bầu cử Tổng thống gay cấn bậc nhất trong lịch sử chính trị nước Mỹ. Ảnh: content.usatoday.com.
Tuy chưa tới giai đoạn tranh luận trực tiếp trên truyền hình nên cả hai ứng viên chưa có dịp trực tiếp "so tài cao thấp", song qua bộc lộ của cả hai ở giai đoạn bầu cử sơ bộ có thể nhận thấy, tương quan giữa ông Donald Trump và bà Hillary Clinton như "người tám lạng, kẻ nửa cân".
Và các cuộc thăm dò gần đây cũng cho thấy điều đó. Vì vậy cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới sẽ rất gay cấn. Khoảng giữa người chiến thắng - kẻ chiến bại là rất mong manh.
Thậm chí kịch bản Bush - Gore trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 có thể lặp lại: Kết quả bầu cử phải nhờ tới sự phân định bởi Toà án tối cao của nước Mỹ.
Donald Trump thiên biến vạn hóa, cử tri Mỹ khó lựa chọn
Cho đến lúc này, những sách lược tranh cử của ứng viên Donald Trump đã khiến cho tất cả giới phân tích, bình luận đều bị việt vị.
Rất nhiều ý khiến cho rằng, ngay từ khi đăng ký tham gia cuộc đua tranh tìm ứng viên cho đảng Cộng hoà ra tranh cử Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ứng viên Donald Trump không có chiến lược tranh cử.
Tỷ phú Donald Trump được cho là đã rất thành công trong việc vận dụng các nguyên tắc kinh doanh vào hoạt động chính trị.
Nguyên tắc linh hoạt và tính hiệu quả được ông Trump và đội ngũ cố vấn chính trị vận dụng trong việc hiệu chỉnh qua mỗi lần ông phát biểu, qua mỗi sự kiện hay qua từng cuộc thăm dò có kết quả ngoài dự đoán.
Ông Trump đã chứng minh rằng, một doanh nhân lọc lõi khi bước vào đời sống chính trị cũng lọc lõi không kém, chứ không phải non nớt hay mơ hồ.
Trump đã quá thành công trong việc biến cuộc đua tranh ở giai đoạn bầu cử sơ bộ thành một phi vụ trong hoạt động kinh tế, chứ không phải như một điệp vụ trong hoạt động chính trị truyền thống.
Như người viết đã từng phân tích qua bài "Rung chà cá nhảy", ông Trump không chấp nhận "được ăn cả ngã về không", không chịu "mất cả chì lẫn chài" nếu bị rơi rụng trên đường đua.
Nghĩa là với Trump, nếu ông phải dừng bước lúc nào thì lợi ích của ông sẽ tính tới điểm đó. Cuộc đua với ông càng dài thì lợi ích trong phi vụ "kinh tế hoá chính trị" này càng lớn.
Chính vì điều đó khiến cho vị tỷ phú cứ ăn nói bạt mạng, cứ điều gì mà khiến ông cảm thấy có lợi cho phi vụ "kinh tế hoá chính trị"của mình là ông lên tiếng.
Nguyên tắc đầu tiên nhất trong xây dựng hình ảnh với khách hàng trong kinh doanh là phải làm sao cho họ biết đến mình, biết đến sản phẩm của mình đã được ông Trump áp dụng tối đa.
Tiếp theo đó là nguyên tắc gây ấn tượng. Trong thời đại của kỹ thuật số, của thế giới phẳng, của mạng xã hội thì việc tạo xì- căng - đan là cách gây ấn tượng mạnh nhất.
Donald Trump đã vận dụng xuất sắc điều ấy trong đường đua. Ông nói điều công chúng quan tâm, điều gây thất vọng hay bực mình cho công chúng...nói chung là ông nói tất cả những gì có thể gây sốc.
Khi những xì - căng - đan trong việc thể hiện quan điểm bị phản ứng trái chiều từ công chúng hay bị nhận diện không tốt cho giá trị Mỹ, thì đội ngũ cố vấn của ông sẽ ghi nhận và điều chỉnh quan điểm cho ông.
