Nga đã tìm ra cửa thoát cho nền kinh tế
Putin dự đoán tình trạng giá dầu thấp kéo dài song Quốc hội tin kinh tế Nga đã vượt qua đỉnh điểm khủng hoảng và đã tìm được cách để ổn định.
Chủ tịch Thượng viện Nga, bà Valentina Matvienko hôm 25/12 tuyên bố, nền kinh tế Nga đã vượt qua đỉnh điểm của khủng hoảng và dự kiến sẽ tăng trưởng trong năm tới.
“Đến nay, hoàn toàn có thể hiểu chúng ta đã vượt qua đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Có nhiều lý do để ta hy vọng vào sự ổn định của nền và tăng trưởng vào đầu năm tới”, Sputnik dẫn lời bà Matvienko nói với Đài truyền hình Rossiya-24.
Bà Matvienko nhận định, Nga đặc biệt cần chú ý tới sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và khó đảm bảo được tính bền vững của nền kinh tế.
Nga tin tưởng nền kinh tế sẽ tăng trưởng vào năm mới dù đối mặt tình trạn giá dầu thấp kéo dài.
Trước đó, trong một tuyên bố của ông Alexander Novak, Bộ trưởng Năng lượng Nga tự tin khẳng định về việc Mỹ cho phép xuất khẩu dầu thô sẽ không ảnh hưởng gì tới thị trường dầu thế giới mà Nga đang nắm giữ vai trò quan trọng. Lý do ông Novak đưa ra là Mỹ là một quốc gia nhập khẩu, chứ phải mua dầu trên thị trường.
Quy định cấm xuất khẩu đã được tồn tại trong 40 năm ở Mỹ vừa được dỡ bỏ. Quy định này góp phần gây sức ép cho giá dầu mỏ thế giới. Hiện tại mức giá này đã giảm xuống dưới 40 USD/thùng, ở gần mức thấp nhất trong 11 năm, do sức ép của tình trạng dư cung dai dẳng và việc các nước sản xuất hàng đầu, trong đó có Nga, từ chối cắt giảm sản lượng.
Hai ý kiến trên của Chủ tịch Thượng viện Nga và Bộ trưởng Năng lượng nước này được đưa ra khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo về tình trạng giá dầu thấp sẽ kéo dài dẫn đến có thể hạn chế xuất khẩu thương mại.
Video đang HOT
Hôm 24/12, Tổng thống Nga cho biết: “Chúng tôi cần phải chuẩn bị cho tình hình giá dầu xuất khẩu xuống thấp trong thời gian dài và có thể một số lĩnh vực xuất khẩu thương mại sẽ bị trì hoãn”, Sputnik cho hay.
Ông Putin cũng kêu gọi Chính phủ ” giải quyết nhanh gọn các vấn đề còn tồn đọng” và nói thêm rằng “những khó khăn hiện nay mang tới một động lực để nâng cao hiệu quả của nên kinh tế và các lĩnh vực xã hội”.
Tổng thống Putin cảnh báo tình trạng giá dầu thấp kéo dài ở Nga. Ảnh: Sputnik
Trong tuần này, Nga đã hứng chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Trước đó, hôm đầu tuần, Liên minh châu Âu EU cũng đã quyết định kéo dài lệnh trừng phạt kinh tế với Nga thêm 6 tháng cho tới 31/7/2016.
Các trừng phạt kinh tế Nga của EU bao gồm cắt nguồn quỹ tài chính đối với các ngân hàng và tập đoàn nhà nước cũng như áp đặt các quy định giới hạn lên lĩnh vực quốc phòng và năng lượng của Nga.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 22/12 bổ sung hàng chục cá nhân và tổ chức của Nga vào danh sách trừng phạt với cáo buộc có liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Bộ Tài chính Mỹ hôm qua bổ sung 34 pháp nhân và thể nhân của Nga vào 4 danh sách trừng phạt khác nhau. 12 ngân hàng, nhà máy và các công ty khác của Nga cũng bị Mỹ bổ sung vào danh sách trừng phạt với cáo buộc có “liên quan tới bán đảo Crimea”.
