Nga đánh dấu chủ quyền ở Bắc Cực bằng điện hạt nhân
Nga đang dồn dập mở rộng ưu thế ở Bắc Cực khi mở lại căn cứ hải quân, tăng cường lực lượng quân sự từ bộ binh đến các máy bay chiến đấu, hợp tác với Nhật xây tuyến đường vận tải qua Bắc Cực, phủ điện Bắc Cực bằng nhà máy điện hạt nhân nổi…
Phủ điện Bắc Cực bằng nhà máy điện hạt nhân nổi
Trang The Conversation (Úc) đưa tin ngày 12/11, những nhà máy hạt nhân nổi được đặt trên những chiếc tàu lớn với kích thước 140m x 30m, hiện đang được xây dựng tại một xưởng đóng tàu ở St Petersburg và sẽ được lái xuyên biển Na Uy và biển Barents để đến Bắc Cực, nơi những nhà máy này sẽ cung cấp nhiệt và điện.
Academician Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga, được được xây dựng tại xưởng đóng tàu Baltiyskiy ở St. Petersburg hồi năm 2012.
Đây là một phần trong dự án đầu tư mạnh vào lĩnh vực điện hạt nhân của Nga dự kiến sẽ được xây dựng vào những năm tới và công nghệ này sẽ được xuất bán cho Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Academician Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên, đã hoàn tất và hai lò phản ứng 35MWe KLT-40S đang được lắp đặt vào nhà máy này. Academician Lomonosov sẽ đi đến bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông thuộc Nga và sẽ bắt đầu vận hành tại đó vào năm 2016.
Có đến 10 nhà máy điện hạt nhân di động tương tự như Academician Lomonosov sẽ được Nga đưa đến các vùng xa xôi hẻo lánh ở Bắc Cực
Có đến 10 nhà máy điện hạt nhân nổi tương tự dự kiến cũng sẽ được đưa đến các vùng xa xôi hẻo lánh, theo The Conversation.
Những nhà máy điện hạt nhân nổi khá nhỏ về kích thước và tự vận hành nên sẽ rất phù hợp với các vùng nằm xa lưới điện.
The Conversation cho biết mô hình nhà máy điện hạt nhân không mới mẻ. Mỹ đã gắn một nhà máy điện hạt nhân hoạt động chìm dưới biển vào tàu Sturgis hồi năm 1966 để cung cấp điện cho vùng kênh đào Panama từ năm 1968 đến năm 1975.
Video đang HOT
Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga có chung ý tưởng thiết kế, với hai lò phản ứng hạt nhân quân sự nhỏ được dùng để vận hành chiếc tàu phá băng.
Còn các lò phản ứng lớn hơn trên tàu được dùng để sản xuất điện và khí nóng sưởi ấm, với công suất lên đến 600 MW, tương đương công suất của một trạm nhiệt điện hay điện hạt nhân dân sự trên đất liền, theo The Conversation.
Đảo Komsomolets của Nga trên Bắc Cực
Củng cố quân sự, kinh tế
Trước đó, Nga đã không ngừng củng cố khả năng quân sự để thực thi các tuyên bố chủ quyền của mình ở khu vực giàu tài nguyên này.
Báo giới Nga gần đây cho biết, các lực lượng tấn công không quân và các đơn vị vận tải hàng không đã tiến hành tập trận ở Bắc Cực.
Cuộc tập trận này diễn ra chỉ ngay sau khi các lực lượng đặc biệt của Nga tiến hành các đợt huấn luyện đầu tiên ở khu vực vào đầu tháng 10.
Nhịp độ tăng dần các cuộc tập trận quân sự ở Bắc Cực – đặc biệt tập trung ở bán đảo Kola thuộc Nga – được coi là một phần trong mục tiêu bố trí các lực lượng vũ trang hỗn hợp tới năm 2020 gồm các đơn vị quân sự, biên phòng và tuần duyên để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị ngày càng tăng ở Bắc Cực.
Lực lượng quân sự Nga, đặc biệt là hải quân đã khá mạnh ở khu vực. Hạm đội lớn và mạnh nhất của Nga là Hạm đội Phương Bắc có đại bản doanh ở Severomorsk.
Moskva có kế hoạch tăng cường quân sự ở Bắc Cực với 2 lữ đoàn bộ binh và thậm chí đã tăng khả năng thiết lập sự hiện diện của máy bay chiến đấu tiên tiến tại đây bằng việc lập căn cứ cho MiG-31 tầm xa ở căn cứ Rogachevo trên đảo Novaya Zemlya.
Hơn nữa, vào tháng 9/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng Nga sẽ xây dựng lại một căn cứ hải quân ở Bắc Cực và các đơn vị tuần tra tại đây.
Nga đang vận hành các tàu phá băng nhiều nhất thế giới. Nước này đã có nguồn tài nguyên năng lượng ước tính khoảng 8.000 tỉ USD thuộc vùng lãnh thổ Bắc Cực, với 45 tỉ thùng dầu và 23.000 tỉ mét khối khí tự nhiên.
Cường quốc này cũng có đường bờ biển với Bắc Cực đã đi vào hoạt động trong nhiều thập kỷ qua.
Trước đó vào ngày 5/11, nhà máy đóng tàu tại St. Petersburg khởi công con tàu phá băng thế hệ mới LK-60, sử dụng năng lượng nguyên tử và có công suất lớn nhất trên thế giới.
Sự kiện này được đánh giá đã đánh dấu một chuỗi hành động của Nga nhằm mở rộng ưu thế của nước này ở Bắc cực.