Điều đó khiến cho ứng cử viên Donald Trump có thiện cảm hơn với người Mỹ khi biết lắng nghe và sửa đổi phù hợp. Thế là ông hiểu được người Mỹ cần gì ở ông.
Theo quan niệm chính trị truyền thống thì thời điểm này chưa phải là lúc các quốc gia bảy tỏ quan điểm về chính trường Mỹ hậu bầu cử - nghĩa là quan điểm vể chính phủ Mỹ khi Toà Bạch Ốc đổi chủ.
Vì điều đó chỉ được thể hiện khi bộ máy chính phủ mới được kiện toàn và những chính sách của chính phủ mới được công bố.
Vậy nhưng, ứng viên Donald Trump đã làm đảo lộn cái truyền thống ấy, khi ông khiến cho nhiều quốc gia đã phải có chính kiến về nước Mỹ của Trump.
Thậm chí còn có nước công khai những thay đổi nhân sự hoặc kế hoạch hành động, nhằm tiếp cận hay đối phó với nước Mỹ của Trump. Điều đó cho thấy, Trump đã làm thay đổi nước Mỹ, dù ông có thắng cử hay không.
Không thay đổi sao được khi lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ chưa một ứng cử viên nào gặp phản ứng tiêu cực của giới lãnh đạo cả hai đảng lớn tại Mỹ như Trump.
Trong lịch sử chính trị hiện đại của nước Mỹ chưa một ứng cử viên nào bị chính phủ đương nhiệm gây bất lợi như Trump, khi Tổng thống Obama lên tiếng khẳng định Donald Trump không thể làm Tổng thống.
Giới chính trị Mỹ không muốn, thậm chí tìm cách ngăn cản Donald Trump bước vào Toà Bạch Ốc. Vậy nhưng Trump vẫn cứ tiến từng bước vững chắc với tỷ lệ ủng hộ bất ngờ.
Trump đã khiến cho không một ứng viên nào của đảng Cộng hoà bám theo ông tới 2/3 quãng đường trong cuộc đua tranh ở giai đoạn bầu cử sơ bộ của đảng.
Việc ông Trump gạt hàng chục ứng viên để một mình một ngựa trong đoạn đường khá dài khiến cho giới chính trị Mỹ giật mình và điều đó chứng tỏ thách thức với bà Hillary là rất lớn.
Hillary Clinton đang yếu thế
Có thể thấy rằng, hiện tại bà Hillary Clinton đang bị yếu thế hơn ông Donald Trump về đối nội và ngược lại bà mạnh hơn về đối ngoại.
Vậy nhưng, trong đối ngoại thì bà Hillary lại có những điểm yếu "chết người".
Có lẽ việc bà phải gánh chịu trách nhiệm với thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử ngoại giao nước Mỹ thời hiện đại, khi Đại sứ Mỹ tại Libya bị sát hại là vết đen lớn nhất.
Người viết đã phân tích trong bài "Nhạt nhoà và dang dở", việc chính quyền Obama nhanh chóng kết nối ngoại giao chính thức với đội quân ô hợp của chính phủ Libya thời hậu Gaddafi là một quyết định sai lầm.
Chính quyền Obama đã nhận định sai về tình hình chính trị - xã hội Libya sau khi nhà độc tài bị lật đổ. Sai lầm đó đã phải trả giá.
Với cương vị là người đứng đầu ngành ngoại giao của nước Mỹ trong thời kỳ đó, bà Hillary Clinton phải chịu trách nhiệm chính về cái chết của Đại sứ Chris Stevens.
Chris Stevens là người đã đánh đổi mạng sống của mình cho những hy vọng của nước Mỹ khi lật đổ chế độ của Đại tá Gaddafi. Song đền giờ phút này cái chết của Đại sứ Stevens gần như vô nghĩa.
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đang chịu nhiều bất lợi bởi những sai lầm trong quan hệ đối ngoại của chính quyền Obama. Ảnh minh họa: abcnews.go.com.
Nước Mỹ không thể trả đũa hay trừng phạt Libya vì chẳng biết trừng phạt ai trong cái chính phủ ô hợp tại đất nước Châu Phi này.
