Nga đang phát triển tên lửa ICBM mới, uy lực ngang ngửa Oreshnik và Avangard
Các ICBM đang trong giai đoạn phát triển sẽ có sức mạnh tương tự như tên lửa siêu vượt âm Oreshnik hay phương tiện lượn hạt nhân Avangard – theo Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat của Nga. Ảnh: Sputnik/Bộ Quốc phòng Nga
Đài RT dẫn thông báo của Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (SMF), Tướng Sergey Karakaev cho biết, nước này đang phát triển các hệ thống tên lửa mới có hiệu quả không kém gì phương tiện lượn hạt nhân Avangard và tên lửa siêu vượt âm Oreshnik,
Tướng Sergey Karakaev đã đưa ra thông tin này vào ngày 17/12, trong một cuộc phỏng vấn với Krasnaya Zvezda, tờ báo chính thức của quân đội Nga, nhân kỷ niệm 65 năm thành lập SMF.
Theo ông Karakaev, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Nga, như Avangard và Oreshnik, được trang bị các loại đầu đạn mới hầu như không thể ngăn chặn. Nga cũng đang tiến hành các hoạt động để thử nghiệm và đưa vào chiến đấu những hệ thống tên lửa chiến lược Sarmat và Osina mới.
“Và đây không phải là tất cả các ví dụ”, Tướng Karakaev cho biết, đồng thời nói thêm rằng Nga đang trong giai đoạn cuối cùng của việc phát triển một loạt các hệ thống tên lửa có hiệu quả tương đương, nhưng “vẫn chưa đến lúc nói về chúng”.
Vị chỉ huy SMF lưu ý, các ICBM Yars mạnh mẽ hiện là cốt lõi trong lực lượng răn đe của Nga. Quá trình này đang được tiến hành để thay thế tên lửa dựa trên silo mạnh nhất thế giới, RS-20V Voevoda (SS-18 Satan theo phân loại của NATO) bằng ICBM RS-28 Sarmat. Các hệ thống này đã được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2023.
Video đang HOT
Tên lửa RS-28 Sarmat hạng nặng sử dụng nhiên liệu lỏng, đã phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào tháng 4/2022, được cho là có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạng nặng với khả năng tái nhập nhiều lần. Nó cũng được cho là tương thích với phương tiện lượn siêu vượt âm Avangard – một loại đầu đạn có thể tiếp cận mục tiêu trong khí quyển với tốc độ cao trong khi vẫn duy trì khả năng cơ động để tránh các hệ thống tên lửa chống đạn đạo (ABM).
Quân đội Nga cho biết tầm bắn của Sarmat cho phép nó phóng từ Nga vào các mục tiêu ở Mỹ qua Nam Cực, tránh được địa điểm bố trí ABM của Mỹ ở Alaska.
Khi được hỏi về các căn cứ tên lửa của Mỹ gần biên giới Nga ở Romania và Ba Lan, Tướng Karakaev cho biết chúng không có khả năng chống lại tên lửa siêu vượt âm của Nga. Ông nhấn mạnh rằng các hệ thống tên lửa của Nga đang trong giai đoạn thiết kế đang được trang bị các giải pháp kỹ thuật sẽ có hiệu quả trong mọi kịch bản phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các đồng minh.
“Xét về tầm bắn, không có nơi nào mà tên lửa của chúng tôi không thể vươn tới”, ông nhấn mạnh.
Moskva đã cảnh báo rằng họ coi việc NATO mở rộng về phía biên giới Nga là mối đe dọa hiện hữu và coi cuộc xung đột Ukraine là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của phương Tây nhằm kiềm chế Nga.
Hôm 16/12, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới của Nga là một phần quan trọng trong phản ứng toàn diện của đất nước đối với quyết định triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở Tây Âu. Moskva đã chứng minh khả năng của Oreshnik vào tháng 11 vừa qua bằng cách bắn tên lửa đạn đạo có đầu đạn thông thường siêu vượt âm này vào một nhà máy quân sự của Ukraine tại thành phố Dnipro. Hoạt động sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik sẽ bắt đầu vào năm 2025.
