Nga “đau đầu” trước chiến lược “tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ
Lầu năm góc sử dụng chính sách quân sự tích cực, vừa nâng cấp các loại trang bị không quân hiện có vừa nỗ lực phát triển các loại vũ khí tác chiến trên không thế hệ mới. Trong khi đó, hạn chế về ngân sách và chức năng mua sắm đã khiến cho Nga không thể bổ sung được các trang bị mới để thay thế cho số đã hết hạn sử dụng.
Đối với không quân Mỹ hiện nay, tài liệu có tính khái niệm trình bày về tư tưởng xây dựng và vận dụng tác chiến chủ yếu có 2 văn kiện, bao gồm: “Ảnh hưởng toàn cầu: triển vọng phát triển của không quân thế kỷ 21″ và “Học thuyết cơ bản về không quân”. 2 văn kiện này tập trung thể hiện các tư tưởng chủ đạo trong vận dụng tác chiến của không quân Mỹ như: tiến công toàn cầu, phá hủy chính xác, ưu thế thông tin, quyền kiểm soát không trung, cơ động toàn cầu, chi viện tác chiến linh hoạt…
Không quân Mỹ hiện đã có 183 chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22
Mấy năm gần đây, Mỹ tuyên truyền ầm ĩ về cái gọi là “tiến công nhanh toàn cầu” chính là một trong số các khái niệm mới phát triển. Nói đúng ra, khái niệm này không chỉ có ảnh hưởng to lớn đối với không quân và chiến lược xây dựng quốc phòng Mỹ, mà còn có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia khác.
Thực chất của khái niệm “tiến công nhanh toàn cầu” là đồng thời tiến công phá hủy tất cả các mục tiêu quan trọng nằm trong biên giới của địch. Phá hủy các mục tiêu này có thể làm tê liệt hoặc suy yếu khả năng chống cự của địch bảo đảm cho lực lượng bộ đội viễn chinh mặt đất, trên không, trên biển của Mỹ hoạt động thuận lợi trong giai đoạn tiếp theo. Mục đích chính của Lầu năm góc là trong 10 – 15 năm nữa phải phát triển và hoàn thiện trang, thiết bị cần thiết và công nghệ có liên quan của hệ thống “tiến công nhanh toàn cầu” để có thể nhanh chóng triển khai và tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trên toàn cầu trong thời gian cực ngắn hình thành khả năng “rút ngắn không gian” tiến công toàn cầu.
F-35B của Mỹ đã hoàn thành thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công
Video đang HOT
Bắt đầu từ đây, không quân Mỹ đã tích cực triển khai nghiên cứu, phát triển các loại vũ khí tiến công chính xác máy bay tiến công có người lái và không người lái hệ thống thông tin hệ thống chỉ huy, kiểm soát hệ thống trinh sát và giám sát… đồng thời cũng tiến hành cải tiến, nâng cấp kỹ thuật trên quy mô lớn các hệ thống và thiết bị mà không quân đang sử dụng. Ngoài ra, Lầu năm góc còn có ý định dựa vào sự ưu việt của mạng lưới thông tin trong nước để xây dựng một cơ chế tác chiến thống nhất có phạm vi che phủ toàn cầu, nâng cao khả năng phản ứng nhanh cho hệ thống chỉ huy, kiểm soát của mình.
Lầu năm góc sử dụng chính sách công nghệ quân sự tích cực, vừa dốc toàn lực nâng cấp các loại vũ khí và trang, thiết bị không quân hiện có vừa nỗ lực nghiên cứu, phát triển các loại vũ khí tác chiến trên không thế hệ mới. Để thực hiện tư tưởng tác chiến đã định, không quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài về công nghệ hàng không, vũ trụ và đầu tư rất nhiều tiền của để hoàn thành kế hoạch đó. Mấy năm gần đây, dự toán ngân sách của không quân luôn chiếm tới 30 – 33 % tổng chi ngân sách cho quân đội Mỹ.
