Nga dám vượt rào để lấy trọn 8 tỷ USD của Iran?
Dù Iran đang là khách sộp với Nga khi đồng ý chi tới 8 tỉ USD để mua vũ khí nhưng cả Moskva và Tehran có dám thực hiện thương vụ này?
Món hàng béo bở
Hãng tin Sputnik dẫn lời của Phó Cục trưởng Cục Hợp tác công nghệ quân sự Liên bang Nga Aleksardr Vasilievich Fomin khẳng định, Moskva sẽ không bán xe tăng và máy bay tiêm kích cho Iran.
Nguồn tin cho biết, khi được hỏi về vấn đề liên quan, ông Fomin cho rằng việc cung cấp các loại vũ khí tác chiến đang chịu sự hạn chế của lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với Iran.
Theo ông Fomin, hiện nay lệnh cấm chỉ cho phép cung cấp cho Iran vũ khí phi sát thương, hệ thống phòng không, radar. Vì vậy, không có chuyện Nga bán xe tăng và máy bay tiêm kích cho Iran. “Việc này chỉ được đề cập tới sau khi lệnh trừng phạt (của LHQ) được dỡ bỏ”, ông Aleksardr Vasilievich Fomin nhấn mạnh.
Được biết, đây là tuyên bố khá bất ngờ của Nga bởi trước đó Moskva khẳng khăng sẽ thực hiện thương vụ này trước sự phản ứng quyết liệt của Mỹ và Washington phải viện dẫn đến lệnh cấm cụ thể của LHQ với Iran. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon tuyên bố, việc Nga bán Su-30 và xe tăng cho Iran là vấn đề của LHQ chứ không phải của Moskva.
Tiêm kích Su-30SM Iran đang muốn mua của Nga.
Tuyên bố này được Thứ trưởng Thomas Shannon đưa ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ: “Sẽ chặn việc thông qua bán máy bay chiến đấu Su-30″ nói trên, đồng thời lưu ý rằng bất cứ thương vụ nào dạng này đều cần có sự phê chuẩn của LHQ chứ không phải là vấn đề của Nga.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ tuyên bố sẽ ngăn việc Nga bán máy bay Su-30 cho Iran. Cụ thể, hồi cuối tháng 2/2016, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đưa ra tuyên bố tương tự khi khẳng định rằng Washington sẽ làm mọi cách theo luật để ngăn thương vụ này.
Video đang HOT
“Đây là vấn đề của LHQ, tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chấp thuận thoả thuận này”, Ngoại trưởng Kerry trả lời sau khi nhận được câu hỏi của truyền thông về quan điểm của Washington khi Nga bán máy bay chiến đấu và xe tăng cho Iran.
Trước đó, ông Hossein Dehqan, Bộ trưởng Quốc phòng Iran đã tuyên bố rằng nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ bỏ ra số tiền lên tới 8 tỉ USD để mua vũ khí của Nga, trong đó có tiêm kích Su-30, xe tăng… Tuy nhiên, ông này không cung cấp thông tin về thương vụ này, nhưng khẳng định Iran sẽ tham gia sản xuất máy bay.
Nga và Iran vượt rào?
Việc cả Nga – Iran có dám vượt qua lệnh cấm của LHQ để thực hiện thương vụ vũ khí này hay không cần phải nhìn lại cái giá Tehran đang đối mặt sau khi nhận được những hệ thống S-300 đầu tiên và Moskva đang thấm nỗi đau trừng phạt.
Cụ thể, chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Gunes cho rằng, việc Iran nhận chuyển giao S-300 và có thể mua thêm vũ khí nữa của Nga sẽ đưa nước Hồi giáo này phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức mới.
Theo Hakan Gunes, việc Iran sở hữu S-300 như “một lời cảnh báo” gửi tới Israel và Saudi Arabia, các quốc gia đã nhiều lần đe dọa tiến hành tập kích bằng tên lửa nhằm vào Iran.
“Israel và Saudi Arabia đã không dưới một lần cảnh báo về khả năng sử dụng tên lửa tầm trung tấn công vào các cơ sở quan trọng của Iran. Mối nguy cơ này đã được giảm nhẹ khi Iran sở hữu S-300″, chuyên gia H. Gunes nhận định.
Ông H. Gunes cũng chỉ ra những dấu hiệu chống Iran trong quan hệ Mỹ và các quốc gia đồng minh tại Cận Đông, trong đó có Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar, trong thời gian gần đây.