Cho đến hiện nay nước Mỹ vẫn chưa nắm được một cái gì tại Libya, bởi một đất nước đang có hai chính phủ tồn tại song song và xung đột sắc tộc ngày càng gia tăng, có nguy cơ hình thành nội chiến.
Sai lầm đó của bà Hillary Clinton khiến bà gần đây vẫn phải đối mặt với những điều trần và thẩm vấn của cơ quan điều tra và an ninh Mỹ. Bà vẫn chưa được kết luận vô can trong vụ việc này.
Trong khi đó, Hillary Clinton còn bị chỉ trích nặng nề khi ủng hộ Obama chuyển trục chiến lược đối ngoại sang Châu Á - Thái Bình Dương, trong khi chưa xây được nền móng vững chắc tại đây.
Điều đó khiến cho Mỹ đối phó kém hiệu quả với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Nếu như rước đây, trục chiến lược đối ngoại của Mỹ ở Châu Âu và Địa Trung Hải thì Mỹ chỉ chia sẻ lợi ích với đồng minh bên bờ đông Đại Tây Dương, còn hiện nay khi chuyển trục sang Châu Á - Thái Bình Dương thì Mỹ phải chia sẻ tầm ảnh hưởng và lợi ích với đối thủ đầy nguy hiểm.
Giới chính trị Mỹ chỉ trích nặng nề chính sách đối ngoại của chính quyền Obama khi giảm tầm trong quan hệ với các đồng minh chiến lược bên bờ đông Đại Tây Dương, nhưng lại không kiềm chế được sự tác oai tác quái của Trung Nam Hải.
Điều đó khiến cho nước Mỹ "đi mắc núi trở lại mắc sông" trong thế đối mặt Bắc Kinh nhưng không thể tựa lưng vào những đồng minh cũ.
Vì vậy, đã có nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng, Biển Đông chính là chìa khoá giúp cho bà Hillary chiến thắng ông Trump.
Tuy nhiên, người viết lại cho rằng Biển Đông chính là rào cản với bà Hillary và có thể nước Mỹ của Obama phải chấp nhận một số nhượng bộ với Trung Quốc để Biển Đông không là vấn đề nóng, để giảm bất lợi cho Hillary.
Hậu quả bởi những sai lầm trong quan hệ đối ngoại của chính quyền Obama cộng hưởng cùng sơ xuất khi sử dụng email cá nhân cho công việc, xì - căng - đan rò rỉ email của đảng Dân chủ trước kỳ đại hội đảng vừa qua, khiến cho cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đánh mất những lợi thế vốn có của mình trước tỷ phú Donald Trump
Tình hình hiện tại trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 cho thấy một cuộc đua tranh kiểu Bush - Gore năm 2000 có thể lặp lại.
Khi đó các kết quả thăm dò trước cuộc bầu cử đều cho thấy Phó Tổng thống đương nhiệm luôn có lợi thế trước Thống đốc bang Texas và việc đảng Dân chủ làm chủ Toà Bạch Ốc ba nhiệm kỳ liên tiếp đã có thể nhận diện.
Vậy nhưng kết quả cuối cùng thì G.Bush được công nhận là người chiến thắng khi kết quả bầu cử tạo ra một nghịch lý là ứng cử viên được nhiều người dân Mỹ lựa chọn hơn đã thất bại.
Hiện nay, ứng cử viên Hillary Clinton đang nhận được nhiều sự ủng hộ hơn qua các cuộc thăm dò. Nhưng điều đó chưa đủ đảm bảo đảng Dân chủ có thể chiến thắng lần thứ ba liên tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống tại xứ cờ hoa.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Ai đứng sau vụ rò rỉ nghi án trốn thuế chấn động của tỷ phú Donald Trump? Các phóng viên của New York Times đã quyết tâm đưa nghi án trốn thuế suốt 20 năm của tỷ phú Donald Trump, ứng viên tổng thống Mỹ đại diện đảng Cộng hòa, ra trước dư luận trong bối cảnh cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn nước rút. Tỷ phú Donald Trump. Khi phóng viên Susanne Craig của...