Nga củng cố vị thế ở Trung Đông bằng giao thương vũ khí
Nga đang nỗ lực mở rộng cac mối quan hệ với các công ty quốc phòng ở Trung Đông để ký kết các hơp đông mơi cung cấp vũ khí, đồng thời nghiên cưu các phương án thanh lâp cac công ty liên doanh mới.
Tuy nhiên, theo tờ Newsweek, hiện nay Mỹ vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và phân lơn vũ khí này được bán cho các quốc gia ở Trung Đông.
Theo tơ Newsweek cua My, Nga đang sử dụng ảnh hưởng ngày càng lên cao của mình ở Trung Đông để mở rộng mối quan hệ với ngành công nghiệp quốc phòng trong khu vực này, nhằm ky kêt cac hơp đông cung cấp vũ khí mới va nghiên cưu khả năng thanh lâp cac công ty liên doanh mới.
Tại triển lãm hàng không ở Dubai, nơi đang trình diễn công nghệ hàng không và vũ trụ của nhiều quốc gia khác nhau, co khoảng 30 công ty của Nga đã đat đươc những thoa thuân trong một số dự án đầy triên vong, đặc biệt là cac thoa thuân với nước chủ nhà – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Siêu tiêm kích Su T-50 PAK FA của Nga
Theo truyền thông Nga, trong số các thỏa thuận đang đam phan, Nga có thể ban cho UAE máy bay trinh tham không người lái “Orion-E” MALE, máy bay trực thăng Mi-38 và máy bay tiêm kich Su-35. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét khả năng mua phi cơ Su-35 sau khi thương vụ hệ thống tên lưa phòng không S-400 thành công.
Theo tác giả bai viêt trên trang tin Newsweek, ở thời điểm hiện tại vũ khí của Nga đang thu hút được sự quan tâm chu y hơn bao giờ hết, bất chấp việc Mỹ đang cố gắng hòng can ngăn nhưng quôc gia tiềm năng mua vũ khí Nga băng cach đe dọa ap dung các biện pháp trừng phạt. Trợ lý Ngoai trưởng My phu trach các vấn đề Chính trị va Quân sự René Clark Cooper đã lên tiếng cảnh báo Ai Cập – nươc đang quan tâm đến Su-35 của Nga, rằng việc mua máy bay Nga sẽ dẫn đến “các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Bắc Phi này, cũng như Ai Cập se mât kha năng mua vu khi của Mỹ trong tương lai”.
Trước đó, Mỹ cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, khi nước này mua hệ thống tên lưa phòng không S-400 va linh kiên cho máy bay tiêm kich Su-35. Các biện pháp trừng phạt như vậy được My đưa ra sau khi thông qua bộ luật có tên “Đạo luật Chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt” vao năm 2017, theo đó Nga, cũng như Iran và Triều Tiên, đã bị My đưa vào danh sách đen.
Tuy nhiên, đa 2 năm sau khi Washington thông qua luật này, Moscow vẫn tiếp tục không chỉ thiết lập cac quan hệ mới trong lĩnh vực quốc phòng, mà còn tăng cường các mối quan hệ hiện có.
Video đang HOT
Ngoài các hơp đông được ký kết gần đây về việc cung cấp thiết bị hàng không vũ trụ, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga cũng đã hoàn thành giai đoạn I của hơp đông cung cấp xe tăng T-90S cho Iraq.
Tuy nhiên, bai viêt kết luận, Mỹ vẫn là nươc xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Và đa phân các vũ khí này đã được bán cho các quốc gia ở Trung Đông, nơi mà cac nươc nhin nhân Moscow là môt đối trọng mang tính chất ngoại giao.
Theo anninhthudo.vn
Thừa cơ F-35 gặp rắc rối, Nga "ngư ông đắc lợi" khi bán Su-57 cho một loạt đồng minh Mỹ?
Không phải ngẫu nhiên mà Nga đề nghị bán Su-57 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay chiến đấu tàng hình của Nga có thể trở thành kế hoạch B cho nhiều quốc gia không thể có F-35.
Chương trình Su-57 của Nga được cho là đang gặp khó khăn về tài chính.
Su-57 tiếp tục trở thành tâm điểm vũ khí của Nga sau khi một quan chức nước này đề cập đến khả năng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ là khách hàng mua mẫu tiêm kích tàng hình mới nhất.
Không rõ liệu quốc gia Ả Rập có bày tỏ sự quan tâm nghiêm túc đối với máy bay thế hệ thứ năm của Nga hay không. Nhưng có những lý do rõ ràng cho thấy ít nhất UAE sẽ cân nhắc khả năng mua mẫu chiến đấu cơ này dựa trên tình hình hiện tại, theo National Interest.