4 chương trình phát triển phương tiện bay siêu thanh là nòng cốt trong
chiến lược “Tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ”
Trái ngược với Washington, văn kiện có tính cương lĩnh chỉ đạo phát triển hệ thống hàng không của Moscow tuy có tới 3 văn kiện là: “kế hoạch phát triển lực lượng vũ trang Liên bang Nga” “quy hoạch trang bị (thay đổi trang bị) của lực lượng vũ trang Liên bang Nga” và “kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị quốc gia trước năm 2015″, nhưng không văn kiện nào có tính khái niệm phát triển, đề cập đến phương pháp và phương thức vận dụng tác chiến không quân, cũng không có kế hoạch cải tiến hệ thống tác chiến không quân có tính dài hơi. Hiện không quân Nga đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải thay đổi quan điểm, đổi mới tư duy để thích ứng với các mô hình tác chiến trên không trong tương lai (căn cứ vào sự thay đổi điều kiện chiến trường vận dụng tất cả binh lực, vũ khí để tiến công chính xác tiêu diệt mục tiêu địch).
Có thể nói, tình trạng của không quân Nga hiện nay rất tồi tệ, điều đó thể hiện chủ yếu ở các điểm: trang bị kỹ thuật không quân chất lượng cao rất ít hệ thống (thiết bị) chỉ huy hệ thống (thiết bị) và hạ tầng bảo đảm đã già cũ và hư hỏng rất nhiều trình độ huấn luyện phi công chiến đấu không cao công tác cải tiến các trang bị kỹ thuật hiện có tiến hành chậm chạp tốc độ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 số lượng mua sắm thiết bị không quân kiểu mới quá ít không có biện pháp bổ sung số lượng thiếu hụt do các trang, thiết bị không quân ngừng sử dụng do hết hạn vũ khí trang bị cho các trung đoàn không quân trình độ thấp.
Với “bầu sữa” ít ỏi, hàng năm Nga chỉ sản xuất được từ 5-7 chiếc máy bay thế hệ 4 Su-35
Hiển nhiên là nguyên nhân gây ra tình trạng trên chủ yếu là do thiếu ngân sách trầm trọng. Theo tính toán sơ bộ, không quân Nga cần khoảng hơn 1000 tỷ rup chỉ để duy trì các hoạt động tối thiểu. Con số này cao gấp 2,2 lần ngân sách được phê duyệt cho không quân trong “Kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị trước năm 2015″.
Hạn chế về ngân sách và chức năng mua sắm đã khiến cho Nga không thể bổ sung được các trang bị mới để thay thế cho số đã hết hạn sử dụng. Dự tính đến năm 2015, tỷ lệ máy bay chiến đấu thuộc lực lượng không quân tiền tuyến của Nga như sau: 65% là trang bị cũ, trang bị nâng cấp là 30%, còn trang bị mới chỉ có 5% mà lực lượng không quân tầm xa chiến lược của Nga chỉ có một số máy bay Tu-22M3 là hoàn thành cải tạo, nâng cấp (chiếm khoảng 2% tổng số máy bay). Sau năm 2015, do phần lớn các máy bay chiến thuật sẽ chấm dứt hoạt động (bộ phận này đã quá hạn 30 – 35 năm), số lượng máy bay chiến thuật của không quân Nga sụt giảm trầm trọng. Ngoài ra, sau khi một số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 bị đào thải, lực lượng không quân tầm xa chiến lược của Nga đã không còn được coi là lực lượng tác chiến thông dụng nữa vì nó đã mất đi khả năng thực hiện một số nhiệm vụ trên đất liền và trên biển.
TU-95MS là 1 trong 3 loại máy bay ném bom của Nga đang cần phải nâng cấp
Vì vậy, để bảo đảm khả năng tác chiến cơ bản của lực lượng không quân tiền tuyến (cần có ít nhất là gần 1000 máy bay), từ năm 2010 – 2020, không quân Nga cần phải mua từ 500 – 600 máy bay chiến đấu kiểu mới. Trước năm 2016, số lượng vũ khí tiến công cần thiết của họ phải bảo đảm: tỷ lệ tên lửa có điều khiển không đối không đạt 60%, vũ khí tiến công có điều khiển không đối đất là 70%, còn tỷ lệ vũ khí tấn công không điều khiển khoảng 40%. Thông qua các biện pháp kéo dài tuổi thọ vũ khí (kéo dài thêm 25 – 30 năm) và mua vũ khí mới, Moscow mới có thể bảo đảm số lượng vũ khí tiến công không quân của mình luôn duy trì ở mức độ bình thường.
