Nga dễ dàng “đè bẹp” NATO ở Đông Âu trong 60 giờ?
Cấu trúc lực lượng quân sự NATO ở Đông Âu là quá mỏng và không thể chống đỡ trước đợt tấn công chớp nhoáng của Nga nhằm vào các quốc gia láng giềng như Latvia, Lithuania và Estonia.
Ảnh minh họa.
Theo National Interest, đây là nghiên cứu mới nhất dựa trên các kịch bản chiến tranh do Tập đoàn RAND thực hiện. RAND kết luận NATO sẽ cần bổ sung một lượng lớn bộ binh so với hiện nay nếu như muốn đảm bảo khả năng phòng thủ ở Đông Âu.
Nghiên cứu kêu gọi NATO áp dụng chiến lược giống như thời Chiến tranh Lạnh. Khi đó, quân đội Mỹ đồn trú ít nhất vài trăm ngàn binh sĩ ở châu Âu như một cách để ngăn chặn Nga tấn công. Hiện Mỹ có 30.000 quân đóng tại châu Âu.
RAND khẳng định, không có lực lượng răn đe tương đương 7 lữ đoàn, bao gồm 3 lữ đoàn cơ giới hạng nặng và các chiến đấu cơ đóng vai trò yểm trợ để bảo vệ châu Âu, NATO có thể để mất các nước Baltic chỉ trong 60 giờ.
“NATO không thể bảo vệ lãnh thổ cho các nước thành viên vốn dễ bị tấn công nhất. Thời gian dài nhất để Nga có thể tiếp cận thủ đô của Estonia hay Latvia chỉ 60 giờ. Đợt tấn công chớp nhoáng như vậy sẽ khiến cho NATO không kịp trở tay, rơi vào thế bị động”, nghiên cứu của RAND cho biết.
Lực lượng NATO trong một cuộc tập trận.
Video đang HOT
RAND cho rằng, nếu để mất các nước Baltic vào tay Nga, NATO chỉ có 3 lựa chọn. Dễ nhận thấy nhất, NATO sẽ liều lĩnh phản công với thương vong lớn mà nhiều khả năng chỉ có thể hòa chứ chưa chắc đã chiến thắng.
Khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân cũng được tính đến nhưng điều này sẽ đi ngược lại với triết lý cắt giảm và hạn chế sử dụng vũ hủy diệt của Mỹ. Cuối cùng, nếu chấp nhận để Nga kiểm soát các nước Baltic, NATO có thời gian để khôi phục sức mạnh của liên minh nhưng đồng thời sẽ khiến các nước trong khối dao động bởi NATO đã thất bại trong việc bảo vệ đồng minh.
“Không có các hệ thống phòng không tầm ngắn và lực lượng NATO vốn trang bị tối thiểu, NATO chỉ có thể dựa vào sức mạnh của các chiến đấu cơ. Nhưng các máy bay NATO với số lượng hạn chế sớm muộn cũng sẽ bị Nga tiêu diệt’, RAND phân tích. “Kết quả là NATO chịu thiệt hại nặng nề”.
Khả năng Nga tấn công Latvia, Lithuania, Estonia hay thậm chí cả Ukraine trong trường hợp xung đột xảy ra là rất lớn. Những nước này đều từng thuộc Liên Xô và có cộng đồng người dân nói tiếng Nga sinh sống. “Nga hoàn toàn có lý do để phát động chiến tranh”.
Lực lượng Mỹ hiện diện ở Latvia.
Lường trước rủi ro này, Lầu Năm Góc đã kêu gọi tăng cường nguồn lực, bổ sung lực lượng trên khắp châu Âu trong những năm tới. Nhưng hiện chưa rõ mức độ tăng cường quân sự NATO có tương xứng với cảnh báo của RAND hay không, tác giả Kris Osborn, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng “Scout Warrior” (Mỹ) nhận định.
Quan chức quân đội Mỹ ở châu Âu nói, việc bổ sung thêm lực lượng chiến đấu đến châu Âu là điều đang được tính đến. “Chúng tôi có kế hoạch tăng cường các đơn vị quân đội luân phiên đến châu Âu. Kế hoạch bổ sung chiến đấu cơ vẫn chưa rõ ràng”, nữ phát ngôn viên quân đội Mỹ ở châu Âu, bà Cathy Brown Vandermaarel nói.
Việc tăng cường thêm các cuộc tập trận nhằm răn đe Nga, rằng các đồng minh NATO có đủ khả năng để điều quân và lực lượng cơ giới trên toàn châu Âu trong thời gian ngắn, bà Vandermaarel nói thêm.
Nghiên cứu của RAND khẳng định, dù tốn kém nhưng bổ sung thêm các lữ đoàn là điều cần thiết đối với NATO trong tình cảnh hiện tại.
