Nga dẫn bài học của Thế chiến 1 để cảnh cáo Ukraine
Đúng 100 năm trước, chiến tranh đã bùng nổ bắt đầu ở châu Âu. Những bài học xương máu từ Thế chiến 1 đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
Tổng thống Nga V. Putin cho rằng, cuộc xung đột toàn cầu cách đây 100 năm là bi kịch cho tất cả nhân loại, khiến cho hàng triệu người thiệt mạng, khiến cho bản đồ chính trị châu Âu có diện mạo mới và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn. Những bài học xương máu từ lịch sử Thế chiến thứ nhất đến nay vẫn còn nhiều người chưa thuộc.
Mỹ lại quên bài lịch sử?
Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Đức tuyên chiến với Nga. Nguyên cớ gây chiến là người thừa kế ngai vàng Áo – Thái tử Franz Ferdinand bị ám sát, dẫn đến việc người Áo – Hung tuyên chiến với Serbia.
Việc này làm cho hai quốc gia đồng minh với đế chế Áo-Hung (Liên minh Trung tâm) và những nước đồng minh với Serbia (phe Hiệp ước) tuyên bố chiến tranh chống lại nhau, khởi đầu cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nước Đức tuyên bố đứng về phía Áo vì thấy dịp này là một cơ hội tốt để thực hiện tham vọng địa chính trị của mình. Berlin coi Moscow là kẻ thù vì khi đó Nga ủng hộ Serbia. Trong những ngày đầu tiên của tháng 8 năm 1914, Bỉ, Luxembourg, Pháp cũng bị lôi kéo vào cuộc chiến.
Có thể lập tức hiểu được rằng việc Thái tử Áo Franz Ferdinand chết chẳng liên quan gì đến cuộc chiến. Ở đây, điều chính yếu là các nước đang tìm cách giải quyết những vấn đề chính trị và những mâu thuẫn cá nhân riêng của mình.
Tiến sĩ Khoa học lịch sử, nhà khoa học chính trị Natalia Narochnitskaya lí giải, nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ nhất là các quá trình tích tụ mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, trong địa chính trị, trong việc mở rộng và phát triển các trung tâm quyền lực mới ở châu Âu.
Quân đội Nga chuẩn bị cho một cuộc tập trận đổ bộ đường không
Các quốc gia cạnh tranh với nhau để gây ảnh hưởng ở châu lục này, để tranh giành thị trường và tiếp cận đường biển, “tiện thể” gây xích mích giữa các đồng minh lâu đời và tạo ra các liên minh mới. Những mâu thuẫn này đã trở nên gay gắt trong giai đoạn đầu thế kỷ 20 dẫn đến chiến tranh thế giới bùng nổ.
Dần dần, cuộc chiến có thêm các bên tham gia mới là Australia, Áo, Hungary, Bỉ, Brazil, Bulgaria, Anh, Đức, Hy Lạp, Ấn Độ, Ý, Canada, Trung Quốc, New Zealand, Newfoundland, Đế chế Ottoman, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, Serbia, Mỹ, Pháp, Montenegro, Liên minh Nam Phi và Nhật Bản. Hầu hết các nước này trực tiếp tham chiến và phải chịu thiệt hại lớn về kinh tế.
Ngược lại, Hoa Kỳ chỉ tham chiến ở nên ngoài lãnh thổ của mình. Những đơn đặt hàng quân sự khổng lồ từ quốc gia khác nhau mang lại cho Hoa Kỳ những khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Mỹ đã xuất hiện thêm tới 17.000 triệu phú mới.
Do kết quả của cuộc chiến tranh này, Mỹ trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới. Kể từ đó Mỹ cũng trở thành bậc thầy về “gây chiến” và “xúi giục chiến tranh” nhưng chỉ ở nước ngoài, xa lãnh thổ của họ. Do đó, “chú Sam” vừa tránh được bom rơi đạn lạc, vừa kiếm được những nguồn lợi kếch xù từ việc bán vũ khí.
Video đang HOT
Nga nhắc nhở Mỹ, EU và Ukraine đừng quên những bài học từ Thế chiến thứ nhất
Lật lại lịch sử, Tiến sĩ Natalia Narochnitskaya nhận định, các xung đột thường nổ ra vào đầu thế kỷ và giai đoạn hiện nay – đầu thế kỷ 21 – cũng đang có những mâu thuẫn tích lũy tương tự như thời Chiến tranh thế giới thứ nhất: Những khát vọng quyền lực chiến lược chính đã xung đột với nhau tại biên giới giữa châu Âu và Nga.
