Nga công phá hình ảnh Mỹ bằng đòn không kích ở Syria
Nga đang thể hiện mình là nước quyết đoán và đáng tin cậy, đối nghịch với Mỹ là bên vẫn còn do dự và hứa nhiều nhưng làm ít.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ra tay hỗ trợ người đồng cấp Syria Bashar al-Assad bằng chiến dịch không kích có vẻ là điều rõ ràng. Nhưng theo Christian Science Monitor, lãnh đạo Nga dường như có mục đích sâu xa hơn, là làm cho Nga hiện lên quyết đoán hơn khi so sánh với Mỹ, khiến các nước trong khu vực cân nhắc lựa chọn xem họ muốn làm đối tác với bên nào.
“Đối với các đối tác của Mỹ trong khu vực, bắt đầu từ Ai Cập – nước đang hoài nghi mức độ cam kết của Mỹ, ông Putin đang bày ra một sự so sánh rõ rệt: độ tin cậy của Nga với sự do dự của Mỹ”, Nikolas Gvosdev, giáo sư nghiên cứu an ninh quốc gia và chuyên gia về quan hệ Mỹ – Nga tại Đại học Hải chiến Mỹ, nói.
Bằng việc giải cứu chính quyền đang lung lay của ông Assad, người mà Tổng thống Obama nhấn mạnh “phải rời ghế” trong hơn 4 năm qua, ông Putin đang tuyên bố to và rõ ràng rằng lập trường “thay đổi chính quyền” mà Mỹ thường áp dụng không đáng tin cậy. Bằng so sánh đó, Nga đang tìm cách thể hiện mình là cường quốc mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn ở Trung Đông.
“Putin đang gửi đi thông điệp rằng Washington không còn là nước duy nhất để dựa vào”, ông Gvosdev nói thêm. Putin đã hướng sự chú ý của thế giới đến thất bại của Mỹ trong lập trường thay đổi chính quyền, dù là George W. Bush ở Iraq hay là Barack Obama tại Libya.
Cả ông và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đều tuyến bố tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng trước rằng, việc thay đổi chính quyền do tác động của lực lượng bên ngoài chẳng dẫn đến kết quả tốt đẹp mà lại làm tình hình càng hỗn loạn và bạo lực hơn. Trong khi đó, Nga can thiệp vào Syria nhằm thiết lập lại trật tự và an ninh.
Putin “củng cố hình ảnh bản thân và đất nước bằng cách chỉ ra những sai sót của Mỹ”, John Hulsman, chủ tịch doanh nghiệp John C. Hulsman, một công ty tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu ở Rothenburg, Đức nói. “Thay vì xem Putin như là một nhân vật phản diện trong phim Điệp viên 007 như cách báo giới Mỹ thường thể hiện, chúng ta nên nhìn nhận ông qua những điều ông đã làm – một người theo chủ nghĩa dân tộc với mục tiêu trọng tâm là khuếch trương niềm tự hào quốc gia của Nga”.
Video đang HOT
Với cách nhìn đó, Putin là một “Gaullist”, ông Hulsman nói, nhắc đến cựu tổng thống Charles de Gaulle, người đã giữ cho Pháp có nhiều sức ảnh hưởng sau Thế chiến II dù tiềm lực hạn chế, một phần vì ông là người phê bình những nhược điểm của Mỹ.
“Chúng ta hãy nhớ rằng Texas có tổng sản phẩm nội địa (GDP) cao hơn so với Nga”, Hulsman nói. Khi xét đến yếu tố đó, “Nga không thể được coi là thế lực hùng mạnh, nhưng bằng cách can thiệp vào Syria, Putin đã thể hiện rằng Nga cần phải được coi trọng. Ông ấy giành được cho mình tấm vé đến một chương trình lớn”, ông nói thêm.
Cả Mỹ và Nga đều nói rằng họ muốn làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhưng trong khi Mỹ đang hỗ trợ phiến quân chống lại cả IS và ông Assad, phương Tây tố Nga chủ yếu nhắm mục tiêu vào phiến quân chống Assad mà họ coi là những kẻ khủng bố, thay vì IS.
Một số nhà phân tích Mỹ cho rằng, mục đích của Putin ở Syria là loại bỏ các phiến quân đe dọa Assad, và để lại tại Syria hai lực lượng duy nhất là Assad và IS. Với kịch bản đó, Mỹ và đối tác phương Tây sẽ chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận để ông Assad cầm quyền.