Theo Đăng Nguyễn – NI (Dân Việt)
2 vấn đề lớn NATO không muốn bàn với Nga
Việc NATO triển khai quân ở dọc biên giới Nga và triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu là hai vấn đề NATO không muốn bàn với Nga mặc dù Nga đã chủ động "mở lời".
Hãng tin Sputnik đưa tin, Nga muốn thảo luận với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hai vấn đề lớn, một là việc khối liên minh quân sự này tăng quân ở Đông Âu, hai là NATO triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu. Tuy nhiên, cả hai vấn đề này NATO đều từ chối thảo luận với Nga tại cuộc họp Hội đồng Nga-NATO (NRC) mới đây nhất, nhà phân tích quốc phòng Igor Korotchenko cho hay.
Hội nghị NRC diễn ra hôm 13-7, vài ngày sau khi NATO tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw (Ba Lan). Tại đây, liên minh đã chính thức thông qua việc triển khai bốn nhóm lực lượng tác chiến đa quốc gia ở Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan. Đây là vấn đề lớn đầu tiên mà Nga muốn bàn với NATO.
"Nga muốn biết nguyên nhân đằng sau quyết định triển khai các nhóm tác chiến này ở gần biên giới Nga của NATO. Không có một nhu cầu thực tiễn nào cho vấn đề này. Nhưng NATO đã từ chối thảo luận" - Igor Korotchenko , tổng biên tập của tạp chí Russian National Defense viết.
NATO tập trận ở Ba Lan hồi 7-6. Ảnh: AFP
Việc khối kiên quyết tăng cường hiện diện ở miền Đông bắt nguồn từ những gì nhà phân tích này cho rằng "đây là sự phản ứng cuồng loan" từ sự tưởng tượng ra mối đe dọa xuất phát từ Nga.
Hệ thống chiến đấu Aegis do Mỹ triển khai ở Romania nằm một phần trong tổ hợp hệ thống tên lửa ở châu Âu , cũng là chủ đề được đưa ra trên bàn nghị sự. NATO có kế hoạch lắp đặt một hệ thống tên lửa tượng tự ở Ba Lan trong hai năm nữa. Giới chức Mỹ và NATO đều nói rằng sáng kiến này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ một quốc gia khác, cụ thể là Iran.
Tuy nhiên, Moscow lo ngại rằng hệ thống này trên thực tế là nhằm làm "teo tóp" khả năng hạt nhân của Nga, bởi Iran đã ký kết một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với các quốc gia P5 1 nên sẽ không còn được xem là một mối đe dọa tiềm ẩn nữa.
Chuyên gia Korotchenko nhấn mạnh rằng lá chắn tên lửa của NATO ở châu Âu có tác động gây bất ổn cho quân đội và tình hình chính trị ở lục địa này. Bởi, theo ông, những hệ thống này có thể gây nguy hiểm cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
Chuyên gia phân tích trên cũng nói rằng Hệ thống chiến đấu Aegis đã xâm phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 bởi chúng có thể được sử dụng để phóng các loại vũ khí tấn công, trong đó có cả tên lửa hành trình Tomahawk.
"Chúng tôi muốn thảo luận vấn đề này với NATO nhưng khối đã không hề đáp lại", ông nói.
Ông Korotchenko cho hay NATO tỏ ra chần chừ trước quyết định xem xét đề xuất của Nga về vấn đề an toàn của các chuyến bay trên không phận biển Baltic. Moscow đã đề nghị bật bộ phát sóng tín hiệu nếu Nga và các quốc gia NATO đồng thời bay trên không phận khu vực này. Tổng thống Nga Putin cũng đã đề cập sáng kiến này trong suốt chuyến thăm tới Phần Lan gần đây.
"Liên minh đã nói rằng khối sẽ nghiên cứu đề xuất này của Nga. Có gì phải nghiên cứu? Điều này quá rõ ràng: khi bộ phát sóng tín hiệu bật lên, NATO có thể nhìn thấy máy bay Nga và Nga cũng vậy. Nhưng NATO không có thiện chí đối với đề xuất này" - ông nói.
Cuối cùng, ông Korotchenko kết luận đây là cách tiếp cận của NATO trước mọi vấn đề được đem ra trên bàn nghị sự của cuộc họp Hội đồng Nga-NATO.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Tổng thống Belarus vô tình khơi mào trào lưu thoát y nơi công sở Lời kêu gọi nỗ lực phát triển công nghệ của Tổng thống Belarus đã bị người dân hiểu theo nghĩa đen thành "thoát y và đổ mồ hôi cho công việc". Hàng nghìn người dân Belarus đã hưởng ứng "lời kêu gọi" của tổng thống. Ảnh: Instagram Theo Guardian, thực chất Tổng thống Alexander Lukashenko muốn khuyến khích người dân "nâng cao bản...