Nga đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Triều Tiên
Nga và CHDCND Triều Tiên vừa nhất trí hướng tới việc chi trả bằng đồng rúp cho các giao dịch thương mại giữa hai bên và áp dụng thêm nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
Nga đang muốn đầu tư vào khu công nghiệp liên Triều Kaesong – Ảnh: Reuters
Đó là kết quả từ chuyến thăm của một phái đoàn Nga tới Triều Tiên trong năm ngày, kết thúc vào ngày 28.3.
Hãng tin RIA-Novosti dẫn thông cáo từ Bộ Phát triển Viễn Đông của Nga nói rõ trong các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, Triều Tiên sẽ nới lỏng thủ tục thị thực và cho phép các công ty Nga đầu tư vào các đặc khu kinh tế của mình.
Hai bên cũng đã xác định nhiều lĩnh vực cần tăng cường hợp tác, trong đó có hợp tác kỹ thuật và hiện đại hóa ngành khai thác mỏ, công nghiệp ô tô và nhà máy điện của Triều Tiên.
Trong chuyến thăm trên, phía Nga còn đề nghị cho phép các doanh nghiệp của họ được đầu tư vào khu công nghiệp chung liên Triều Kaesong.
Video đang HOT
Ngoài ra, phía Nga tái khẳng định lợi ích của hai nước khi tham gia vào những dự án chung với Hàn Quốc.
Theo hãng tin Yonhap, các cuộc thảo luận về dự án kết nối Đường sắt xuyên Siberia (TSR) với đường đường sắt liên Triều (TKR) đã diễn ra hơn một thập niên nhưng chưa có tiến triển do bị vấn đề địa chính trị cản trở. Hàn Quốc và Nga cũng đang bàn về dự án xây dựng đường dẫn khí đốt giữa hai nước đi qua Triều Tiên.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức Nga đang muốn tìm thị trường mới cho các doanh nghiệp nước này theo sau vụ phương Tây đưa ra biện pháp trừng phạt nhằm phản đối việc Moscow sáp nhập Crimea.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 19.3, một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký Hiệp ước sáp nhập Crimea, ông Igor Sechin-chủ tịch tập đoàn năng lượng lớn nhất nước này Rosneft- cảnh báo với các chính phủ phương Tây rằng thêm các biện pháp trừng phạt về việc Nga sáp nhập Crimea sẽ phản tác dụng.
Thông điệp này từ người đứng đầu Rosneft đã rất rõ: Nếu châu Ấu và Mỹ cô lập Nga, Moscow sẽ hướng Đông để tìm kiếm những thỏa thuận năng lượng, kinh doanh, hợp đồng quân sự và thậm chí liên minh chính trị mới, theo Reuters.
Theo TNO
John Kerry: "Nhắm mắt vẫn nhớ được Việt Nam"
Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ sẽ bắt đầu chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam, nơi ông đã từng tham chiến cách đây hơn 40 năm.
Ngày 14/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ bắt đầu chuyến công du đến Việt Nam và sau đó sẽ đến thăm Philippines trong một nỗ lực nhằm nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á sau khi sự vắng mặt của Tổng thống Barack Obama tại một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 10 đã khiến Trung Quốc trở thành tâm điểm chú ý của khu vực.
Tổng thống Obama đã bỏ lỡ hội nghị thượng đỉnh ASEAN được tổ chức ở Brunei cách đây 2 tháng khi chính phủ Mỹ bị đóng cửa vì khủng hoảng ngân sách. Sự vắng mặt của ông tại hội nghị này đã gây ra những nghi vấn về chiến lược hướng tới châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới thăm Việt Nam vào ngày 14/12
Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định: "Mỹ đang muốn khắc phục những hậu quả do sự mờ nhạt của họ trong hội nghị tại Brunei. Trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ, Việt Nam là một đối tác chiến lược lớn ở Đông Nam Á."
Ông Kerry đặt chân đến thành phố Hồ Chí Minh trong ngày hôm nay để bắt đầu chuyến công du tới Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc vừa công bố thiết lập khu vực nhận diện phòng không mới trên biển Hoa Đông làm gia tăng căng thẳng với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Kerry tới Việt Nam trên tư cách là Ngoại trưởng Mỹ. Đây được coi là một hành động biểu tượng cho việc gác lại quá khứ giữa hai quốc gia Việt-Mỹ, bởi ông Kerry là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và tham gia tích cực vào phong trào phản chiến sau khi trở về Mỹ. Trên cương vị là một Thượng nghị sĩ, ông Kerry đã thúc đẩy mạnh mẽ việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào giữa những năm 1990.
Trong một đoạn video được đăng trên website của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ông Kerry đã phát biểu: "Rõ ràng là tôi đã già hơn, tóc đã bạc hơn một chút so với lần đầu tiên tôi đặt chân đến Việt Nam với tư cách là một sĩ quan hải quân trẻ măng mới ra lò. Nhưng giờ đây tôi vẫn có thể nhắm mắt và nhớ lại được những gì tôi đã thấy trong cuộc chiến tranh ở đất nước các bạn."
John Kerry (thứ 2 từ trái sang) trong thời gian tham chiến ở Việt Nam
Trong chuyến công du tới Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng lần này, ông Kerry sẽ tới thăm đồng bằng sông Cửu Long, nơi ông đã tham chiến trong cuộc chiến tranh, và sau đó sẽ bay ra Hà Nội. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong chuyến thăm này ông Kerry sẽ tập trung vào các lĩnh vực thương mại, giáo dục, biến đổi khí hậu và năng lượng tự nhiên.
Theo bà Virginia Foote, CEO của hãng tư vấn Bay Global Strategies LLC ở Hà Nội, hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chắc chắn sẽ là một trong những vấn đề hàng đầu được ông Kerry và chính phủ Việt Nam thảo luận trong chuyến thăm lần này.
Bà Foote cho rằng Việt Nam sẽ mong muốn Mỹ giảm bớt hàng rào thuế quan đang ở mức cao đối với các sản phẩm may mặc và giày da xuất khẩu. Bà cho biết: "TPP sẽ là một cú hích lớn để nâng cao danh tiếng của Việt Nam trên toàn cầu."
Ngoài vấn đề về hợp tác thương mại, dự kiến trong chuyến thăm lần này ông Kerry sẽ cùng các quan chức Việt Nam thảo luận nhiều vấn đề khác mà hai nước cùng quan tâm, trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Theo Khampha
Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga họp khóa 16 Sáng 16/10, tại Hà Nội, khóa họp thứ 16 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-LB Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật đã chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của hai đồng Chủ tịch, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Thủ tướng thứ nhất LB Nga Igor Ivanovic Shuvalov. Hai Phó Thủ...