Nga đạt thỏa thuận sản xuất vaccine Sputnik V tại 10 nước
Giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết nước này đã đạt thỏa thuận với 20 nhà sản xuất tại 10 quốc gia để sản xuất vaccine Sputnik V ngừa COVID-19. RDIF là đơn vị phụ trách quảng bá sản phẩm này ra nước ngoài.
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitriev cho biết cả Ấn Độ và Hàn Quốc đều đang sản xuất vaccine Sputnik V và phần lớn các hãng trong số 20 nhà sản xuất sẽ đạt công suất tối đa trong tháng 4.
Theo RDIF, ước tính có 58 quốc gia trên thế giới cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V. Vaccine này được đăng ký tại Nga từ tháng 8/2020 trước khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine lên tới 90% đã được tạp chí y dược hàng đầu The Lancet công nhận và đăng tải.
* Ngày 2/4, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố nước này sẽ tăng gấp đôi tốc độ tiêm phòng COVID-19 trong những tuần tới và tiến tới tiêm chủng cho tất cả những người trên 60 tuổi vào cuối tháng 5.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Mitsotakis đã hoan nghênh chương trình đặt mua chung vaccine của Ủy ban châu Âu (EC), vốn hỗ trợ cho những nước nhỏ hơn như Hy Lạp. Tuy nhiên, chương trình này lại không cung cấp đủ số lượng cần thiết và bàn giao vaccine đúng hạn cho các nước thành viên.
Do hãng dược phẩm AstraZeneca chậm trễ trong việc bàn giao vaccine cho EU, Thủ tướng Mitsotakis cho rằng EU có trách nhiệm sử dụng mọi công cụ pháp lý để buộc các công ty đã ký thỏa thuận với khối phải tôn trọng các nghĩa vụ trong hợp đồng, bao gồm việc cấm xuất khẩu. Ông cũng ủng hộ đề xuất của EC về việc chặn xuất khẩu vaccine cho đến khi AstraZeneca cung cấp đủ số hàng cam kết với EU.
Trong bối cảnh du lịch mùa hè đang tới gần, lĩnh vực đóng vai trò quan trọng với kinh tế Hy Lạp, chính phủ nước này đang phải đẩy nhanh chiến dịch xét nghiệm với việc sử dụng các bộ xét nghiệm tại nhà để khống chế dịch. Thủ tướng Mitsotakis cho biết trong những tuần tới, chính phủ sẽ tăng cường chiến dịch tiêm phòng.
Cho đến nay, Hy Lạp đã tiêm phòng được 1,7 triệu liều vaccine và sẽ tiêm thêm 1,5 triệu liều vào cuối tháng 4. Mục tiêu của Hy Lạp là từ này đến cuối tháng 5 có thể đảm bảo tiêm phòng ít nhất một mũi cho toàn bộ những người trên 60 tuổi.
Video đang HOT
Theo thống kê, Hy Lạp đã phát hiện tổng cộng hơn 267.000 ca nhiễm và 8.160 ca tử vong do COVID-19.
* Cùng ngày, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov xác nhận nước này sẽ nhận được thêm hơn 1,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech trong quý II năm nay.
Trước đó, phần lớn các nước thành viên EU đã nhất trí chia sẻ 10 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho Bulgaria, Croatia, Estonia, Latvia và Slovakia, những nước đang cần nhất. Bulgaria hiện có tốc độ tiêm phòng chậm nhất EU khi mới nhận được 1,26 triệu liều trong tổng số 2,85 triệu liều vaccine được chia sẻ. Thủ tướng Borissov đánh giá đây là thông tin tích cực, phản ánh sự đoàn kết giữa các nước thành viên.
Theo thống kê, cho đến nay, Bulgaria đã phát hiện tổng cộng 346.327 ca nhiễm và 13.313 ca tử vong do COVID-19.
Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V
Là "cha đẻ" của vaccine Sputnik V, Nga vẫn phải nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc do các nhà máy trong nước không đủ nguồn cung.
Sputnik V được coi là thành tựu của Nga. Giới chức nước này dành nhiều lời khen ngợi cho loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng trên thế giới. Nhiều nước thuộc Mỹ Latinh và châu Phi cũng chờ đợi các lô hàng từ Nga, gọi đây là giải pháp cho trình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn thế giới.
Song trên thực tế, Nga đang phải nhập khẩu vaccine Sputnik V. Chính phủ đã ký hợp đồng sản xuất Sputnik với một công ty Hàn Quốc, dự kiến ký với một công ty khác của Ấn Độ. Quy mô nhập khẩu và các thỏa thuận không được tiết lộ, song chúng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh Nga muốn xây dựng. Trước đó, chính phủ khẳng định vai trò nhà sản xuất vaccine cho các nước thu nhập thấp hơn.
Số liều nhập khẩu dự kiến tăng lên trong những tháng tới, có thể giúp Nga vượt qua giai đoạn tiêm chủng chậm chạp. Tình trạng này cho thấy ngay cả những quốc gia phát triển vaccine thành công cũng phải nhập khẩu mới có đủ nguồn cung.
