Nga đã tính toán sai lầm?
Mọi bước đi của Nga đối với Ukraine đều đã được tính toán nhưng chưa hẳn đã đúng.
Bị mặc cả?
Ngay từ khi ông Viktor Yanukovych được bầu làm Tổng thống Ukraine hồi tháng 2/2010, các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây đã đồng loạt coi ông là ngươi rất thân Nga.
Dẫn chứng là tai các cuộc bỏ phiếu ở Liên hợp quốc và tất cả các vấn đề lớn thuộc chính sách đối ngoại, Ukraine đều ủng hộ các lập trường của Nga, hoăc tham khao Moskva.
Ông Yanukovych và ông Putin trong lễ ký thỏa thuận Nga cho Ukraine vay 15 tỷ USD và giảm giá khí đốt diễn ra tại Moskva tháng 12/2013
Thế nhưng, thực tế lại không như những gì phương Tây tuyên truyền, hoặc như mong muốn từ Moskva. Trên “thực địa”, Yanukovych có những lời nói và việc làm hoàn khác.
Không như mong đợi từ Moskva, trong nhiệm kỳ của ông Yanukovych, các doanh nghiệp Nga không “ồ ạt” tràn vào Ukraine.
Giới phân tích cho rằng việc liên minh với các đầu sỏ chính trị Ukraine, những người luôn không thích nước láng giềng khổng lồ này tới lãnh thổ của họ, khiến Yanukovych đã rất nỗ lực để ngăn chặn các nhà kinh doanh Nga đặt chân vào nước ông.
Có thông tin rằng nhiều nhà đầu tư Nga đã phàn nàn với Tông thông Nga Vladimir Putin vê điêu bât lơi nay, song ngay cả ông Putin cũng không thể thuyết phục được người đồng cấp của mình ở Kiev.
Với những gì đã qua, có ý kiến cho rằng Yanukovych không thân Nga cũng không thân phương Tây. Ông là vị tổng thống thân…chính mình. Trong bốn năm cầm quyền, ông Yanukovych đã “vun vén” cho gia đình và đặc biệt là người con trai Alexandr và Viktor.
Để thu được lợi ích, ông Yanukovych đã chơi trò hai mặt với Nga và châu Âu. Đỉnh điểm của trò chơi này là “con bài” thỏa thuận liên kết với EU.
Chỉ có 15 tỷ USD mà Putin hứa vào cuối năm 2013 cũng như việc giảm giá khí đốt mới khiến Ukraine “tạm thời” chưa ngả hẳn về phía Brussels.
Ông Yanukovych sau đó còn “cả gan” hơn khi tiếp tục ra giá đối với EU. Tại hội nghị cấp cao ở Vilnius (Litva) hồi cuối năm 2013, ông này đã nêu điều kiện là EU phải cung cấp cho Ukraine số tiền lớn hơn số tiền mà Nga đã hứa.
Khoản tiền được đề nghị gần 20 tỷ USD với cái cớ là “đền bù” những hậu quả tiêu cực mà việc thực hiện hiệp định sẽ gây ra trong thời hạn ngắn đối với nền kinh tế Ukraine.
Sau khi EU từ chối, ông Yanukovych mới trở về với Putin với quyết định không ký hiệp định liên kết và có được khoản vay 15 tỷ USD và giảm giá khí đốt mà Nga đã hứa. Hậu quả của hành động này là phong trào Maidan và diễn biến sau đó mà ai cũng biết.
Phương án dự phòng
Video đang HOT
Để “mất” Yanukovych và lo ngại về làn sóng “sắc màu” do Mỹ và các nước phương Tây hậu thuẫn, Nga đã thực thi phương án dự phòng. Giới chuyên gia cho rằng, Nga từ lâu đã chuẩn bị đối phó với phong trào Maidan bằng các mạng lưới “chống Maidan”. Các mạng lưới này hoạt động ngay từ những ngày đầu tiên sau khi Liên Xô tan ra.