Trong một thông tin mới nhất, Na Uy mới đưa ra biện pháp trừng phạt kinh tế Nga song thậm chí còn không có thời hạn.
Theo Barents Observer, thông tin do cố vấn truyền thông Rune Bjstad của Bộ Ngoại giao Na Uy cung cấp, cùng với quyết định kéo dài thêm 6 tháng các lệnh trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Na Uy cũng không cần có thêm quyết định mới nào khác, đồng thời có hiệu lực cho tới khi nào chúng được gỡ bỏ hay sửa đổi.
Đông Phong
Theo_Báo Đất Việt
Thổ Nhĩ Kỳ không xin lỗi nhưng mong Nga nguôi giận
Thổ Nhĩ Kỳ không xin lỗi nhưng mong muốn các tín hiệu tích cực từ Nga sau những khó khăn từ trừng phạt kinh tế Nga mang lại.
Sputnik sáng thứ 2, ngày 14/12 đưa tin về cuộc gặp bất ngờ, không chính thức giữa Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Ivanovna Matviyenko bên lề một cuộc họp quốc tế.
Theo đó, ông Cavusoglu mô tả cuộc gặp với bà Matvienko tại Thủ đô Ashgabat, Turkmenistan hôm thứ 7 là "từ trái tim tới trái tim".
Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi "tín hiệu tích cực" từ phía Nga.
"Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận những nới lỏng căng thẳng và giải quyết mọi vấn đề trong mối quan hệ song phương và luật pháp quốc tế. Điều này đòi hỏi các tín hiệu tích cực từ phía Nga", Sputnik dẫn lại trích dẫn của ông Cavusoglu thống báo cho cơ quan thông tấn nước này cho biết.
Ngoại trưởng Ankara cũng bày tỏ sự hối tiếc về vụ bắn rơi Su-24 của Nga hồi tháng 11.
Trong khi đó, trong lần đàm phán thứ 2 kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay Su-24, vị Đại diện Hội đồng Thượng viện Nga, bà Matviyenko vẫn khẳng định, Nga vẫn đang mong đợi một lời xin lỗi từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Bà Matviyenko cho biết không có kế hoạch gặp mặt ông Cavusoglu tại Ashgabat trong khi còn bận rộn với các cuộc họp với các quốc gia khác đã được lên lịch. Song chính vị Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã tới gần và gặp bà để trao đổi.
"Tôi lặp đi lặp lại rằng Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi Nga làm khôi phục lòng tin giữa hai nước. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng đang ngày càng dâng lên giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Không phảiNga trừng phạt kinh tế là mong muốn quan hệ giữa hai nước xấu đi", Hurriyet Daily News cho biết vào hôm qua 13/12.
Chủ tịch Hội đồng Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga về vụ Su-24.
Chủ tịch Hội đồng Nga cho biết thêm: "Kẻ tấn công sẽ phải chịu trách nhiệm... Tôi hy vọng trong thời gian tới, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đánh giá đích xác những gì đã xảy ra và xin lỗi Nga về vụ việc trước đây".
Trong một động thái phản ứng từ phía Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước việc thủy thủ đoàn tàu khu trục Smetlivyi, thuộc lớp Kashin của Nga đã nổ súng trước nguy cơ đụng độ với tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ, ở phía Bắc biển Aegean 22 km, quân nhân và học viên quân sự đã bị cấm tới Nga.
Lệnh cấm trên được miêu tả "như một biện pháp đề phòng sau khi chiến đấu cơ Nga xâm phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và bị bắn hạ theo quy ước giao chiến", hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đưa tin.
Vũ Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Điều tồi tệ nhất với kinh tế Nga đã qua Sự suy yếu trong đầu tư ở Nga giảm bớt và 'nỗi đau' kinh tế nước này đang dần lắng dịu. Đó là nhận định của Bank of America và giám đốc tài chính ở nhà mạng lớn nhất nước Nga. Điều tồi tệ nhất đã đi qua với nền kinh tế Nga - Ảnh: Bloomberg Theo Russia Today, Vladimir Osakovskiy, nhà kinh...