Nga đang “mồi chài” Trung Quốc phát triển tổ hợp chiến đấu tự động?
Ngày 1-7, trên trang web của Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” (The voice of Russia) đã có bài viết gợi mở về hướng hợp tác chế tạo các tổ hợp tác chiến không người lái và robot quân sự giữa Nga và Trung Quốc.
Bài viết cho biết, ông Oleg Martianov, thành viên Hội đồng Quân sự – công nghiệp Nga tuyên bố, việc sản xuất hàng loạt và cung cấp cho quân đội Nga những robot chiến đấu có thể được bắt đầu vào năm 2019 và điều này đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía Trung Quốc.
Chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga đã cho ý kiến về mẫu trang bị quân sự mới. Theo ông, vào thời điểm này quân đội Nga đang thử nghiệm những mẫu xe bánh xích điều khiển từ xa, súng máy hạng nặng và hệ thống tên lửa chống tăng khác nhau.
Trong tương lai, quân đội Nga dự kiến mua những cỗ xe không chỉ điều khiển từ xa, mà khi cần có thể làm việc độc lập trong chế độ hoàn toàn tự động. Điều đó có nghĩa rằng, loại trang bị này sẽ tự xác định mục tiêu và đưa ra quyết định sử dụng vũ khí mà không cần sự “chỉ đạo” của người điều khiển.
Hiện nay, đi tiên phong trong việc sử dụng robot chiến đấu trên mặt đất là Israel. Các cỗ xe Guardium không người lái được sử dụng để bảo vệ các công trình đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như sân bay, quân cảng, căn cứ quân sự…
Israel đã đặc biệt coi trọng việc phát triển và hoàn thiện loại hình kỹ thuật này. Hiện nay, hầu hết các robot của Israel đều được thiết kế để tuần tra và phá bom mìn giải phóng mặt bằng.
Các nhà sáng chế vũ khí Nga đã đi xa hơn, khi hình dung ra những robot như vậy có thể trở thành một dạng vũ khí tấn công tự động, chẳng hạn như một tổ hợp tên lửa chống tăng.
Thông thường, chuyên viên điều khiển tổ hợp tên lửa chống tăng dễ bị tổn thương, bởi vì hướng hỏa lực vào đối thủ khi đang ở khu vực tầm nhìn trực diện. Sử dụng tên lửa chống tăng trong thành phần tổ hợp không người điều khiển sẽ mở ra những khả năng mới cho việc thực thi chiến thuật.
Video đang HOT
Một mẫu xe chiến đấu tự hành không người lái của Nga
Hiện nay tại Nga đang xem xét khả năng chế tạo tổ hợp robot khá lớn mang tên lửa chống tăng trên cơ sở xe bọc thép “Tigr”. Các nhà khoa học quân sự Nga đã sáng chế phiên bản thông thường – xe tự hành “có người lái” của tổ hợp tên lửa chống tăng “Cornet-AM” trên cơ sở “Tigr”.
Hệ thống này có thể mang theo 16 tên lửa, có thể gồm ắc-quy tích hợp hoặc phần đầu đạn áp nhiệt Thermobaric và được sử dụng trong các nhiệm vụ chống lại xe tăng và cả bộ binh của đối phương.
Trong phương án không người lái, xe hoàn toàn có thể dùng để thực hiện cuộc tấn công “cảm tử” vào hậu phương của kẻ thù, giáng đòn gây thiệt hại đáng kể. Trước đây, các xe “Tigr” đã từng được lắp ráp tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga và đã tác động rõ rệt tới thiết kế xe bọc thép hạng nhẹ của nước này.
Tính đến sự gia tăng của mối đe dọa khủng bố mà Trung Quốc hiện đang đối mặt, cũng như đặc điểm địa hình của các khu vực ven biển của nước này, công nghệ tự động gắn với phát triển tổ hợp vũ khí không người lái hoặc là robot chiến đấu trên mặt đất, đang thu hút mối quan tâm lớn từ phía Trung Quốc.
Xe tự hành không người lái và robot chiến đấu là phương án thích hợp cho các cuộc tuần tra dài ngày ở khu vực biên giới có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mà việc sử dụng binh lính gặp rất nhiều khó khăn.
Ngành công nghiệp Trung Quốc cũng đang nghiên cứu sáng chế nhiều phương án robot bộ binh khác nhau, ví dụ như mẫu tương tự như robot Big Dog của Mỹ.