Trong khi ở Kiev, Maidan trỗi dậy mạnh mẽ thì ở miền Đông Ukraine, nhiều người đã giương cao các lá cờ đỏ (cơ Liên Xô trước đây) và bảo vệ các công trình lịch sử, văn hóa khỏi sự đập phá.
Có ý kiến nhận định Nga đã chuẩn bị cho kịch bản này từ nhiều tháng trước khi chính quyền của ông Yanukovych sụp đổ bằng việc đưa chuyên gia quân sự, chuyên gia huấn luyện của cơ quan tình báo quân sự cũng như các “phụ tá” Nga sang.
Người biểu tình tại Maidan, Kiev tháng 2/2014
Crimea là một ví dụ khác cho việc Nga đã vạch sẵn nhiều phương án và sẵn sàng thực thi ngay lập tức khi cần thiết. Bán đảo này được nhà lanh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev cho sáp nhập vào Ukraine hồi năm 1954. Có nhiều lý do được đưa ra cho quyết định này, song có một điều gần như chắc chắn là người Nga, dù ở Nga hay ở Crimea, đều không muốn điều này.
Vào cuối tháng 2/2014, chỉ trong vòng vài ngày, các tòa nhà hành chính của thủ phủ Simferopol của Crimea đã rơi vào tay các nhóm vũ trang không rõ danh tính. Sĩ quan và binh lính Ukraine có mặt tại quảng trường đã nhận được lệnh không được nô sung. Họ đã từ bỏ doanh trại mà không có một cuộc đụng độ nào xay ra.
Ngay sau đó, kế hoạch tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý được đưa ra và sửa đổi tới 3 lần. Đầu tiên, người dân Crimea được yêu cầu đi bỏ phiếu vào ngày 25/5 về việc mở rộng quyền tự trị địa phương (Crimea khi đó đã là một nước cộng hòa tự trị trong Ukraine).
Sau đó, thời hạn được đưa lên sớm hơn vào ngày 31/3 và cuối cùng được ấn định vào ngày 16/3 với câu hỏi được đặt ra là sự độc lập của Crimea đối với Ukraine và sáp nhập vào Nga.
Những binh lính lạ mặt và “lịch thiệp” kiểm soát Crimea
Vào thời điểm diễn ra cuộc bỏ phiếu, hầu như toàn bộ bán đảo này đều do những người mặc quân phục không biển hiệu có vũ trang kiểm soát. Kết quả được công bố là tỷ lệ tham gia hơn 80% và 96% người đi bỏ phiếu muốn sáp nhập vào Nga.
Dù có những ý kiến trái chiều về kết quả này thì việc sáp nhập Crimea vào Nga cũng ngay lập tức được Duma Quốc gia (tức Hạ viên Nga) và đích thân Tổng thống Putin hợp thức hóa. Chỉ 48 giờ sau cuộc trưng cầu ý dân, Crimea đã chính thức trở thành một nước cộng hòa tự trị thuộc Nga.
Việc quân đội Ukraine không thể phản kháng lại được qua trinh tai sap nhâp Crimea vao Nga vì nhiều lý do. Bắt đầu bằng sự hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ Crimea của khoang 25.000 lính hải quân Nga theo hiệp định về việc đồn trú Hạm đội biển Đen ở Sevastopol.
Giới phân tích cho rằng các nhà lãnh đạo mới ở Kiev khi đó sợ lặp lại sai lầm của Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili vào tháng 8/2008. Gruzia đã phản ứng trước trước việc quân đội Nga tập trung ở phía bên kia biên giới bằng cách ra lệnh cho quân đội tiến vào Nam Ossetia, vùng lãnh thổ ly khai của Gruzia được Nga ủng hộ. Kết quả là Gruzia đã mất cả Nam Ossetia và Abkhazia.
