Nga đặt mục tiêu kiềm chế hạt nhân trên các đại dương
Nga đang thực hiện kế hoạch phát triển rầm rộ hải quân, sao cho đến năm 2030 hải quân Nga đảm bảo giải quyết nhiệm vụ kiềm chế hạt nhân chiến lược trên các đại dương thế giới.
Tư lệnh Hải quân Đô đốc Viktor Chirkov.
“Đến năm 2030, hải quân Nga sẽ phải đủ khả năng bảo vệ các lợi ích quốc gia Nga tại tất cả các đại dương trên thế giới, ở bất kỳ khu vực nào, đồng thời thực hiện nhiệm vụ răn đe hạt nhân và hạt nhân chiến lược theo cách thức được bảo đảm” – Hãng tin Interfax dẫn lời Tư lệnh Hải quân- Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố tại cuộc gặp với các nhà ngoại giao quân sự ở Nga.
Video đang HOT
Theo lời đô đốc, trong vòng 2 thập kỷ tới, Nga sẽ theo đuổi mục tiêu xây dựng một lực lượng hải quân cân bằng về thành phần và lực lượng chiến đấu, đủ khả năng đảm bảo an ninh quân sự trên biển và đại dương trong sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang khác.
Trong số những nhiệm vụ cần được giải quyết để đạt tới mục tiêu này, Đô đốc Chirkov nhấn mạnh đến việc nghiên cứu và ứng dụng các mẫu vũ khí tiên tiến triển vọng, phát triển kỹ thuật quân sự chung và chuyên dụng, nâng cấp tái trang bị cho lực lượng hải quân những loại vũ khí hiện đại, thành lập nguồn dự trữ vũ khí và các phương tiện vật chất cần thiết.
Bên cạnh đó, Nga sẽ đặt mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý trong lực lượng hải quân và liên kết vào điều phối quản lý tổng thể các nhóm liên quân hỗn hợp nhuần nhuyễn, trong mọi phương án kịch bản chiến sự.
Theo Laodong
Mỹ - Campuchia tăng cường hợp tác quân sự
Thời gian qua, Phnom Penh đang có nhiều thay đổi trong chính sách hợp tác quốc phòng khi đẩy mạnh quan hệ quân sự với Washington.
Chiều 26.10, các quan chức cấp cao của hải quân Campuchia và Mỹ gặp gỡ nhau tại thủ đô Phnom Penh nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ song phương, thúc đẩy sự hợp tác giữa hải quân hai nước. Theo đó, Đô đốc Tea Vinh, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Campuchia, có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus. Tân Hoa xã dẫn lời Tư lệnh Tea Vinh cho hay ông đánh giá cao quan hệ hợp tác song phương và cảm ơn Mỹ đã hỗ trợ trang thiết bị cũng như nâng cao năng lực cho hải quân Campuchia. Hồi năm 2008, Washington viện trợ 31 xe tải quân sự cùng 7 triệu USD cho Phnom Penh. Bên cạnh đó, tính từ năm 2007 đến nay, tàu hải quân Mỹ có 22 lần chính thức ghé thăm Campuchia và Washington điều động tổng cộng 25 chiến hạm đến tập trận chung. Đồng thời, ông Tea Vinh cũng tin rằng quan hệ hai bên sẽ còn phát triển hơn nữa. Đáp lại, Bộ trưởng Mabus nhận định các cuộc diễn tập chung giữa lực lượng hải quân hai nước đã giúp xây dựng tính chuyên nghiệp và khả năng chiến đấu của đôi bên.
Tàu hộ tống USS Vandegrift (FFG 48) của Mỹ và tàu tuần tra Campuchia tập trận chung - Ảnh: U.S. Navy
Ngoài ra, ông Mabus cũng tái khẳng định chiến lược của Washington về việc triển khai 60% tàu chiến Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương trong những năm tới. Vì thế, theo Bộ trưởng Mabus, Washington và Phnom Penh sẽ càng có nhiều cơ hội hợp tác trên biển.
Trước đó, hộ tống hạm Mỹ USS Vandegrift (FFG 48) cùng một tàu cứu hộ và một tàu lặn của hải quân nước này cập cảng Sihanoukville, Campuchia, vào ngày 22.10 để tập trận chung 5 ngày với chủ nhà. Theo Tân Hoa xã, cuộc tập trận chung giữa hai bên mang tên CARAT (Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng trên biển) với sự tham gia của 500 lính Mỹ và 300 binh sĩ Campuchia. Ngoài ra, Washington còn điều động Hạm đội An ninh chống khủng bố tại Thái Bình Dương, đội hỗ trợ y tế, máy bay trực thăng SH-60 Seahawk và một số đơn vị thuộc Hạm đội 7 tham gia diễn tập.
Như vậy, Campuchia đang dần tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ trong khi thường xuyên đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Trung Quốc. Hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc Phòng Campuchia Tea Banh và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự tại thủ đô Phnom Penh. Tân Hoa xã trích thỏa thuận trên cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ Phnom Penh trong vấn đề đào tạo nhân viên quân sự. Bên cạnh đó, ông Lương Quang Liệt cũng cam kết viện trợ 20 triệu USD cho Campuchia để xây dựng năng lực quân sự, trường đào tạo quân sự và bệnh viện. Theo tờ The Phnom Penh Post, Trung Quốc trở thành nước viện trợ quân sự hàng đầu cho Campuchia trong những năm qua. Hồi tháng 5.2010, Bắc Kinh tặng 257 xe tải quân sự và 50.000 bộ quân phục cho Phnom Penh. Trung Quốc cũng đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng cho quân đội Campuchia như trụ sở Bộ tư lệnh tối cao, Trường sĩ quan lục quân tại tỉnh Kampong Speu và một tòa nhà năm tầng tại Bệnh viện quân đội Preah Ket Melea. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn tài trợ 40 suất học bổng để các sĩ quan quân đội Hoàng gia Campuchia theo học tại Trung Quốc.
Theo TNO
Tư lệnh hải quân Argentina mất chức vì để mất tàu Tàu Libertad của Argentina bị giữ tại cảng Tema của Ghana - Ảnh: Reuters Argentina đã thay tư lệnh hải quân vào hôm 15.10 trong lúc tiến hành điều tra việc một tàu chiến bị tịch thu ở Ghana. Libertad, một con tàu buồm huấn luyện với 300 thủy thủ, đã bị giữ lại tại cảng Tema ở Ghana để siết nợ vào...