Kết quả phân tích “Kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị trước năm 2015″ của Nga và thực trạng chủng loại, số lượng tình hình mua sắm, nâng cấp và bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật và vũ khí, trang bị cho thấy nó chưa đáp ứng được yêu cầu định hướng phát triển không quân. Vì vậy, “Kế hoạch và mục tiêu phát triển công nghiệp hàng không quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020″ do chính phủ Nga mới hoạch định là vô cùng quan trọng.
Vì ngân sách eo hẹp, đến giờ PAK-FA T-50 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm
Đầu tháng này, chính phủ Nga vừa đưa ra một quyết định có ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng là áp dụng chính sách cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nhà nước của mình, đồng thời đẩy mạnh chiến lược xã hội hóa công nghiệp quốc phòng. Quyết định này tuy chậm trễ (Trung Quốc đã làm từ năm 2005) nhưng hoàn toàn đúng đắn. Hy vọng rằng, với một loạt các hành động và giải pháp sắp xếp hợp lý, cân bằng phát triển toàn bộ nền công nghiệp hàng không với sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, phát huy tối đa các nguồn lực trong phát triển công nghiệp quốc phòng, lực lượng không quân Nga sẽ có sự chuyển mình vươn lên trong thời gian tới.
Theo ANTD
Thiếu tiền, tàu ngầm hạt nhân Anh vừa chạy thử đã bị ăn mòn
Sau lần chạy thử vào tháng 3 năm nay, chiếc đầu tiên trong loạt 7 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Anh thuộc lớp Astute đã phát sinh sự cố ăn mòn trầm trọng làm chấn động giới chức quân sự Anh.
Theo nội dung một văn bản ghi nhớ cơ mật của Bộ quốc phòng Anh, nguyên nhân sự cố trên là do việc cắt giảm ngân sách trong quá trình thiết kế và việc giám sát chất lượng thi công cũng bị coi nhẹ.
Văn bản ghi nhớ trên được soạn thảo hồi tháng 6, được gửi đến các quan chức cao cấp của Bộ quốc phòng và chương trình chế tạo tàu ngầm, trong đó có cả tiến sĩ John - Tổng công trình sư chương trình thiết kế tàu ngầm. Một chuyên viên cao cấp của Bộ quốc phòng Anh cho biết, cả 3 chiếc đầu tiên trong loạt tàu này đều có khả năng phát sinh sự cố tương tự.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Anh thuộc lớp Astute
Cách đây 15 năm, Bộ quốc phòng Anh đã đầu tư 9,75 tỷ USD để nghiên cứu, chế tạo 7 chiếc tàu ngầm lớp Astute làm nòng cốt của hạm đội tàu ngầm Anh trong tương lai, nhưng đã phát sinh hàng loạt khiếm khuyết trong quá trình thiết kế, chế tạo.
Giới chức Bộ quốc phòng Anh đã thừa nhận con tàu đã phát sinh một số vấn đề trong quá trình thử nghiệm, nhưng họ cho rằng đó là vấn đề bình thường trong nghiên cứu, phát triển tàu ngầm, các sự cố phát sinh sẽ nhanh chóng được giải quyết. Ông Feldman - Chủ tịch Đảng Bảo thủ, đồng thời là Ủy viên Ủy ban quốc phòng Anh sau đó lên tiếng phản bác: "Mấy chục năm nay, chúng ta luôn mong muốn có được một biên đội tàu ngầm hạt nhân tấn công hùng mạnh. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, Bộ quốc phòng cần phải nghiêm túc xem xét và nhìn thẳng vào vấn đề này."
Theo ANTD
Quân đội Mỹ tăng cường bảo vệ "chỗ để chỏm" cho binh lính Hiện lục quân Mỹ đang nghiên cứu chế tạo một loại mũ bảo vệ mới trong khuôn khổ dự án hệ thống bảo vệ đầu binh sĩ (IHPS). Đây là một bộ phận trong kế hoạch phát triển hệ thống bảo vệ binh sĩ lục quân Mỹ (SPS). SPS bao gồm 5 hệ thống cấu thành là: giáp cứng (bảo vệ toàn thân),...