Nga, Crimea chính thức ký hiệp ước tái hợp lịch sử
Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo của Crimea hôm nay (18/3) đã chính thức đặt bút ký vào một hiệp ước tái hợp mang tính lịch sử, theo đó Crimea quay trở về với Nga sau 60 năm là một phần của Ukraine.
Tổng thống Putin và lãnh đạo Crimea tại lễ ký kết hiệp ước tái hợp lịch sử
Tổng thống Putin đã ký hiệp ước trên với Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov và các nhà lãnh đạo khác của nước cộng hòa này sau khi ông có bài phát biểu trước cả Thượng viện, Hạ viện và lãnh đạo các khu vực của Nga cũng như đại diện của các tổ chức công tại phiên họp đặc biệt ở điện Kremlin.
Quốc hội Nga được cho là sẽ nhanh chóng thông qua hiệp ước trên.
Trước đó, ngày hôm qua (17/3), Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập, có chủ quyền sau khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hôm Chủ nhật (16/3) cho kết quả, tới gần 97% người dân ở bán đảo xinh đẹp này ủng hộ việc ly khai khỏi Ukraine và trở lại Nga – nơi họ luôn coi là “mái nhà” của mình.
Trong bài phát biểu liên tục bị ngắt quãng bởi những tràng pháo tay vang dội, Nhà lãnh đạo Putin đã đưa ra những lý do chính đáng dẫn đến quyết định của Moscow trong việc bảo vệ Crimea , nói rằng việc Nga không hành động sẽ được xem là một sự phản bội, bội tín.
“Người dân ở Crimea và Sevastopol đã phải quay sang cầu cứu Nga bảo vệ các quyền và cuộc sống của họ. Chúng ta không thể phớt lờ lời cầu cứu đó và để họ phải sống trong khó khăn”, ông Putin cho biết.
Video đang HOT
Tổng thống Putin chỉ trích phương Tây về chính sách kiềm chế nhằm vào Moscow – thứ mà ông Putin khẳng định là đã được thực thi suốt trong chiều dài lịch sử, đặc biệt là trong Chiến tranh Lạnh và giờ đây vẫn tiếp tục mà không có dấu hiệu dừng lại.
“Họ luôn luôn tìm cách đẩy chúng ta vào ngõ cụt vì lập trường độc lập của chúng ta, vì hành động của chúng ta trong việc bảo vệ lập trường đó và vì việc chúng ta luôn thẳng thắn mà không thể hiện một bộ mặt giả dối”, ông Putin gay gắt nói.
Theo lời ông chủ điện Kremlin, các đối tác phương Tây của Nga đã vượt quá giới hạn khi xử lý các vấn đề ở Ukraine trong khi phớt lời sự thực rằng Crimea vốn là nhà của đa số người gốc Nga. “Nga nhận thấy mình đang ở trên bờ vực, ở điểm mà chúng ta không thể rút lui”, Tổng thống Putin tuyên bố.
Ông Putin cũng gọi món quà Crimea dành cho Ukraine của một nhà cựu lãnh đạo Xô viết năm 1954 là “một hành động cướp bóc” đồng thời khẳng định bán đảo ở Biển Đen vẫn luôn là một phần không thể tách rời của Nga trong trái tim và trí óc của người dân xứ sở Bạch Dương.
Ông Putin đã ca ngợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 ở Crimea , nói rằng cuộc trưng cầu đó đã diễn ra “công khai và công bằng”. “Người Crimea rõ ràng đã nói lên nguyện vọng của họ. Họ muốn tái hợp với nước Nga”, ông Putin khẳng định.
Bài phát biểu của Nhà lãnh đạo Nga là tin tốt đối với đồng rúp của nước này trong ngày hôm nay khi nó đã tăng lên 36,30 so với đồng đô la Mỹ và 50,54 so với đồng euro sau khi rơi xuống mức thấp lịch sử hồi đầu tháng này.
Crimea và thủ phủ Sevastopol chính thức được xem là lãnh thổ của Nga từ ngày hôm nay, điện Kremlin cho biết đồng thời nói thêm rằng giai đoạn chuyển tiếp đưa Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập hoàn toàn vào Nga sẽ kéo dài cho đến năm 2015. Crimea sẽ là một nước cộng hòa thuộc Nga và Sevastopol có một quy chế đặc biệt trong Crimea .