Sau vụ bắn thử nghiệm chiến đấu kể trên, Tổng thống Putin xác nhận rằng Nga đang sở hữu kho tên lửa tầm trung Oreshnik mới. Ông giải thích rằng hệ thống tên lửa này sẽ tiếp tục được thử nghiệm, bao gồm cả trong điều kiện chiến đấu, dựa trên nhu cầu an ninh.
“Các cuộc thử nghiệm sẽ tiếp tục, đặc biệt là vì chúng tôi có đủ số lượng vũ khí này trong suốt giai đoạn này”, ông Putin nói thêm và nhấn mạnh rằng Oreshnik không phải là phiên bản hiện đại hóa của vũ khí thời Liên Xô, mà là một sự phát triển mới được tạo ra ở nước Nga hậu Xô Viết.
Ông cũng nhấn mạnh đến khả năng tiên tiến của tên lửa, tuyên bố rằng hiện tại không có đối thủ nào về mặt biện pháp đối phó hoặc đánh chặn. “Không có phương tiện nào trên thế giới hiện nay có thể chống lại hoặc đánh chặn một tên lửa như vậy”, ông Putin tuyên bố.
Mặc dù tên lửa Oreshnik không được phân loại là vũ khí “chiến lược” hoặc phương tiện hủy diệt hàng loạt, Tổng thống Putin thừa nhận rằng độ chính xác và sức mạnh hủy diệt khiến nó trở thành một tài sản có giá trị. Do đó, tên lửa này sẽ được đưa vào Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga.
Tình báo Anh lần đầu đánh giá về tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga
Theo tình báo Anh, tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik của Nga có 36 đầu đạn con, có tầm hoạt động lên tới 5.000km.
(Ảnh minh họa: Moldova News).
Trang tin Defense News cuối tuần qua dẫn báo cáo của Cơ quan Tình báo Anh cho biết, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik của Nga là một biến thể của tên lửa chiến lược Rubezh RS-26 được thử nghiệm lần đầu vào năm 2011.
Oreshnik được cho là có tầm bắn 3.000-5000km. Trong vụ tập kích nhà máy công nghiệp quân sự Ukraine ở thành phố Dnipro hôm 21/11, tên lửa này đã bay được quãng đường 800km. Điều này cho thấy độ chính xác cao của tên lửa.
Tên lửa có 6 đầu đạn lớn chia thành 36 đầu đạn con, cho phép nó tấn công đồng thời nhiều mục tiêu.
Theo tình báo Anh, Nga có thể đã bắt đầu quá trình phát triển Oreshnik từ trước khi chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2019.
Việc Nga sử dụng hệ thống tên lửa thử nghiệm này chống lại Ukraine gần như chắc chắn nhằm đưa ra thông điệp chiến lược sau khi Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, tình báo Anh cho rằng, Nga chỉ có sẵn một số tên lửa Oreshnik và hiện chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt. Chi phí sản xuất Oreshnik rất có thể đắt hơn nhiều so với các tên lửa khác mà Nga đang sử dụng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Valentina Matviyenko hôm qua nhấn mạnh, phương Tây chắc chắn đã nhận được thông điệp từ vụ phóng Oreshnik cùng các tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Tổng thống Putin, Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến. Tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Ông nói thêm, Oreshnik có khả năng mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có thể nhắm mục tiêu vào những công trình được bảo vệ tốt, nằm sâu trong lòng đất, giúp nó trở nên hiệu quả trước các mục tiêu kiên cố như boongke.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa siêu vượt âm của Nga Ngày 24/11, Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) cho biết họ đã nghiên cứu mảnh vỡ thu đuợc từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11. Theo hãng tin Reuters, HUR cho biết loại vũ khí này có khả năng thuộc tổ hợp tên lửa Kedr có liên quan...