Nga đã khiến Mỹ “ngả mũ bái phục”
Khi chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria bước vào tháng thứ tư thì giới chức Mỹ cuối cùng cũng buộc phải thừa nhận thành công của Moscow trong cuộc chiến mà Washington “loay hoay như gà mắc tóc”.
Ảnh minh họa
Trong suốt chiến dịch không kích của Nga, bắt đầu từ 30/9 đến nay, truyền thông và giới chính khách phương Tây liên tục chỉ trích gay gắt chiến lược của điện Kremlin trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay còn được gọi là Daesh.
“Nỗ lực của Nga và Iran nhằm nâng đỡ, hậu thuẫn cho Tổng thống Assad và cố gắng xoa dịu người dân rồi cũng sẽ mắc kẹt trong một vũng lầy và chẳng có hiệu quả”, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng phát biểu như vậy hôm 2/10.
Tuy nhiên, hiện tại, với những cuộc không kích có hiệu quả không thể phủ nhận của Nga trong cuộc chiến tiêu diệt nhóm khủng bố IS, giới chức Mỹ đã phải miễn cưỡng thừa nhận rằng Moscow đang đạt được mục đích trong cuộc xung đột ở Syria.
“Người Nga không mù quáng lao vào mớ bòng bong này”, một quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết, nói thêm rằng họ (Nga) “đang đạt được một số lợi ích ngoài những tổn thất nhỏ”.
Giới chức Mỹ đã chỉ ra thực tế rằng Nga chỉ phải hứng chịu thương vong tối thiểu bất chấp việc nước này đã tiến hành 5.240 cuộc xuất kích kể từ khi bắt đầu chiến dịch đánh IS. Chi phí ước tính mà điện Kremlin phải bỏ ra cho chiến dịch ở mức khiêm tốn là từ 1 đến 2 tỉ USD/năm. Đây là con số hoàn toàn nằm trong khả năng của Nga bởi ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga là 54 tỉ USD.
Video đang HOT
“Tất cả các con số thống kê hiện nay cho thấy mức độ nỗ lực quân sự của Nga hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đáng kể đến nền kinh tế cũng như ngân sách của Nga”, ông Vasily Kashin – một nhà phân tích thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, cho biết.
“Chiến dịch của Nga có thể được tiến hành như vậy trong nhiều năm”, ông Kashin cho biết thêm.
Theo nhà phân tích Jason Ditz, sự thừa nhận của giới hoài nghi phương Tây đã cho thấy chiến dịch quân sự của Nga đạt hiệu quả như thế nào. “Đây là một sự thừa nhận khó có thể tin được đối với giới chức Mỹ, thậm chí kể cả khi sự thừa nhận đó được đưa ra bởi một quan chức giấu tên bởi Nga mới chỉ tham chiến được có 3 tháng”, ông Ditz phân tích.
Mới đây, Lầu Năm Góc cũng đã công bố một bản báo cáo thể hiện sự kinh ngạc của siêu cường số 1 thế giới trước năng lực hải quân của Nga được thể hiện qua chiến dịch ở Syria.
Kiệt Linh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Putin lại khiến phương Tây 'ngả mũ bái phục'
Giữa lúc Nga đang bị phương Tây 'dồn vây tứ phía' và cuộc sống của người dân Nga vì thế cũng bị ảnh hưởng, Tổng thống Vladimir Putin vẫn khiến phương Tây phải 'ngả mũ bái phục' vì sức mạnh của ông này trong lòng người dân Nga.
Tổng thống Putin chụp ảnh tự sướng với các học viên trường sĩ quan của Nga
Hôm 4/11, hàng chục ngàn người ở xứ sở Bạch Dương đã đổ ra khắp các đường phố ở thủ đô Moscow để biểu dương lực lượng nhằm bày tỏ sự đoàn kết của đất nước Nga cũng như thể hiện tình cảm và sự tin tưởng mà họ dành cho Nhà lãnh đạo Putin của mình.
Theo cảnh sát Nga cho biết, khoảng 85.000 người dân đã diễu hành xuyên qua trung tâm thủ đô Moscow để thể hiện tình yêu nước, tình đoàn kết và sự ủng hộ dành cho Tổng thống Putin trong Ngày Đoàn kết Dân tộc. Song song với đó, một cuộc biểu tình khiêm tốn hơn cũng đã diễn ra ở Moscow với sự tham gia của những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Những sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh Nga đang có cuộc đối đầu quyết liệt với phương Tây vì cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine cũng như ở Syria. Cuộc đối đầu này đang gây ra một số vấn đề về kinh tế, xã hội đối với nước Nga. Đặc biệt là những biện pháp trừng phạt của phương Tây đang khiến nền kinh tế Nga chao đảo.