Hôm nay, lợi ích của các quốc gia đối lập về ý thức chính trị lại đụng độ với nhau một lần nữa tại tại mảnh đất Ukraine, và cũng một lần nữa Hoa Kỳ lại đóng vai trò tích cực để cố gắng quyết định số phận của các nước khác, dẫn tới những xung đột bi thảm. Những bài học lịch sử từ thảm kịch Thế chiến thứ nhất đã bị lãng quên.
Người đứng đầu chương trình nghiên cứu của Quỹ “Lịch sử ký ức” Nga Vladimir Simindey nói: “Chúng ta phải thừa nhận rằng ban lãnh đạo của các nước lớn ngày nay đã không còn nhớ bài học của lịch sử. Thay vì nỗ lực để giảm xung đột, họ thổi phồng xung đột bằng mọi cách và sử dụng mâu thuẫn nội bộ của các quốc gia khác để đạt được mục đích của mình”.
Quân đội Ukraine hiện đang tiến hành cuộc chiến chống lực lượng ly khai ở miền Đông đất nước
Ông Simindey cho rằng, sự tương đồng giữa các sự kiện của thế kỷ trước và tình hình hiện tại trên lục địa châu Âu khiến cho ta phải suy nghĩ. Hành vi của các cường quốc phương Tây hiện nay là rất nguy hiểm, vì họ khuyến khích chủ nghĩa dân tộc Ukraine và buộc Nga phải dính líu đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? Một số đế quốc như Áo-Hung, Ottoman và Đức không còn tồn tại. Các nước tham chiến đã mất hơn 10 triệu binh sĩ và 12 triệu dân thường. Khoảng 55 triệu người bị thương. Nhưng đó chưa phải là những nạn nhân cuối cùng của tham vọng tranh giành địa chính trị. Các mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để, bài học lịch sử bị lãng quên đã khiến Thế chiến II bùng nổ.
Tổng thống Putin cảnh báo
Tổng thống Nga V. Putin hôm 1-8 đã từng gọi Thế chiến I là “ví dụ khủng khiếp khi những tham vọng quá mức chiến thắng lương tri”. Ông cũng kêu gọi, các nguyên thủ quốc gia khác không quên bài học “những tham vọng quá lớn và sự ích kỷ” đã dẫn nhân loại đến hậu quả gì.
Nguyên thủ Nga đã phát biểu tại Đồi Poklonnaia ở Moscow trong lễ khánh thành tượng đài những người lính Nga đã hy sinh trong Thế chiến I. Ông đã gọi giai đoạn này của lịch sử thế giới là một “bi kịch chung” và sẽ có ích nếu ngày hôm nay người ta nhớ lại những nguyên nhân xảy ra Thế chiến thứ nhất và những hậu quả của nó.
Tổng thống lưu ý rằng trong nhiều thế kỷ, Nga luôn ủng hộ cho một mối quan hệ mạnh mẽ và tin cậy giữa các quốc gia. Cũng như trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Nga đã làm mọi thứ để thuyết phục châu Âu giải quyết một cách hòa bình và không đổ máu cuộc xung đột giữa Serbia và Áo-Hungary.
Nhưng lúc đó nước Nga đã không được lắng nghe và buộc phải đáp trả những thách thức để bảo vệ dân tộc Slavơ anh em, bảo vệ mình và công dân của mình trước những nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. Nó không khác gì những sự kiện hiện đang xảy ra ở đất nước Ukraine – nơi các nhà lãnh đạo ở đây, thay vì trở thành người mang lại hạnh phúc, ấm no lại đang trở thành “kẻ thù” của nhân dân miền Đông nước này.
Tổng thống Putin cũng tuyên bố về sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc các sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng có tính nguyên tắc việc phải làm tất cả để những ký ức về quân đội Nga trở thành bất tử, rằng trong cuộc chiến này, Nga đã hoàn thành nghĩa vụ liên minh của mình.
“Cuộc chiến này nhắc nhở chúng ta về những hậu quả khi sự thù địch và lòng ích kỷ, cũng như tham vọng quá mức của những người đứng đầu nhà nước và giới thượng lưu chính trị được đặt cao hơn lương tri. Rồi thay vì gìn giữ châu Âu như một châu lục thịnh vượng nhất thế giới, người ta đã đẩy nó rơi vào sự hỗn loạn – ông Putin nói.