Crimea sẽ sử dụng 3 ngôn ngữ chính thức là Nga , Ukraine và Tatar.
Những bước đi nhanh chóng nhằm sáp nhập Crimea vào Nga chắc chắn sẽ khiến Mỹ và phương Tây “sôi sục” vì tức giận. Tuy nhiên, các nước này phải chấp nhận một thực tế rằng, điều này là không tránh khỏi và không thể thay đổi khi mà không chỉ người dân Crimea khát khao trở về Nga mà bản thân người dân Nga cũng dang rộng vòng tay đón Crimea bởi họ luôn tin Crimea thực chất là của họ, chứ không phải của Ukraine.
Cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay được xem là một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng giữa Nga với Mỹ và phương Tây ở quốc gia Đông Âu. Cuộc đua này đã châm ngòi cho một cuộc đối đầu Đông-Tây căng thẳng nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh. Và Crimea chính là tâm điểm của cuộc đối đầu này.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Mỹ, EU chỉ trích, đe doạ Nga sau phát biểu của ông Putin
Sau bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/3, phương Tây đã có những tuyên bố không mấy thiện chí.
Theo Reuters, trong chuyến thăm Ba Lan nhằm khẳng định cam kết của Washington về việc bảo vệ các đồng minh NATO ở khu vực biên giới với Nga, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi hành động của Moscow là "cướp đất".
Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Donand Tusk cho rằng hành động của Nga không thể khiến cộng đồng quốc tế chấp nhận được.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Ba Lan Donand Tusk tại cuộc họp báo sau bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin (Ảnh AFP)
Ngoài ra, Anh cũng đã ngừng việc hợp tác quân sự với Nga. "Nga không thể sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới của mình dựa trên một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức trước mũi súng của Nga", Thủ tướng Anh David Cameron nói và đe dọa ông Putin với "những hậu quả nặng nề hơn".
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng lên tiếng chỉ trích rằng: "Nga đã không tôn trọng mọi lời kêu gọi quay trở lại tuân thủ luật pháp quốc tế mà thay vào đó đã tiếp tục dấn thân vào một con đường nguy hiểm. Việc sáp nhập Crimea là trái pháp luật và NATO sẽ không công nhận việc này".
Trước đó, ngày 17/3 Mỹ và EU cũng đã áp dụng lệnh trừng phạt với một số quan chức của Nga và Ukraine bị buộc tội liên quan đến việc sáp nhập Crimea vào Nga.
Các chính trị gia tại Nga đã phản ứng mạnh mẽ với quyết định này của Mỹ và EU. Hạ viện Nga đã đưa ra một tuyên bố thúc giục Washington và Brussels mở rộng lệnh trừng phạt của mình lên tất cả các thành viên của Hạ viện.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 18/3 cũng lên tiếng rằng: "Các lệnh trừng phạt do Mỹ và EU đưa ra là không thể chấp nhận được và chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường".
Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết lãnh đạo các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (gọi tắt là G8) sẽ nhóm họp bên lề của Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại La Hay, Hà Lan vào tuần tới mà không có Nga để thảo luận về việc ứng phó với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Bất chấp những lời lẽ phản ứng gay gắt, các nước phương Tây đã rất cẩn trọng trong các bước đi thực tế chống lại Moscow vừa là nhằm để ngỏ cánh cửa cho một giải pháp ngoại giao vừa là do ngần ngại việc này có thể đe dọa việc khôi phục kinh tế thế giới.
Cả Washington và Brussels đã nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể gây ảnh hưởng đến các hợp đồng kinh tế, năng lượng và buôn bán vũ khí toàn cầu.
Theo VOV
Tổng thống Putin phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa mới đây đã chính thức phê chuẩn hiệp ước dự thảo giữa Crimea và Moscow về vấn đề tái hợp khu vực ly khai của Ukraine vào Nga, điện Kremlin hôm nay (18/3) cho biết. Tổng thống Putin Nhà lãnh đạo Nga đã chính thức thông báo với Quốc hội về đề nghị của Crimea muốn sáp...