LK-60 dài 173 m và rộng 34 m, dài rộng hơn con tàu phá băng lớn nhất hiện nay 14 và 4 m tương ứng, tải trọng 23.000 tấn, được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân công suất lên đến 175MW.
Sau khi hoàn thành vào năm 2017, tàu sẽ thực hiện hai nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ với nhau là khám phá con đường tối ưu xuyên qua vùng băng sâu Bắc Cực cũng như các con sông băng tại Siberia, phát triển thành tuyến đường vận tải thương mại cho toàn thế giới, và khai phá vùng thềm lục địa Bắc Băng Dương, được cho là chứa đến một phần tư trữ lượng dầu mỏ trên thế giới.
Hồi đầu tháng 10 vừa qua, Chính phủ Nga, Nhật cũng đã tiến hành điều chỉnh các hạng mục cơ bản nhằm cho phép tàu chở hàng có thể sử dụng tuyến đường biển qua biển Bắc cực kết nối giữa hai lục địa châu Á và châu Âu.
Dự kiến, các tàu chở hàng có thể thực hiện tuyến hành trình mới này từ năm 2017.
Chuỗi hành động nói trên của Nga diễn ra dồn dập sau khi Trung Quốc trở thành quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực vào giữa tháng 5 vừa qua.
Đầu tháng 8, tàu Vĩnh Thành của Trung Quốc trở thành tàu hàng đầu tiên đi sang châu Âu tắt qua ngả Bắc Cực thay cho tuyến đường truyền thống qua kênh đào Suez. Chuyến hải hành của Vĩnh Thành có giá trị như một cột mốc trong chiến lược bắc tiến của Trung Quốc.
Hè năm 2012, Bắc Kinh từng gây chú ý khi gửi tàu phá băng Tuyết Long đến khu vực này.
Theo Báo Đất Việt
Tầm cao của đối tác chiến lược
Chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của Tổng thống Nga V. Putin sau hai chuyến thăm trước diễn ra vào tháng 3-2001 và tháng 11-2006 đang mở ra cơ hội lớn cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.
Liên doanh Vietsovpetro là một trong những biểu tượng của quan hệ hiệu quả Việt - Nga
Trong các mối quan hệ quốc tế thời hiện đại, hiếm có mối quan hệ nào có chiều dài bền bỉ, chứa đựng tình cảm thủy chung, chân thành như quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay. Thế giới luôn đầy rẫy những biến động nhưng có một điều không bao giờ thay đổi trong quan hệ Việt - Nga là sự tôn trọng, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau, là sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi và không khi nào phản bội.
Chính vì thế mà lịch sử hơn 60 năm của tình hữu nghị Việt - Nga, mối quan hệ được xây đắp bởi công sức, mồ hôi, nước mắt và cả bằng máu của bao thế hệ người dân hai nước, được ghi bằng dấu ấn của những công trình đã trở thành biểu tượng như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, dàn khoan dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro.
Cũng cần nói tới tiềm năng hiếm có trong quan hệ Việt - Nga, đó là hàng trăm nghìn người Việt Nam đã, đang sinh sống, học tập ở LB Nga và hàng nghìn cựu chiến binh Xô viết từng giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh và người Nga đang sinh sống ở Việt Nam. Đó là những cầu nối thúc đẩy sự xích lại gần nhau về tinh thần giữa hai dân tộc, tạo dựng cơ hội cho mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa, thể thao...
Ngày nay, quan hệ Việt - Nga đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, mở ra những tiềm năng to lớn để đưa hợp tác song phương phát triển cả về chiều sâu và bề rộng. Tính chiến lược của mối quan hệ đó được thể hiện ở những lĩnh vực hợp tác có tầm chiến lược với hai nước. Trước hết là năng lượng và dầu khí, lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách hai nước. Từ những dự án, công trình đầu tiên như Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, hợp tác Việt - Nga trong các lĩnh vực này đã mở sang những liên doanh mới như Vietgazprom, Gazpromviet, Rusvietpetro, những dự án mới như Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1...
Chưa dừng ở đó, trong chuyến thăm lần này của Tổng thống V. Putin, hợp tác Việt - Nga sẽ mở sang một lĩnh vực chiến lược hoàn toàn mới mẻ với Việt Nam là ngành công nghiệp nguyên tử. Hai bên sẽ trao đổi về việc Tập đoàn Rosatom của Nga dự định xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Theo dự kiến, hai tổ máy năng lượng của nhà máy này sẽ được khởi động lần lượt vào năm 2023 và 2024. Hai bên cũng đang thảo luận kế hoạch hợp tác xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.
Liên quan đến hợp tác quốc phòng và an ninh, lĩnh vực được coi là "một trong những trụ cột" trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, đây là một trong những minh chứng cho sự tin cậy ở cấp độ đặc biệt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Những vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại do Nga sản xuất như máy bay Su 30 MK2, hệ thống tên lửa S-300, tàu ngầm Kilo... đang góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tổng thống V.Putin là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, người đã có nhiều đóng góp vun đắp và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - LB Nga. Hàng loạt những vấn đề được thảo luận trong chuyến thăm lần này của Tổng thống V. Putin, đặc biệt là việc triển khai các dự án chiến lược trong các lĩnh vực đầu tư, dầu khí, điện hạt nhân; hợp tác quốc phòng - an ninh chắc chắn sẽ đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Theo ANTD
Nga - Việt tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, Việt Nam là một đối tác tin cậy và lâu năm của Nga tại khu vực và Moscow sẽ mở rộng cung cấp các sản phẩm quân sự cho Việt Nam. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch. Ảnh:AFP. Tổng thống Putin tới Hà Nội hôm nay...