Không những thế, người Nga đã rất khó lường khi chỉ công bố những mục tiêu thực sự của cuộc trưng cầu ý dân ý vào ngày 6/3, thời điểm mà những tay súng “lịch thiệp” đã chiếm giữ những điểm chiến lược trên bán đảo Crimea. Đây là đòn đánh bất ngờ bởi cho tới lúc đó, Kiev vẫn tin rằng Nga sẽ bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine theo Hiệp ước Budapest ký năm 1994.
Bộ máy tuyên truyền
Từ ngày 18/3, mọi cuộc tấn công cua Ukraine chống Crimea đều được Moskva coi là một sự tuyên chiến với Liên bang Nga. Việc sáp nhập Crimea được đánh giá là thắng lợi của Vladimir Putin.
Theo các cuộc thăm dò dư luân xa hôi Nga, trên 90% người dân Nga ủng hộ sự sáp nhập này. Chỉ số tín nhiệm của Tổng thống Nga sau sự kiện này tăng cao vượt quá ngưỡng 80%. Nhưng tỷ lệ ủng hộ này được chỉ ra là do ông putin đã làm quá tốt công tác tuyên truyền.
Bộ máy tuyên truyền được ông Putin xây dựng rât manh ngay từ trươc nhiệm kỳ đầu tiên (khi ông con lam thu tương dươi thơi Boris Yeltsin), trong đo, đang chu y la nhiều kênh truyền hình lớn của tư nhân đã được chuyển sang năm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Bộ máy tuyên truyền này đã đạt được kết quả đầu tiên trong cuộc chiến tranh Chechnya lân thứ hai được chinh Vladimir Putin, khi đó là thủ tướng của Boris Yeltsin, phát động vào tháng 9/1999. Bộ máy này còn trở nên hùng mạnh vào năm 2011-2012 để tố cáo các cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức khi bị truyền thông Nga gọi là “mớ hỗn tạp những kẻ phản bội”, la “đội quân thứ năm” làm tay sai cho nước ngoài.
Và tới khi Maidan ở Ukraine bùng phát, bộ máy này một lần nữa phát huy hiệu quả. Các kênh truyền hình chính của Nga đều phát đi những bài phóng sự, những bản tin cho thấy nhà cầm quyền mơi ơ Kiev là “nhóm đảo chính”, tố cáo họ là theo chủ nghĩa phát xít.
Tổng thống Ukraine Poroshenko tới thăm một đơn vị quân đội ở Kharkov tháng 7/2014
Tuy nhiên, những tính toán của Nga không phải lúc nào cũng nằm trong kế hoạch. Việc sáp nhập Crimea diễn ra thuận lợi song hiện đang mang lại cho Nga rất nhiều khó khăn cả về kinh tế và về chính trị (do những sự trừng phạt của Mỹ và châu Âu).
Bên cạnh đó, Moskva đã không đạt được mục tiêu chính của mình là lật đổ chính phủ ra đời từ phong trào Maidan và buộc Ukraine phải từ bỏ việc xích lại gần EU.
Từ cuối tháng 3/2014, giai đoạn mới của cuộc xung đột đa băt đâu ơ Donbass, la vung công nghiệp lớn ở phía Đông Ukraine, vơi hai thực thể hành chính Donetsk và Lugansk.
Có ý kiến cho rằng người Nga muốn “đóng băng” cuộc xung đột này nhưng có lý do để tin rằng ông Putin không muốn biên giới phía Tây nước Nga luôn bị đặt trong tinh trạng bất ổn kéo dài.
Theo Đất Việt
Về cuộc nói chuyện cộc lốc của Thủ tướng Merkel với Tổng thống Putin
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin cãi nhau, nên các lãnh đạo Nga và phương Tây chẳng đạt được tiến bộ nào trong cuộc nói chuyện tìm cách giải quyết khủng hoảng Ukraine vào tối 17.10.
