Nga đầu tư hơn 12 tỷ USD xây nhà máy điện hạt nhân ở Bangladesh
Bangladesh và Nga hôm 25/12 đã ký một thỏa thuận có trị giá hơn 12 tỷ USD nhằm xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân có công suất 1.200 megawatt.
Thỏa thuận được ký giữa Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Hạt nhân Bangladesh và Phó Chủ tịch công ty Atomstroyexport, một nhà thầu do Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Rosatom của Nga chỉ định.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Bangladesh, thỏa thuận sẽ được triển khai vào đầu năm tới tại hạt Ruppur, tỉnh Iswardi của Bangladesh, cách thủ đô Dhaka khoảng 216km về phía Tây.
Dự án được triển khai theo hình thức vốn vay của Chính phủ Nga cho Bangladesh. Chính phủ Bangladesh sẽ thanh toán các khoản nợ trong vòng 28 năm.
Bộ trưởng Tài chính Bangladesh, ông Abul Maal Abdul Muhith cho biết: thỏa thuận trên được xem là dự án điện hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay tại nước này.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022 và nhà máy thứ 2 là vào năm 2023.
Các nhà máy này đều sử dụng lò phản ứng thế hệ mới với tuổi thọ khoảng 60 năm có đặc tính an toàn cao và hệ thống an toàn thụ động hoạt động trong 72 giờ ở bất cứ tình huống nguy hiểm và khẩn cấp nào./.
Hồng Nhung Theo Reuters, Tân Hoa xã
Theo_VOV
Trung Quốc bơm tiền cho Campuchia xây nhà máy điện hạt nhân?
Sau khi có được lời hứa của Nga giúp xây nhà máy điện hạt nhân, Campuchia đã hỏi vay tiền Trung Quốc để trang trải cho dự án này.
Khmer Times ngày 23/12 đưa tin, sau khi nói chuyện hợp tác chuyên môn với Nga về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đang kêu gọi Trung Quốc cho nước này vay khoản tiền để trang trải cho dự án này.
Ông Hun Sen đã đề nghị bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh rằng, Campuchia cần thêm vốn để đầu tư vào ngành điện.
"Tôi hy vọng rằng những người bạn Trung Quốc của chúng tôi sẽ cung cấp thêm các khoản vay giúp chúng tôi mở rộng lưới điện".
Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Hun Sen cho rằng, việc mở rộng mạng lưới cung cấp điện sẽ giúp giảm giá điện. Hiện tại điện lưới đã phủ sóng khoảng 55% trong tất cả các thôn bản của Campuchia với nguồn điện lưới đáng kể được nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan.
Trung Quốc cũng đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại Campuchia, tuy nhiên, để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thì chưa. Chính vì thế, Trung Quốc khó chối từ lời đề nghị của Campuchia, nhất là khi nước này đang muốn tăng cường ảnh hưởng cũng như lấy lòng Phnom Penh.
Động thái của Campuchia diễn ra không lâu sau chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ông Sergei Kirienko, người đứng đầu tập đoàn hạt nhân quốc gia Nga Rosatom cho biết, Nga sẽ giúp Campuchia xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.
Theo các điều khoản trong thỏa thuận, Nga sẽ hỗ trợ Campuchia về kinh nghiệm chuyên môn, nghiên cứu và đào tạo.
Cho đến nay, Campuchia đã cho thấy quốc gia này có thể tận dụng rất tốt mối quan hệ với các cường quốc nhằm có được lợi ích nhiều nhất.
Còn nhớ, ngay trong chuyến thăm Campuchia hồi tháng 11/2015 của Thủ tướng Nga Medvedev, Thủ tướng Hun Sen cũng đã đề nghị người đồng cấp Nga xóa khoản nợ trị giá 1,5 tỷ USD mà Phnom Penh nợ Moscow từ những năm 1980.
Sau khi hòa bình lập lại vào cuối năm 1998, Campuchia đã đề nghị Nga xem xét lại khoản nợ trên bằng cách chuyển chúng sang các hình thức như khoản vay hay các dự án phát triển.
Thủ tướng Nga đã nhất trí trên nguyên tắc về việc xóa khoảng 70% số nợ trên, song các chi tiết kỹ thuật cần phải được hai bên thảo luận thêm.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ phát hiện mỏ uranium khổng lồ ở Texas Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) vừa phát hiện một mỏ uranium khổng lồ với trữ lượng gần 100.000 tấn ở miền nam bang Texas. Một nhà máy điện hạt nhân của Mỹ gần thị trấn Pottstown, bang Pennsylvania - Ảnh: AFP Năm 2014, Mỹ đã phải nhập khẩu hơn 90% lượng nguyên liệu uranium để cung cấp cho các nhà...