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ dự báo, các quốc gia trên đang chờ kết quả của cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này để tăng cường các hoạt động đối đầu với Iran. Trong vài tháng tới, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia có thể bỏ qua bất đồng để xích lại gần nhau liên quan tới vấn đề Iran.
Israel hiện đặc biệt lo ngại về khả năng Iran đang âm thầm phát triển công nghệ hạt nhân để chế tạo bom nguyên tử. Việc quốc gia Cận Đông này sở hữu tổ hợp S-300 để bảo vệ các căn cứ hạt nhân hiện có sẽ là mối lưu tâm thường trực của Tel aviv.
Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Israel có thể trở thành đồng minh với sự hậu thuẫn của Mỹ.
“Với xu hướng xích lại gần nhau của các nước có quan điểm chống Iran, làn sóng chống Iran mới có thể sẽ bùng phát sau cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 này”, ông H. Gunes kết luận.
Không chỉ Iran, ngay cả khi Nga chưa thực hiện thương vụ vũ khí mới với Tehran, Moskva đã thấm thía nỗi đau từ lệnh trừng phạt của phương Tây. Đặc biệt, nếu tiếp tục bán vũ khí cho Iran, Nga còn vi phạm lệnh cấm của LHQ. Trong tình huống này, chắc chắn người Nga sẽ biết cách cân nhắc.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Thổ Nhĩ Kỳ thách thức Nga công bố bằng chứng liên hệ với IS
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt avuolu lớn tiếng tuyên bố sẽ từ chức nếu Nga có bằng chứng Ankara hỗ trợ IS, trong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho rằng ông avuolu nên bị bỏ tù.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt avuolu nói với người đồng cấp Sergei Lavrov rằng ông sẽ từ chức nếu Moscow có bằng chứng về việc Ankara hỗ trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
"Tôi sẵn sàng từ chức nếu như ông Lavrov có bằng chức rằng Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ IS", ông avuolu nói trong cuộc họp với nhóm quốc tế hỗ trợ Syria (ISSG) tại Vienna ngày 17/5.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt avuolu trong cuộc họp tại Vienna, Áo ngày 16/5. Ảnh: AP
"Nếu như không thể chứng minh điều này, tôi muốn mời mọi người đến Antalya (quê nhà của ông avuolu) như một khách mời danh dự trong suốt cuộc đời này".
Nga nhiều lần cáo buộc Ankara giúp khủng bố IS vận chuyển dầu lậu qua biên giới Syria. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdoan từng lên tiếng phản đối, nói rằng đây là những cáo buộc "hèn hạ".
"Ông Lavrov là một nhà ngoại giao kinh nghiệm. Ngoại trưởng Nga không nên có những tuyên bố vô căn cứ như vậy", ông avuolu nói với người đồng cấp Nga.
Trong cuộc họp ở Vienna, ông avuolu cũng phủ nhận cáo buộc rằng Thổ Nhĩ Kỳ làm ngơ trước khủng bố IS.
Tổng cộng có 24 đại diện đến từ 20 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế đến dự cuộc họp ở Vienna, nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc nội chiến Syria kéo dài 5 năm qua.
Đáp trả lại tuyên bố của ông avuolu nhằm vào Ngoại trưởng Nga Lavrov, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng ông avuolu không những từ chức mà còn nên bị bỏ tù.
Theo tuyên bố của bà Zakharova trên Facebook, "bất cứ ai liên quan đến khủng bố IS thì nên bị bỏ tù".
Mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga đã trở nên căng thẳng kể từ khi chiến đấu cơ Ankara bắn rơi máy bay Nga vào ngày 24/5/2015. Thổ Nhĩ Kỳ nói đã cảnh báo máy bay Nga vì đã vi phạm không phận nước này nhưng Nga đã bác bỏ thông tin này.
Nga đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng đây là hành động "đâm sau lưng".
Các biện pháp trả đũa của Nga bao gồm hạn chế hoạt động của các tổ chức Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga, cấm các công ty Nga thuê công dân Thổ Nhĩ Kỳ và cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm nhất định.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Cựu tướng Anh tuyên bố về khả năng chiến tranh hạt nhân với Nga Báo The Independent cho hay, ông Alexander Richard Shirreff cho rằng Nga đang nuôi dưỡng các kế hoạch mạnh mẽ chống các nước Baltic. Tướng Alexander Richard Shirreff - nguyên Phó Tư Lệnh liên quân ở châu Âu. Đài Sputnik của Nga dẫn lời ông Alexander Richard Shirreff, nguyên Phó Tư Lệnh liên quân ở châu Âu lên tiếng cảnh báo về một...