Nga đang ngoại giao gỡ rối cho Triều Tiên?
Giới phân tích cho rằng Nga đang ngoại giao gỡ rối nhằm giải quyết các căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Nga kêu gọi Triều Tiên trở lại đàm phán 6 bên
Ngày 11/3, sau các cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ở thủ đô Moskva, nhà lãnh đạo 2 nước đã lên tiếng kêu gọi các bên không làm gia tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, tuyên bố Nga – Trung còn hối thúc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân Triều Tiên; đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm nước này thử tên lửa đạn đạo.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga và Trung Quốc ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt để Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân, hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.
Ông Lavrov và ông Vương Nghị đã lên tiếng kêu gọi các bên không làm gia tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Ảnh: EPA
Tuy nhiên, ngoài các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an, các nước khác không nên áp đặt trừng phạt đơn phương bổ sung để cô lập hoàn toàn Triều Tiên bởi điều này sẽ khiến nỗ lực nối lại đàm phán 6 bên thất bại.
Ngoài ra, nhà ngoại giao Nga còn chỉ trích kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc. Theo ông Lavrov, kế hoạch này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.
Nga ngoại giao gỡ rối cho Triều Tiên?
Thực tế từ khi Triều Tiên tiến hành các hoạt động phóng thử tên lửa và ban bố lệnh tổng động viên, cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bày tỏ thái độ gay gắt cũng như đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, việc Nga dành nhiều thời gian để cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bàn bạc và đưa ra những tuyên bố trên được xem là một tín hiệu tích cực. Giới phân tích cho rằng, Moskva đang tiếp tục nhận nhiệm vụ tiên phong, ngoại giao gỡ rối cho Triều Tiên cũng như đối phó với những căng thẳng leo thang có thể xảy ra tại khu vực này.
Ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố tiến hành thành công vụ thử bom H hôm 6/1, bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và không có các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng tại Đông Bắc Á.
“Chúng tôi khẳng định lập trường ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên trong khuôn khổ tiến trình đàm phán 6 bên và khởi động sớm nhất có thể đối thoại nhằm xây dựng một nền hòa bình vững chắc và an ninh trong khu vực”, bà Zakharova nhấn mạnh.
Nga đang ngoại giao gỡ rối cho Triều Tiên
Những ngày sau đó, khi những tiếng nói phản đối, yêu cầu Liên hợp Quốc trừng phạt Bình Nhưỡng ngày càng lên cao thì điện Kremlin vẫn giữ thái độ rất điềm tĩnh và thận trọng khi yêu cầu các bên làm rõ sự thật Bình Nhưỡng có thử bom H hay không.
“Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho các cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ lưỡng dữ liệu từ tất cả những trạm đo đạc, trong đó có cả trạm địa chấn, và phân tích tình hình để xác minh liệu Triều Tiên có thật sự thử bom nhiệt hạch hay không”, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremllin cho biết.
Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, Nga đã nỗ lực ngăn chặn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc họp thứ hai về tình trạng nhân quyền tại Triều Tiên.
Tuy nhiên kết quả cuối cùng chỉ có thêm Trung Quốc, Venezuela và Angola đồng thuận, trong khi số phiếu cần thiết là 9 và 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp không được sử dụng quyền phủ quyết.
Thực tế không chỉ tiến hành ngoại giao gỡ rối cho Triều Tiên, điện Kremlin còn lên tiếng nhắc nhở Triều Tiên kiềm chế bởi những hành động quá khích của Bình Nhưỡng trước tuyên bố cấm vận, trừng phạt của các nước.
Mới đây trong một thông điệp, Bộ Ngoại giao Nga đã cảnh báo nhà lãnh đạo Kim Jong Un hãy nghĩ đến những hậu quả từ lời đe dọa hạt nhân của mình.
“Chúng tôi cho rằng hoàn toàn không được phép đưa ra những thông điệp công khai chứa những lời đe dọa thực hiện một số “cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu” chống lại kẻ thù”.
Bình Nhưỡng nên biết một thực tế là, theo cách này, Triều Tiên sẽ bị toàn bộ cộng đồng quốc tế phản đối, và sẽ tạo ra các lý do hợp luật pháp quốc tế cho sử dụng sức mạnh quân sự chống lại chính nước này, theo đúng quyền tự vệ của một nước được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Rõ ràng, điện Kremlin đang nỗ lực không ngừng để kìm chế những hành động leo thang của các bên trong vấn đề hạt nhân tại Triều Tiên. Nhờ tiếng nói quyết liệt của Nga, nguy cơ leo thang căng thẳng đang dần được đẩy lùi.
Hòa Bình (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Vấn đề Triều Tiên chi phối cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Hàn
Mỹ và Hàn Quốc vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên. Ông Obama cho rằng có thể rút ra kinh nghiệm từ trường hợp Iran.
Việc ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên là khẳng định của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại cuộc họp báo sau cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra sáng sớm nay (17/10 - theo giờ Việt Nam) tại Nhà Trắng.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (trái) hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: HuffingtonPost.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết: Hai bên đã đề cập tới việc nối lại tiến trình đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, bị đình trệ từ tháng 12/2008.
Ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ "đến ngay bàn đàm phán" nếu Triều Tiên mong muốn có cuộc đối thoại nghiêm túc về việc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Ông Obama đã thúc giục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, cho rằng việc tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân sẽ làm cho Triều Tiên "bị cô lập thêm" và không đạt được sự phát triển kinh tế. Theo ông, cách xử lý vấn đề hạt nhân Iran đã cung cấp kinh nghiệm cho khu vực Đông Bắc Á.
Ngoài ra, ông Obama còn ca ngợi liên minh Mỹ - Hàn là nhân tố cốt yếu của hòa bình và an ninh không chỉ trên bán đảo Triều Tiên mà còn trong khu vực, đồng thời tuyên bố ông "không hề thấy sự rạn nứt nào" trong mối quan hệ này.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Triều Tiên phải tuân thủ các thỏa thuận việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Park Geun-hye cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên".
Về phần mình, bà Park Geun-hye cho biết các cuộc gặp song phương gần đây giữa Hàn Quốc - Trung Quốc, Mỹ - Trung Quốc và Hàn Quốc - Mỹ đã tập trung thảo luận vào việc kiến tạo sự đồng thuận về vấn đề Triều Tiên và chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
"Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác và tham vấn với các đối tác khác trong đàm phán 6 bên liên quan nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Triều Tiên cần thể hiện sự thiện chí sẵn sàng hướng đến việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi khẳng định Hàn Quốc và Mỹ cùng với cộng đồng quốc tế sẵn sàng mở rộng hợp tác với Triều Tiên".
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc cũng cam kết sẽ tăng cường điều phối với Trung Quốc để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán 6 bên sớm nhất có thể, đồng thời cho biết sẵn sàng "can dự" vào Triều Tiên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ngoài chủ đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ, các vấn đề khu vực và quốc tế khác mà hai bên cùng quan tâm.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đến thủ đô Washington ngày 14/10 trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ 4 ngày theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.
Cho tới nay, các nỗ lực ngoại giao nhằm nối lại các vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên - với sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, vẫn chưa đạt kết quả cụ thể./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Các nước đàm phán 6 bên nỗ lực ngăn Triều Tiên phóng tên lửa Theo đài KBS, Sau cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Trung hôm 2/9, các nước thành viên tham gia đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên đang đẩy nhanh các hoạt động ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Triều Tiên bắn thử một "loại tên lửa chống hạm mới phát triển." (Nguồn: Getty Images) Phó...