Nga đánh giá về vụ Hà Lan trục xuất các công dân là ’sự hiểu lầm’
Các công dân Nga bị Hà Lan bắt giữ và trục xuất hồi tháng 4 vừa qua với cáo buộc làm gián điệp chỉ đang thực hiện một chuyến đi “thông thường” và đây là “một sự hiểu lầm”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo tại Moskva ngày 10/5/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là khẳng định của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 8/10 trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Italy Enzo Moavero Milanesi, đang ở thăm Moskva.
Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ Nga không hề nhận được bất kỳ khiếu nại nào từ Hà Lan vào thời điểm xảy ra vụ việc. Ông nhấn mạnh việc nhập cảnh cũng như các hoạt động tại Hà Lan của 4 công dân Nga nói trên là hoàn toàn rõ ràng và minh bạch, không mang tính chất bí mật hay phải che giấu. Trong khi đó, họ lại bị bắt giữ và trục xuất mà không có lời giải thích nào. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng vụ việc là “một sự hiểu lầm”.
Video đang HOT
Trước đó, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga thông báo sẽ triệu Đại sứ Hà Lan tại Moskva Renee Jones-Bos đến trụ sở cơ quan này để làm rõ cái mà Nga coi là “chiến dịch thông tin giả” chống Nga.
Hôm 4/10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld cho biết nhà chức trách nước này đã ngăn chặn âm mưu của các nhân viên tình báo quân đội Nga hồi tháng 4 vừa qua, xâm nhập mạng máy tính của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), sau đó bắt giữ và trục xuất 4 đối tượng. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cho rằng những cáo buộc của Hà Lan về việc Nga tìm cách xâm nhập mạng máy tính của OPCW là lố bịch, đồng thời khẳng định cáo buộc này xuất phát từ một chiến dịch của phương Tây nhằm chống Moskva. Nguồn tin khẳng định Nga là một phần của toàn bộ cấu trúc của OPCW, Nga có quyền tiếp cận và toàn bộ mạng lưới máy tính của tổ chức này là mở đối với Moskva.
Đề cập tới quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU), theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga và Liên minh châu Âu (EU) hiện cần cải thiện và tăng cường đối thoại. Ông nhấn mạnh Moskva mong muốn một EU vững mạnh, hành động với tư cách một đối tác có thể thực thi chính sách đối ngoại dựa trên cơ sở các lợi ích của châu Âu, lợi ích của những nước gia nhập EU… Do đó, đối thoại giữa Moskva và Brussels cần được khôi phục và tăng cường.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi nghiêm trọng kể từ năm 2014, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine dẫn đến việc Nga sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea. Phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine nên đã áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt. Nga bác bỏ các cáo buộc của phương Tây, đồng thời cũng có các biện pháp trả đũa.
Minh Ngọc – Dương Trí
Theo TTXVN
Na Uy bắt giữ công dân Nga nghi làm gián điệp
Một công dân Nga 51 tuổi đã bị bắt giữ tại Na Uy do bị tình nghi do thám trong thời gian diễn ra cuộc hội thảo về việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nghị viện ở châu Âu.
Nghị viện Na Uy ở Oslo
Luật sư của người này, Hege Aakre nói với hãng thông tấn NTB của Na Uy ngày 24-9 rằng, thân chủ của ông (không được nêu danh tính) đang bị Cơ quan tình báo nội địa Na Uy (PST) thẩm vấn.
Cách hành xử của ông này tại cuộc hội thảo 2 ngày đã khiến các quan chức nghị viện thông báo cho cơ quan tình báo.
Người đàn ông Nga bị bắt giữ hôm 21-9 trong sự kiện tổ chức tại Nghị viện Na Uy, và bị tạm giữ trong 2 tuần chờ xét xử.
Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết về vụ việc.
Luật sư Aakre nói rằng thân chủ của ông khẳng định không làm gì sai trái.
Theo anninhthudo
Nga bất ngờ lời Tổng thống Putin về nghi phạm vụ đầu độc Novichok Phát biểu của ông Putin về hai công dân Nga bị London nghi ngờ tấn công hoá học cựu điệp viên Sergei Skripal - gây bất ngờ cho cả những người thân cận. Trong một cuộc phỏng vấn phát ngày Chủ nhật (16/9) trên kênh truyền hình Rossiya-1, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov khẳng định,...