Nga củng cố quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu ngày 31/3 trong cuộc họp của Tổng thống Nga Vladimir Putin với các thành viên Hội đồng An ninh LB Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ trong Khái niệm Chính sách Đối ngoại cập nhật của LB Nga, Moskva định hướng phát huy những tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga khẳng định Moskva chủ trương phát huy tối đa tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược với các nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, với các quốc gia thuộc thế giới Hồi giáo cũng như với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lục địa châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe. Ngoại trưởng Lavrov đồng thời lưu ý rằng tài liệu mới cũng “xác nhận cam kết về một giải pháp hòa bình cho mọi vấn đề nảy sinh ở khu vực Bắc Cực.”
Ngoại trưởng Lavrov chỉ rõ rằng khái niệm chính sách đối ngoại cập nhật cũng đề cập đến việc tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Ông nhấn mạnh một trong những yếu tố là nền kinh tế thế giới đang trải qua quá trình tái cấu trúc cơ cấu lớn và đang chuyển sang một nền tảng công nghệ mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt bản cập nhật Khái niệm Chính sách Đối ngoại của LB Nga. Ông nhấn mạnh những thay đổi trong đời sống quốc tế hiện nay đòi hỏi LB Nga phải điều chỉnh các văn kiện hoạch định chiến lược, trong đó có Khái niệm Chính sách Đối ngoại, tài liệu nêu rõ nguyên tắc, nhiệm vụ và những ưu tiên của hoạt động ngoại giao. Theo Tổng thống Putin, Khái niệm Chính sách Đối ngoại được cập nhật này sẽ là cơ sở cho những hoạt động tiếp theo của Nga trong các vấn đề quốc tế.
Sau thủ tướng Tây Ban Nha, tổng thống Pháp sẽ đến Trung Quốc tuần tới
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đến Trung Quốc vào tuần tới, vài ngày sau chuyến công du của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đến Bắc Kinh.
Video đang HOT
Hãng tin Reuters ngày 31-3 đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tới Trung Quốc (TQ) vào tuần tới. Kế hoạch công du này đã được thông báo từ cuối tháng 2, theo hãng tin AFP.
Thông báo của ông Macron ngày 25-2 cho biết ông sẽ có chuyến thăm đến Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với mục đích "gây sức ép lên Bắc Kinh" để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ông Macron cho biết ông muốn cảnh báo TQ không gửi vũ khí cho Nga, thuyết phục TQ "gây áp lực lên Nga để đảm bảo nước này không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học hoặc hạt nhân, đồng thời ngăn chặn Nga tạo thêm các xung đột trước khi đàm phán", theo hãng tin AFP.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Savines-Le-Lac, Đông Nam nước Pháp vào ngày 30-3. Ảnh: REUTERS
Ngoài ra, các nhà phân tích cho rằng sự kiện Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo vào ngày 25-3 rằng sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus cũng có thể sẽ là nội dung mà Tổng thống Pháp Macron sẽ nhắc đến trong chuyến công du đến TQ.
Đó có thể là cơ hội để Pháp đẩy TQ ra xa Nga, vì Bắc Kinh từ lâu đã luôn lên án phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo Reuters, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng đang có chuyến thăm 2 ngày đến Bắc Kinh.
Ngoài ra, Đại diện Cấp cao Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh - ông Josep Borrell cũng sẽ tới Bắc Kinh để "đối thoại chiến lược" với Bộ trưởng Ngoại giao TQ Tần Cương nhân dịp tham dự hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) tại Nhật vào ngày 16-4, theo tờ South China Morning Post.
Đại diện Cấp cao Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh - ông Josep Borrell. Ảnh: THE GUARDIAN
Theo giới quan sát, việc hàng loạt quốc gia và quan chức cấp cao thuộc EU đến TQ trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi cho thấy động thái của EU trong việc tự tạo ra con đường riêng cho mình.
Tờ Reuters dẫn ý kiến đánh giá của nhiều nhà phân tích rằng mối quan hệ căng thẳng Mỹ - Trung đem lại cho châu Âu một chút đòn bẩy, giúp EU trở nên quan trọng hơn trong mắt TQ.
Vì vậy, chuyến công du sắp tới của Tổng thống Pháp Macron - người đã thúc đẩy châu Âu tăng cường "quyền tự chủ chiến lược" - được kỳ vọng sẽ mang lại cho EU nhiều lợi ích, khi TQ đã mở cửa trở lại nền kinh tế sau nhiều năm thực hiện chính sách zero-COVID.
Tuy nhiên, nhà phân tích Noah Barkin cũng cho rằng: "Ông Macron có thể bày tỏ rằng châu Âu muốn hợp tác với TQ, nhưng sẽ rất khó khăn nếu TQ tiếp tục đi theo con đường mà họ đang đi với Nga".
Các nhà ngoại giao và chuyên gia ở châu Âu cho biết họ cũng sẽ nhân chuyến thăm để đánh giá xem TQ có thật sự nỗ lực tìm kiếm hoà bình cho Ukraine hay không. Kế hoạch hoà bình 12 điểm cho xung đột ở Ukraine mà Bộ Ngoại giao TQ công bố vào tháng trước đã bị Chủ tịch Uỷ ban châu Âu - bà Ursula von de Leyen, và ông Borrel bác bỏ và cho là thân Nga.
Bên cạnh những kỳ vọng trong chuyến thăm của ông Macron, cũng có rất nhiều chuyên gia bày tỏ về việc liệu ông Macron có thể thành công trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trước đó hay không.
Một số nhà ngoại giao Pháp cũng tỏ ra quan ngại về việc uy tín của ông Macron sẽ bị suy giảm vì chuyến viếng thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình biểu tình bạo lực về cải cách lương hưu ở Paris chưa dứt.
Trước đó, ông Macron đã bị truyền thông nước Anh chỉ trích vì đề nghị Vua Charles III của Anh hoãn chuyến thăm đến Paris vì tình trạng các cuộc đình công diễn ra nối tiếp nhau. Lẽ ra, Vua Charles III đã đến Pháp vào ngày 26-3, theo hãng tin AFP.
Một trật tự thế giới mới: BRICS đưa ra mô hình thay thế cho phương Tây? Các quốc gia thuộc nhóm BRICS (Brazil , Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đang tự đặt mình như một giải pháp thay thế cho các diễn đàn chính trị và tài chính quốc tế hiện có. Trung Quốc có sự phát triển vượt trội về kinh tế trong nhóm BRICS. Ảnh: AFP Theo báo Deutsche Welle (Đức), cho đến nay những...