Tuy nhiên, giáo sư Gvosdev từ Đại học Hải chiến cho rằng mục tiêu của ông Putin có thể không lớn đến như vậy.
“Ngay cả khi ông Putin chỉ hỗ trợ một phần và giúp ông Assad giữ vững vị trí khi chỉ kiểm soát 20% diện tích Syria như hiện giờ, như thế có lẽ là đã đủ”, Gvosdev nói. “Ông Putin có thể giải thích rằng ‘tôi chưa bao giờ tuyên bố làm nhiều hơn thế’”.
Việc này cũng sẽ thể hiện sự trái ngược với những gì Mỹ đã hứa hẹn mà vẫn chưa làm được, giáo sư Gvosdev nói thêm. Mỹ đã “tự dồn mình vào chân tường”, khi đến bây giờ, tuyên bố “Assad phải ra đi” vẫn chưa thành hiện thực. Nga có thể tuyên bố đã thắng lợi ở Syria với một mức kết quả thấp hơn điều nhiều người nghĩ, Gvosdev nói thêm.
“Putin không có ý định khôi phục và thay đổi Syria. Thay vào đó, ông ấy có lẽ chỉ cần đạt được kết quả là đóng băng xung đột, giữ ông Assad ở vị trí cầm quyền, tái lập quy định, trật tự tại một vài phần của đất nước”, ông nói. “Những mục tiêu lớn hơn là những thứ ông Putin đã thấy Mỹ liên tục theo đuổi nhưng rồi thất bại”.
Phương Vũ
Theo VNE
Trung Quốc không có kế hoạch điều quân đến Syria
Trung Quốc hôm nay tuyên bố không có kế hoạch điều tàu quân sự đến Syria để chiến đấu cùng lực lượng Nga, như báo chí nước ngoài đưa tin.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: AP
Truyền thông Trung Quốc trước đó dẫn báo chí Nga và Trung Đông đưa tin Bắc Kinh sẽ chiến đấu cùng Moscow và Damascus. Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, cũng sẽ tham chiến.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bác bỏ thông tin trên.
"Tôi có thể nói rằng đối với các tàu chiến của Trung Quốc, ví dụ Liêu Ninh, việc nó có được điều tham chiến hay không, theo tôi biết đến nay là không có kế hoạch nào như thế. Tại thời điểm này Liêu Ninh đang trong giai đoạn tiến hành đào tạo kỹ thuật và các cuộc diễn tập quân sự", Reuters dẫn lời bà Hoa. Bà không hé lộ thêm chi tiết.
Nga tháng trước bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm phiến quân khác. Tuy nhiên, phương Tây cáo buộc động thái này của Nga là nhằm hỗ trợ cho Tổng thống Bashar al-Assad.
Mỹ và các đồng minh cũng đang tiến hành không kích IS ở Syria và ủng hộ các nhóm đối lập đang chiến đấu chống lực lượng chính phủ.
Tàu sân bay Liêu Ninh nhìn chung được các chuyên gia quân sự đánh giá như một tàu huấn luyện, trong khi Trung Quốc đang tự đóng các tàu sân bay riêng và tìm hiểu cách thức vận hành chúng.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về những phát ngôn của bà Hoa.
Global Times hôm qua cũng cho hay thông tin Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự vào Syria là một "tin đồn vô căn cứ".
"Trung Quốc không phải là bên gây ra hỗn loạn ở Syria và Trung Quốc không có lý do gì để vội vã ra tiền tuyến và giữ vai trò đối đầu", tờ này viết.
Dù thường đồng tình với Nga về vấn đề Syria tại Hội đồng Bảo an, Trung Quốc gần đây bày tỏ quan ngại về việc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Damascus và kêu gọi một giải pháp chính trị. Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo rằng hành động quân sự không thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 4 năm qua ở Syria.
Trung Quốc có mối quan hệ ngoại giao khá lỏng lẻo với Trung Đông dù phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ của khu vực này.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nga giải thích vụ tiêm kích Su-30SM chạm mặt máy bay Mỹ ở Syria Nga đã chính thức lên tiếng về vụ máy bay nước này và của Mỹ chạm mặt nhau tại Syria. Moscow nói rằng máy bay Nga chỉ muốn nhận dạng máy bay lạ chứ không dọa dẫm ai. Chiếc Su-30SM của Nga tiếp cận máy bay Mỹ tại Syria để nhận dạng chứ không phải dọa dẫm - Ảnh: Reuters Người phát ngôn...