Nếu như trong việc chế tạo máy bay không người lái UAV Trung Quốc đang đi trước Nga, thì trong lĩnh vực phát triển và sản xuất robot mặt đất cả hai nước đều đang ở điểm khởi đầu và tạo điều kiện thuận lợi để cho ra đời những sản phẩm trong chương trình hợp tác phát triển chung.
Theo ANTD
Trung Quốc đưa "cá mập máy" ra Hoàng Sa để bảo vệ giàn khoan
Trung Quốc đã cố tình vu khống Việt Nam đưa người nhái ra phá giàn khoan Hải Dương-981 để đưa "cá mập máy" tới bảo vệ bất chấp nó đang hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Trung tâm thông tin mạng Trung Quốc, quân đội nước này sẽ triển khai thiết bị lặn không người lái (UUV) mang tên Hải Yến để truy lùng người nhái và đặc công phá hoại giàn khoan Hải Dương-981 trên Biển Đông.
Trước đó, như Infonet đã đưa tin trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao tổ chức chiều ngày 16/6, ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định lời cáo buộc của phía Trung Quốc là vô căn cứ khi cho rằng, Việt Nam đã cử lực lượng đặc công nước, người nhái ra "quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Trung Quốc" .
Thiết bị lặn không người lái Hải Yến của Trung Quốc.
"Đến nay, Việt Nam vẫn kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền của mình. Chúng tôi không đưa các lực lượng quân sự ra thực địa.
Việc Trung Quốc đưa ra các bằng chứng như lưới, thùy phuy, mảnh gỗ, cục gỗ để nói rằng Việt Nam thực hiện các biện pháp gây nguy hại cho giàn khoan của Trung Quốc là không đúng. Đó là lưới đánh bắt thông thường của các tàu cá của ngư dân Việt Nam, khi họ bị các tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công, xua đuổi, ngư dân Việt Nam đã phải cắt lưới để chạy. Hay khi vòi rồng áp lực cao của tàu Trung Quốc tấn công vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, những thùy phuy là thùng dầu, thùng sơn và những khúc gỗ sơn dùng để huấn luyện trên tàu của Việt Nam bị thổi rơi xuống biển. Trung Quốc thu vớt về và bịa đặt là bằng chứng Việt Nam tấn công tàu của Trung Quốc", ông Ngô Ngọc Thu cho biết.
Theo China News Service, Hải Yến UUV được nghiên cứu và phát triển tại Đại học Thiên Tân Trung Quốc. Ban đầu, nó được sản xuất để phục vụ mục đích dân sự như khám phá khoa học, nghiên cứu sinh học biển, đáy biển cũng như hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu hộ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phát triển Hải Yến lại có mối quan hệ mật thiết với Hải quân Trung Quốc. Do đó, trong tương lai, nhiều khả năng nó sẽ được đưa ra chiến trường.
Theo thiết kế, Hải Yến UUV có thể hoạt động liên tục dưới biển 30 ngày trong phạm vi 1.000 km và lặn sâu tối đa 1.094 m. Hải Yến sử dụng động cơ đẩy hỗn hợp tiên tiến với hình dạng bên ngoài giống như một quả ngư lôi, dài 1,8m , đường kính 0,3 m, trọng lượng 70 kg và tốc độ di chuyển là 6 km/h.
Hải Yến có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ như dò mìn hay tìm kiếm cứu hộ cũng như phát hiện sự dịch chuyển của người nhái và tàu ngầm. Đặc biệt, khi được trang bị hệ thống vũ khí, thiết bị lặn không người lái này có thể tấn công lực lượng người nhái tiếp cận gần các giàn khoan dầu được Trung Quốc trái phép đưa vào khai thác tại những vùng biển tranh chấp.
Thậm chí, theo tờ Want China Times, Hải quân Trung Quốc còn đang lên phương án mua hoặc đóng mới một phiên bản thiết bị lặn Hải Yến với quy mô lớn hơn và triển khai với số lượng lớn để bảo vệ cho lực lượng tàu thuyền và giàn khoan ngoài khơi trong tương lai.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Infonet
Tàu ngầm thứ hệ thứ 5 của Nga được trang bị rô-bốt quân sự Những tàu ngầm thế hệ thứ 5 của Nga sẽ được trang bị rô-bốt quân sự, tổng tư lệnh hải quân Nga cho biết. "Khả năng tấn công của các tàu ngầm thông thường và hạt nhân đa dụng sẽ được cải thiện trong tương lai qua việc tích hợp rô-bốt vào hệ thống vũ khí", đô đốc hải quân Viktor Chirkov phát...