Nga đàm phán với Ấn Độ về phát triển tuyến vận tải Biển Bắc
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Nga và Ấn Độ đang xem xét mở rộng việc sử dụng tuyến vận tải Biển Bắc đi qua Bắc Cực.
Đoàn tàu xuất bến từ cảng Vladivostosk. Ảnh tư liệu: TTXVN
Bộ trưởng Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực của Nga, ông Alexei Chekunkov đang ở thăm Ấn Độ và đàm phán với các quan chức nước chủ nhà về việc vận chuyển hàng hóa “đáng tin cậy và an toàn” qua Tuyến Biển Bắc sử dụng các cảng của Nga và Ấn Độ. Hãng tin Interfax dẫn lời ông Chekunkov nhấn mạnh chi phí vận chuyển một container từ Vladivostok đến Ấn Độ thấp hơn một phần ba so với chi phí vận chuyển một container từ Moskva.
Năm ngoái, Ấn Độ là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga.
Video đang HOT
Nga muốn Tuyến Biển Bắc – chạy dọc theo bờ biển phía Bắc của Nga và là tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa Đông Á và châu Âu – trở thành một tuyến đường vận chuyển chính và đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng ở đó. Tuyến này hiện không được sử dụng vào mùa Đông do lớp băng tuyết dày. Tuy nhiên, do sự ấm lên của Bắc Cực, Nga có kế hoạch bắt đầu vận chuyển quanh năm vào cuối năm nay.
Khảo sát đánh giá Trung Quốc là động lực nền kinh tế thế giới
Khoảng 78,34% số người được hỏi tại 22 quốc gia tin rằng nền kinh tế Trung Quốc đã tiếp thêm sinh khí và trở thành động lực của nền kinh tế thế giới.
Cuộc khảo sát mới đây do CGTN Think Tank và Viện Công luận Trung Quốc thực hiện đã phỏng vấn những người có độ tuổi trung bình là 38,64 tuổi, sống tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, cũng như cũng như các nước đang phát triển như Brazil, Argentina, Mexico, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập, Nigeria, Kenya và Nam Phi.
Hơn một nửa số người được hỏi (54,71%) có bằng cử nhân trở lên, trong số đó có 15,22% là thạc sĩ và tiến sĩ.
Kết quả cho thấy 91,46% người tham gia ở châu Phi đã đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Trung Quốc. Châu Âu theo sát với tỷ lệ 81,6%, trong khi Bắc Mỹ đứng thứ ba với 78,09%.
Bên cạnh đó, 84,13% người trả lời tại các nước tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, nhiều hơn so với những nước không tham gia BRI.
Trong khi đó, 84,02% người tham gia tại các nước đang phát triển đã bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc, nhiều hơn so với các nước phát triển.
76,65% người tham gia khảo sát cũng khẳng định việc tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 6.100 USD lên hơn 12.000 USD trong 10 năm qua là một thành tựu đáng chú ý. Trong cuộc khảo sát, hơn 70% tin rằng Trung Quốc đang trở nên giàu có hơn.
Gần 100 triệu người dân ở nông thôn Trung Quốc đã thoát khỏi đói nghèo trong thập kỷ qua, và đại đa số người được hỏi trên toàn cầu tin rằng hai lý do hàng đầu để Trung Quốc đạt được thành tựu lịch sử trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chính là việc nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và các nhà lãnh đạo quyết tâm tiến tới mục tiêu.
Về phát triển công nghệ, những người được hỏi ấn tượng nhất đối với công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo và đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Ở châu Phi, 73,87% người được hỏi ấn tượng nhất với 5G của Trung Quốc và 55,28% khen ngợi tuyến đường sắt tốc độ cao của nước này. Ở châu Âu, 52,77% người được hỏi rất ấn tượng với sự tiến bộ của đất nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Đa số người được hỏi có ấn tượng tích cực về người Trung Quốc, 84,42% người châu Phi và 71,18% người châu Âu tin rằng người Trung Quốc chăm chỉ và năng động. Trong khi đó, 70,96% người được hỏi từ các nước trong BRI và 74,26% người được hỏi từ các nước đang phát triển bày tỏ cùng quan điểm.
Iran thanh toán kiện hàng nhập khẩu đầu tiên bằng tiền điện tử Hình thức thanh toán bằng tiền điện tử có thể giúp Iran lách qua các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh minh họa - Getty Images Hãng thông tấn Tasnim đưa tin hôm 9/8, Iran đã đặt mua đơn hàng quốc tế đầu tiên bằng lượng tiền điện tử trị giá 10 triệu USD. Tuy vậy, hãng trên không nêu rõ loại tiền...