Nga đẩy mạnh đào tạo an ninh mạng cho quân đội
Quân đội Nga đã phát động một chương trình đào tạo an ninh mạng mới cho học viên quân đội trẻ, tại một học viện quân sự ở St. Petersburg, hãng tin RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Bộ Quốc phòng Nga ra chương trình mới đào tạo an ninh mạng cho học viên tại một học viện quân sự ở St. Petersburg – Ảnh: Reuters
“Sáng kiến giáo dục độc đáo đã được thành lập tại Học viện quân sự về Công nghệ thông tin theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng”, RIA Novosti ngày 1.9 dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.
Học viên tham gia chương trình này sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan tới an ninh mạng. Học viện cũng sẽ cung cấp các lớp chuyên ngành tập trung vào công nghệ mạng, phần cứng đa phương tiện, phần mềm và robot, theo The Moscow Times.
Thông báo của Bộ Quốc phòng trùng với ngày học sinh trở lại trường trên toàn nước Nga. Có khoảng 40 học viên đã ghi danh vào Học viện Quân sự về công nghệ thông tin ở St. Petersburg sẽ được chọn tham gia khóa học mới kể trên, xem như một phần trong nỗ lực đào tạo thế hệ binh sĩ chuyên về công nghệ thông tin tiếp theo của Nga.
Thời gian qua, Nga và Trung Quốc gắn liền với các cáo buộc tấn công mạng nhằm vào chính phủ Mỹ. Điều này dẫn tới việc một số quan chức Mỹ đề xuất lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga, theo Reuters.
Video đang HOT
Hồi tháng 7 và tháng 8 qua, Nga cũng bị cho đã lợi dụng Twitter tấn công các mạng máy tính Mỹ cũng như bị cáo buộc cùng Trung Quốc lén đọc email của Ngoại trưởng Mỹ.
Tại Nga, lực lượng quân đội được cho chưa thể bắt kịp với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) về khoản công nghệ thông tin và đào tạo an ninh mạng, The Moscow Times dẫn nhận xét của chuyên gia an ninh mạng Andrei Soldatov.
Bộ Quốc phòng Nga chỉ bắt đầu tập trung vào việc tăng cường an ninh mạng quốc gia trong khoảng 2 hoặc 3 năm nay, gắn chặt với các nghiên cứu về chiến tranh mạng, và Nga cố gắng xây dựng một chiến lược an ninh mạng tầm quốc gia, theo RIA Novosti.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bên trong học viện quân sự do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia phát biểu trước sinh viên ở Học viện Quân sự, ông đã gửi lời cảm ơn Trung Quốc, nước tài trợ cho cả việc xây dựng và vận hành ngôi trường này.
Cố vấn quân đội Trung Quốc (giữa) trao quân hàm cho sinh viên trong buổi lễ tốt nghiệp tại Học viện quân đội ở tỉnh Kampong Speu. Ảnh: Reuters
Học viện Quân sự Campuchia được thành lập năm 1999, nằm ở tỉnh Kampong Speu, cách Phnom Penh khoảng 80 km. Trong bài phát biểu trước các sinh viên tốt nghiệp và một nhóm cố vấn Trung Quốc hồi tháng ba, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Bank đã hết lời ca ngợi cơ sở khang trang này.
Nhắc đến Trung Quốc, ông nói thêm rằng: "Chúng tôi rất biết ơn họ vì họ đã hiểu được những khó khăn của chúng tôi".
Từ năm 2009, hàng năm có khoảng 200 người theo học chương trình kéo dài 4 năm, được xây dựng bởi Bộ Quốc phòng và các cố vấn Trung Quốc, những người làm việc cùng một đội ngũ giảng viên địa phương. Khi sắp tốt nghiệp, các học viên có một thời gian đào tạo bắt buộc kéo dài 6 tháng tại các học viện quân sự ở Trung Quốc.
Nhà trường còn có một khóa học 6 tháng, với khoảng 200 sinh viên theo học mỗi năm. Khoảng một nửa số học viên quân sự của Campuchia đã được đào tạo tại trường này, một cán bộ cho biết.
Trung Quốc chi trả phần lớn chi phí xây dựng học viện và hầu hết chi phí vận hành của trường, nghiên cứu của Reuters cho hay. Bắc Kinh cũng tăng cường đáng kể việc bán vũ khí và viện trợ quân sự cho Phnom Penh, đồng thời còn đầu tư hàng tỷ USD vào nền kinh tế Campuchia.
Năm 2013, Campuchia nhận 12 chiếc trực thăng Harbin Z-9 qua khoản vay 195 triệu USD từ Trung Quốc. Năm sau đó, Trung Quốc cung cấp 26 xe tải và 30.000 bộ quân phục cho Campuchia. Các nhà phân tích xem đây là một trong những nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Học viện này dường như là nỗ lực xây dựng cơ sở quy mô lớn ở Đông Nam Á đầu tiên của Trung Quốc, ông Carl Thayer, chuyên gia an ninh tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố nước này "sẽ tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho học viện, để giúp Campuchia nâng cao khả năng giảng dạy và trình độ đào tạo học viên". "Viện trợ không đi kèm điều kiện chính trị, và sẽ không làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba", bộ này nói.
Sinh viên tốt nghiệp học viện quân đội này thường có con đường thăng tiến nhanh chóng. "Họ được bổ nhiệm vào các vị trí có ảnh hưởng, bao gồm cả lữ đoàn trưởng", một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên nói. "Họ nắm giữ các vị trí có thể ra quyết định trong lực lượng chiến đấu".
"Trung Quốc muốn được nhìn nhận như một cường quốc giúp Campuchia trong những khoảng thời gian cần thiết", một sĩ quan tốt nghiệp, đóng tại biên giới Campuchia - Thái Lan nói.
"Đối với Trung Quốc, đây là khởi đầu của một chiến lược lâu dài, nhằm gây ảnh hưởng trong quân đội Campuchia bằng cách đào tạo những người này. Trung Quốc cũng lưu giữ thông tin rất cụ thể về các học viên", ông Thayer nói.
"Không có nơi nào ở Đông Nam Á mà ảnh hưởng của Trung Quốc lại mạnh như ở quốc gia này", ông Thayer nhận định.
Phương Vũ
Theo Reuters
Gã hàng xóm tàn ác Ilya Komarov (ảnh) là học viên Học viện Quân sự Saint Petersburg thuộc Bộ Nội vụ của Nga. Để có tiền chu cấp cho cô người yêu đỏng đảnh, Komarov đã phải "xoay các kiểu" và hắn đã giết hại dã man vợ và con của một nhân viên lực lượng đặc nhiệm chống ma túy để cướp tài sản. Kẻ giết người...