Bà Merkel chỉ đường đến phòng họp cho ông Putin
Tại cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEM ở Milan (Ý), diễn ra cuộc đối thoại cộc lốc giữa ông Putin với bà Merkel, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Ông Putin nói việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea (từng thuộc Ukraine) hồi tháng 3 là hợp pháp, nhưng bà Merkel phản đối, theo một quan chức EU thuật lại với báo The Wall Street Journal:.
"Bà Merkel khiển trách cựu điệp viên KGB ngay trước mặt các lãnh đạo khác,nhắc ông phải nhớ thỏa thuận Budapest 1994, trong đó Nga công nhận chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine gồm Crimea".
Tại cuộc họp báo sau đó, bà Merkel nói "Về vấn đề này, tôi không thể thấy có bất kỳ sự đột phá nào", ám chỉ những bất đồng trong việc áp dụng thỏa thuận ngưng bắn và kế hoạch hòa bình mà chính phủ Ukraine và phe đòi ly khai ở miền đông nước này đã đạt được ngày 5.9 tại Minks (Belarus).
Bà nói sẽ còn phải bàn về chuyện này, nhất là việc lãnh thổ Ukraine liên tục bị xâm phạm.
Ông Putin thì nhiều lần nói các tay súng ly khai ở miền đông Ukraine là "đại diện của Nước Nga mới",một thuật ngữ thời Sa hoàng Nga để chỉ những vùng lãnh thổ lớn nay là miền đông và miền nam Ukraine.
Ông cũng nói cả quân chính phủ Ukraine và quân ly khai phải chịu trách nhiệm việc liên tục vi phạm thỏa thuận ngưng bắn trong vài tuần gần đây.
Người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói: "Hoàn toàn không có thiện chí khách quan từ một số lãnh đạo tham gia cuộc họp. không có sự linh động ngoại giao nào nào, toàn thiên vị. Cuộc nói chuyện toàn những bất đồng và hiểu lầm".
Cuộc họp bên lề của lãnh đạo phương Tây và Nga
Các lãnh đạo phương Tây đều nói Nga cần tăng sự giúp đỡ để thỏa thuận ngưng bắn được tuân thủ nhằm kết thúc hẳn cuộc nội chiến Ukraine.
Những nhà lãnh đạo châu Âu không hề có dấu hiệu nào về sự đồng ý dở bỏ lệnh cấm vận Nga.
Chỉ có chút tiến bộ về vấn đề giám sát biên giới Nga-Ukraine và "vùng đệm" phi quân sự giữa quân Ukraine với quân ly khai: Ý, Ukraine, Nga đồng ý cùng Pháp và Đức cung cấp máy bay không người lái cho Tổ chức An ninh-hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát lệnh ngưng bắn.
Nhưng Nga và Ukraine đạt được tiến bộ trong việc xử lý bất đồng về việc Nga bán khí đốt cho Ukraine chí ít cho mùa đông sắp đến. Thỏa thuận này có được sau cuộc gặp riêng giữa ông Putin với ông Poroshenko, sẽ cho phép mở lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine (bị Nga cắt hồi tháng 6).
Ông Putin cũng bảo đảm nguồn cung cho các khách hàng châu Âu trước khi nguồn cầu tăng cao trong những tháng mùa đông khiến kho trữ bị cạn. Nhưng ông đề nghị các nước châu Âu giúp Ukraine trả cho Nga món nợ 4,5 tỷ USD tiền mua khí đốt.
Tuần tới sẽ còn những cuộc đối thoại về vấn đề này.
Ông Putin bắt tay ông Poroshenko
Theo Một Thế Giới
Putin: Nếu Ukraine hút trộm khí đốt, Nga sẽ cắt nguồn cung châu Âu Moscow sẽ cắt giảm nguồn cung khí đốt nếu Ukraine hút trộm nhiên liệu trên các đường ống dẫn tới châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong chuyến thăm tới Serbia hôm 16/10. "Các đường ống dẫn khí đốt đang đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu chúng tôi phát hiện phía đối tác Ukraine trái phép hút trộm khí...