Hôm 18/11, nói với các phóng viên tại Triển lãm hàng không Dubai, Giám đốc điều hành công ty Rostec của Nga Sergei Chemezov cho biết, Ấn Độ và Emirates đang là hai quốc gia quan tâm đến Su-57.
"Về Su-57 - đó là Ấn Độ và có thể là UAE", ông Chemezov tiết lộ. "Họ đã xem xét và thảo luận trong một thời gian dài, mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra".
Ông Chemezov cho hay, Rostec sẽ cung cấp phiên bản "nội địa hóa" cho Ấn Độ và UAE. Nói cách khác, hai nước có thể tùy chỉnh Su-57 theo nhu cầu riêng và có khả năng sản xuất một số hoặc tất cả máy bay tại nhà máy địa phương.
Sukhoi cũng được biết đến là dòng máy bay có một lịch sử lâu dài về các thỏa thuận nội địa hóa. Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang sử dụng và thậm chí sản xuất các phiên bản máy bay chiến đấu Su-30 của riêng họ.
Về cơ bản, chưa thể nói gì về khả năng UAE quan tâm đến Su-57 vào lúc này. Cần lưu ý là Ấn Độ trong nhiều năm đã hợp tác với Nga để phát triển một phiên bản Su-57 riêng biệt. Tuy nhiên, New Delhi đã hủy bỏ quan hệ đối tác vào năm ngoái, do có các vấn đề với thiết kế và sản xuất của Su-57.
Không quân Ấn Độ đang tích cực tìm kiếm một máy bay chiến đấu mới và Su-57 không nằm trong danh sách.
Tờ National Interest cho rằng, có lý do khi phía Nga nói về việc UAE quan tâm đến Su-57. Theo đó, Nga có thể đang thiếu thốn nguồn đầu tư nước ngoài vào chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình của mình.
Su-57 lần đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2010. Kể từ đó, Nga chỉ chế tạo được khoảng một chục chiếc Su-57. Lý do là bởi đây là mẫu máy bay đắt tiền và thiếu các hệ thống chiến đấu quan trọng.
Các quốc gia không thể có F-35 đang coi Su-57 là phương án B.
Từ thời điểm đó đến nay, Nga không có kế hoạch mua thêm Su-57 để trang bị cho không quân. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đảo ngược quyết định vào tháng 5/2019, khi tuyên bố sẽ mua thêm 76 tiêm kích mới.
Nhưng Moscow đang gặp khó khăn với kế hoạch gia tăng số lượng Su-57, khi mỗi chiếc có thể tiêu tốn 100 triệu USD trở lên.
"Bình luận của ông Chemezov cho thấy Nga vẫn rất háo hức tìm kiếm các đối tác nước ngoài để giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho chương trình Su-57", cây bút Joe Trevithick giải thích trên trang The War Zone.
UAE có thể là mục tiêu dễ dàng cho người Nga. Quốc gia Ả Rập trong nhiều năm đã cố gắng để có được sự chấp thuận mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ Mỹ nhưng đã thất bại.
Không có lời giải thích rõ ràng được đưa ra, nhưng khả năng Washington từ chối cho UAE mua máy bay chiến đấu tàng hình của mình có thể có liên quan đến việc Israel cũng mua F-35.
Israel vốn có truyền thống mua vũ khí hàng đầu của Mỹ với điều kiện chúng không được bán lại cho các nước láng giềng Ả Rập. Không phải ngẫu nhiên mà cả Ai Cập và Saudi Arabia đều không có F-35, dù họ là một quốc gia không thiếu tiền.
UAE không phải là quốc gia duy nhất có thể cân nhắc mua Su-57 của Nga chỉ vì bị từ chối cho mua F-35 từ Mỹ. Vào tháng 7/2019, Chính phủ Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra chương trình phát triển chung F-35 và hủy bỏ hợp đồng mua tới 100 máy bay của nước này.
Nguyên nhân là bởi Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết tâm mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, vốn bị coi là có thể thu thập dữ liệu bí mật trên F-35, một khi nó được triển khai chung mạng lưới phòng không với quốc gia thành viên NATO.
Không phải ngẫu nhiên mà Nga thông báo cũng đã tiếp cận Thổ Nhĩ Kỳ với lời đề nghị bán Su-57. Máy bay chiến đấu tàng hình của Nga có thể trở thành kế hoạch B cho nhiều quốc gia không thể có F-35.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Su-57 của Nga đã hoàn thiện sẵn sàng để có thể rao bán.
Theo nguoiduatin.vn
Binh lính Mỹ vừa đánh bài vừa ôn luyện vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran Quân đội Mỹ đã phát hành 70.000 bộ bài Tây có in hình vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran để giúp binh sĩ tăng khả năng nhận biết thiết bị của các nước đối thủ. Những con Át được in hình hệ thống tên lửa đất đối không Buk (SA-17) của Nga, có thể giúp ích cho những người lính chơi Poker...