Bất chấp thực tế cuộc sống của người dân Nga đang trở nên khó khăn hơn vì ảnh hưởng từ cuộc đối đầu với phương Tây, uy tín của Tổng thống Putin vẫn tăng mạnh, vừa đạt mức kỷ lục 8,7% mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Thực tế này có lẽ sẽ khiến giới lãnh đạo phương Tây ngỡ ngàng và cảm thấy khó lý giải.
Tổng thống Putin đã quyết định lấy ngày 4/11 là Ngày Đoàn kết Dân tộc để tưởng nhớ đến sự kiện cùng ngày vào năm 1612, khi các chiến binh Nga dưới sự lãnh đạo của ông Kuzma Minin và ông Dmitry Pozharsky đã giải phóng Moscow khỏi ách chiếm đóng ngoại xâm, khôi phục chủ quyền quốc gia Nga. Ngày Đoàn kết Dân tộc bắt đầu được chính thức kỷ niệm như một ngày lễ nhà nước từ năm 2005.
Tổng thống Putin và ông Patriarch Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống của Nga, hôm 4/11 đã đến đặt hoa tại đài tưởng niệm hai ông Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky ở Quảng trường Đỏ.
Sau đó, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu ca ngợi lòng yêu nước của người dân Nga tại một cuộc triển lãm về lịch sử nước Nga giai đoạn từ 1914 đến 1945.
"Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm mạnh mẽ nhất, không gì có thể đánh bại. Tình cảm đó luôn truyền cảm hứng, giúp đỡ và cứu rỗi chúng ta", Nhà lãnh đạo quyền lực của nước Nga đã phát biểu như vậy.
Yêu nước là đặc điểm vốn có của người dân mỗi nước. Người ta chẳng thể so sánh người dân nước này yêu nước hơn người dân nước kia. Tuy nhiên, tình yêu nước của người dân xứ sở Bạch Dương với nước Nga đã trải qua nhiều thăng trầm, được thử thách ở những thời kỳ khốc liệt nhất và được tôi luyện qua những sóng gió có lúc lên đến đỉnh điểm. Vì thế, một khi được thể hiện, nó sẽ mạnh mẽ hơn và dễ trào dâng hơn.
Ai cũng biết, từ một quốc gia hào hùng, vĩ đại, Liên Xô bỗng chốc sụp đổ tan tành năm 1991. Nước Nga sau đó chìm trong những cuộc xung đột, những cú sốc tài chính và cảnh nghèo đói xuất hiện khắp đất nước.
24 năm trôi qua, với sự nỗ lực của chính người dân Nga dưới sự lãnh đạo tài tình của Nhà lãnh đạo Vladimir Putin, nước Nga đã nhanh chóng hồi phục. Từ một đất nước kiệt quệ, hoang tàn, Nga đã vươn lên trở thành một quốc gia tràn đầy năng lượng và sự tự tin.
Cùng với việc khôi phục lại nền kinh tế của đất nước, đem lại đời sống dễ chịu hơn cho người dân, Tổng thống Putin còn là người có công lớn nhất trong việc kích thích sự trỗi dậy của niềm tự hào dân tộc ở nước Nga, đem lại sự tự tin cho người dân Nga. Đây chính là lý do ông Putin được người dân Nga yêu quý nhiều như vậy kể cả khi nước Nga đang trải qua thời kỳ khó khăn dưới sức ép của phương Tây như hiện nay.
Tổng thống Putin đã cầm quyền trong 15 năm qua và chính nhờ sự ủng hộ của người dân Nga mà ông có thể vững vàng đối đầu không khoan nhượng với phương Tây.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga sẽ đồng tình nếu Assad từ chức? Giới chức ngoại giao phương Tây cho hay Nga đã bày tỏ rõ quan điểm với các nước phương Tây rằng Moscow sẽ không phản đối việc Tổng thống Bashar al-Assad từ chức nếu việc làm này là một phần trong tiến trình lập lại hòa bình ở Syria. Theo Reuters, giống như Iran, Nga là một đồng minh thân thiết của Tổng...