Theo Kiến Thức
Những bức ảnh hiếm chưa từng công bố về Thế Chiến I
Những bức ảnh lột tả cuộc sống của những người lính trên chiến trường Thế Chiến I.
Cách đây một thế kỷ, Thế chiến I nổ ra và được coi là "cuộc chiến tranh để chấm dứt mọi chiến tranh" biến cả châu Âu thành một đống đổ nát và khiến hơn 9 triệu người thiệt mạng.
Để kỷ niệm ngày cuộc chiến tranh tàn khốc này bùng nổ, Reuters vừa đăng những bức ảnh chưa từng được công bố lột tả một cách sinh động và chân thật nhất đời sống và cuộc đấu tranh vật lộn giữa ranh giới sống chết mong manh của những người lính bình thường trong cuộc chiến toàn cầu đầu tiên của nhân loại.
Những bức ảnh này do một nhiếp ảnh gia vô danh chụp lại, và được bảo quản trong những chiếc đĩa thủy tinh trong kho lưu trữ của lực lượng Kỵ binh Thiết giáp quân đội Pháp. Đây chính là những khoảnh khắc chân thực nhất giúp chúng ta hình dung được sự tàn bạo và khắc nghiệt của chiến tranh.
Thế chiến I chứng kiến sự ra đời của loại hình tác chiến chiến hào đầu tiên trong lịch sử, và chiến hào đã làm một cuộc cách mạng thực sự thay đổi một cách toàn diện những chiến thuật, chiến lược mà các tướng lĩnh từng áp dụng trên chiến trường.
Chiến tranh chiến hào ra đời từ cuộc cách mạng hỏa lực với sự phát triển của súng trường, súng máy và pháo binh, trong khi các phương tiện cơ động cho bộ binh không bắt kịp với bước tiến vũ bão này.
Chính vì sự khác biệt giữa vũ khí ngày càng hiện đại và các phương tiện cơ động lạc hậu, những vị trí phòng thủ như thế này luôn đạt được ưu thế rõ ràng trong chiến đấu.
Trong chiến đấu, binh lính chủ yếu chui rúc trong các chiến hào chật hẹp, bẩn thỉu, và xung quanh chăng đầy các lớp dây thép gai để hạn chế khả năng xâm nhập chiến tuyến của đối phương.
Hệ thống chiến hào của một đội quân có thể được đào dài hàng trăm km, và thường xuyên phải được củng cố, sửa chữa dưới hỏa lực của pháo binh địch.
Họ có những lô cốt đặc biệt dành riêng cho các xạ thủ súng máy.
Những người lính Pháp tạo dáng trong một chiến hào phía trên Ablain-Saint-Nazaire tại mặt trận Artois ở miền bắc nước Pháp.
Phía trên chiến hào, binh lính xây dựng những túp lều tạm bợ. Túp lều trong ảnh được các binh sĩ đặt tên là Chalet.
Vì thiếu các phương tiện cơ động hiệu quả trên chiến trường, các Lữ đoàn Kỵ binh Pháp phải cho binh lính sử dụng xe đạp để hành quân.
Sự thiếu hụt động cơ cơ giới hóa cũng khiến các đạo quân phải sử dụng động vật thay sức kéo. Trong ảnh là một con chó được dùng để kéo một khẩu súng máy của Bỉ.
Trong thời kỳ này, đồ hộp chưa được phát minh, vì thế các binh sĩ vẫn phải tự chuẩn bị thực phẩm cho mình ngay trên chiến trường.
Vì chiến tranh chiến hào thường khiến cuộc chiến lâm vào thế bế tắc và không ai chiếm được ưu thế, các binh sĩ phải tìm cách tự điều chỉnh để thích nghi với cuộc sống ngột ngạt trên chiến trường. Trong ảnh là một binh sĩ vừa tắm xong tại một chốt gác ở tiền tuyến. Tấm biển bên cạnh có dòng chữ "Khu tắm hơi Poilu, dịch vụ tắm vòi, mát-xa, xoa bóp chân và cắt móng tay. Miễn phí mát-xa cho phụ nữ."
Để tăng cường sĩ khí cho các binh sĩ, quân đội thường mời các nghệ sĩ tới biểu diễn ngay trên chiến trường.
Theo Khampha