Tháng 12/2020, hai máy bay chở các lô Sputnik V rời Hàn Quốc đến Nga. Nhà sản xuất GL Rapha dự kiến gửi lô hàng khác trong những ngày tới. Các công ty Ấn Độ cũng có kế hoạch xuất khẩu vaccine sang Nga.
Đại sứ Ấn Độ tại Nga, ông Shri Varma, cho biết: "Chúng tôi có triển vọng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sản xuất vaccine, sẽ có đợt triển khai Sputnik V lớn trong nước, cung ứng cho cả Ấn Độ, Nga và toàn thế giới". Hiện Nga ký kết 4 hợp đồng sản xuất với Ấn Độ.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Sputnik V trên một chuyến tàu tại Tulun, Nga, để tiêm chủng, tháng 3/2021. Ảnh: Reuters
Năm ngoái, giới chức Nga cho biết nguồn cung từ nước ngoài có thể đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Song đến nay, chính quyền ít nhắc đến các thỏa thuận liên quan. Việc sản xuất vaccine ở Nga là câu chuyện khác.
Quá trình này khởi đầu chậm chạp, các nhà máy phải vật lộn nhiều tháng vào mùa thu năm ngoái để có được thiết bị công nghệ sinh học từ Trung Quốc. Nguồn cung bị thiếu hụt.
Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin nói lượng Sputnik V đủ tiêm cho 8,9 triệu người đã được phân phối kể từ tháng 8 năm ngoái. Ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cho biết nguồn cung dự kiến tăng nhanh vào tháng 4, gấp đôi sau mỗi tháng.
Chiến dịch tiêm chủng ở Nga cũng chậm hơn hầu hết các nước châu Âu và châu Mỹ. Đến nay, khoảng 4,5% dân số được tiêm liều đầu tiên, so với 10% ở châu Âu và 26% ở Mỹ.
Điện Kremlin tuần trước lần đầu thừa nhận tình trạng khan hiếm vaccine. Đây là yếu tố khiến ông Putin quyết định hoãn tiêm phòng cho chính mình, tránh trường hợp người dân đổ xô đi chủng ngừa trước khi có đủ nguồn cung.
Tháng 1, khi ông Putin đủ điều kiện tiêm phòng theo quy định của Nga, phát ngôn viên chính phủ Dmitri S. Peskov cho biết "việc sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các khu vực".
Chưa rõ lượng vaccine nhập khẩu có vai trò thế nào trong giải quyết bài toán khan hiếm nguồn cung, song nó ảnh hưởng đến vị thế của Nga trong bản đồ vaccine thế giới.
Giới chức từ trước đến nay vẫn chọn cách làm nổi bật công tác xuất khẩu vaccine Nga trong mắt bạn bè quốc tế. Trang web của Sputnik V tuyên bố đây là "loại vaccine cho cả nhân loại".
Hơn 20 quốc gia đã bắt đầu tiêm chủng bằng Sputnik V, trong đó có Argentina, Hungary, Bolivia, Algeria... Giới chức Nga cho biết hầu hết lượng vaccine ở nước ngoài sẽ do công ty Hàn Quốc hoặc sắp tới là Ấn Độ đáp ứng.
Một lô vaccine Sputnik V được chuyển đến Mexico City tháng 3/2021. Ảnh: AFP
Nhưng chủ nghĩa dân tộc vaccine tại các nước đủ khả năng sản xuất lại đang gia tăng. Ấn Độ, nơi có các nhà máy lớn nhất thế giới, đã ngừng xuất khẩu gần như toàn bộ 2,4 triệu liều vaccine do số ca nhiễm tăng vọt trên khắp đất nước. Liên minh châu Âu cũng ban hành luật khẩn, hạn chế xuất khẩu vaccine AstraZeneca ra ngoài khối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là "dấu chấm hết cho sự ngây thơ" của EU, khối có năng lực sản xuất đáng kể song đã liều lĩnh xuất khẩu nhiều vaccine ra thế giới, dù số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng.
Mỹ và Anh đều phải nhập khẩu vaccine nghiên cứu trong nước, song sản xuất tại nước ngoài. Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V từ Hàn Quốc vào tháng 12, khi nước này mở rộng nhóm đủ điều kiện tiêm chủng. Nhà sản xuất GL Rapha không tiết lộ về quy mô của các lô hàng nói trên. Công ty dự kiến cung cấp khoảng 150 triệu liều Sputnik V trong năm nay.
Nga thông báo sản xuất vaccine Sputnik V tại Trung Quốc Ngày 29/3, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết cơ quan này và Công ty công nghệ gene Yuanxing ở Thâm Quyến của Trung Quốc đã nhất trí sản xuất tại Trung Quốc 60 triệu liều vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Theo RDIF, cơ quan đang tiếp thị vaccine Sputnik...