Nga công khai “Kẻ vận chuyển” khổng lồ Il-476
Nga đã công khai hiển thị những hình ảnh mới nhất và tiến độ phát triển loại máy bay vận tải khổng lồ Il-476. Tên chính thức của loại máy bay này là Il-76MD-90A, Il-476 là phiên hiệu trong kế hoạch sản xuất.
Il-76MD-90A hay còn gọi là Il-476 là loại máy bay vận tải quân dụng nằm trong chương trình cải tiến, nâng cấp rất sâu của loại máy bay vận tải quân dụng Il-76, vượt rất xa loại máy bay nguyên mẫu của nó, thậm chí còn được các chuyên gia quân sự Nga coi là loại máy bay hoàn toàn mới.
Il-476 là loại máy bay vận tải hạng nặng, tầm trung và tầm xa do Cục thiết kế Ilyushin của Liên Xô nghiên cứu, thiết kế và là phiên bản cải tiến mới nhất của Il-76MD và cũng là phiên bản hiện đại nhất của thế hệ máy bay Il-76. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa 210 tấn, tải trọng hàng hóa 60 tấn.
Nó được thiết kế buồng lái và các khoang vách ngăn toàn bằng thủy tinh tổng hợp, nâng cao khả năng quan sát trực quan tổng thể máy bay. Nó được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không Leninets Kupol-76M và lắp đặt 4 động cơ phản lực cánh quạt Perm PS-90A76 của Hãng Aviadvigatel, nâng vận tốc bay tuần của Il-476 lên 825km/h.
Video đang HOT
Động cơ phản lực cánh quạt Perm PS-90A76 có lực đẩy 14,5 tấn, cao hơn 2,5 tấn so với động cơ D-30KP của nguyên mẫu Il-76. Đồng thời lượng tiêu hao nhiên liệu của nó cũng giảm xuống khoảng 13 – 17%. Về tiếng ồn và lượng khí thải, PS-90A-76 cũng phù hợp với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế áp dụng từ năm 2006.
Các phương tiện truyền thông Nga cho biết, trong năm nay, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua sắm 39 chiếc Il-76MD-90A. Hợp đồng mua sắm máy bay Il-476 này có giá trị lên tới 140 tỷ rup, tương đương 4,52 tỷ USD, trở thành hợp đồng có giá trị cao nhất của ngành công nghiệp hàng không Nga trong vòng gần 20 năm qua.
Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu sử dụng của thị trường trong nước, Nga đang có kế hoạch xuất khẩu loại máy bay này cho Trung Quốc, Ấn Độ và 1 số thị trường khác. Cả 2 nước này đều có nhu cầu rất lớn về máy bay vận tải hạng nặng, đồng thời đã bày tỏ sự quan tâm đến tiến trình nghiên cứu phát triển của Il-476.
Theo ANTD
Y-20 Trung Quốc có nguy cơ biến thành "khủng long không biết bay"
Về việc gần đây rộ lên thông tin Ukraina sẽ bán và cấp giấy phép sản xuất động cơ máy bay công suất lớn D-18T cho Trung Quốc, một vị quan chức lãnh đạo ngành công nghiệp hàng không Ukraina đã lên tiếng khẳng định là không hề có chuyện đó.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Interfax, Ukraina, vị quan chức này cho biết, từ trước đến nay các quan chức quốc phòng Ukraina và công ty sản xuất động cơ máy bay vận tải "Motor Sich" không hề có ý định bán và cấp phép sản xuất động cơ D-18T hiện đang sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 "Ruslan" cho Trung Quốc.
Trước đây, một số tờ báo và trang tin điện tử Ukraina đã đăng tải thông tin từ các phương tiện truyền thông Đức và Trung Quốc cho rằng Ukraina đang chuẩn bị bán và cấp phép sản xuất động cơ máy bay vận tải D-18T cho Trung Quốc. Dự kiến loại động cơ này sẽ được sử dụng trên máy bay vận tải hạng năng Y-20 mà họ đáng thử nghiệm tính năng.
Máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 của Ukraina
Các thông tin trên cho biết, vì động cơ WS-20 của Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu về lực đẩy nên Trung Quốc phải mua động cơ từ Ukraina. Đây hoàn toàn có thể chỉ là mong muốn của người Trung Quốc vì từ trước đến nay sản xuất động cơ công suất lớn và có độ tin cậy cao luôn là một vấn nạn của ngành chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc, thậm chí có học giả Trung Quốc đã phải thừa nhận, động cơ máy bay Trung Quốc còn kém Nga, Mỹ khoảng cách hàng chục năm về công nghệ
Vấn đề này đã được thể hiện rõ qua các thế hệ động cơ máy bay chiến đấu quốc nội của Trung Quốc có công suất thấp như: WS-10, WS-13, WS-15... Các loại động cơ này sử dụng trên các máy bay chiến đấu Trung Quốc không tạo được sự tin cậy và thường xuyên gặp trục trặc nên Trung Quốc thường xuyên phải nhập hàng nghìn động cơ RD-93 và AL-31FN của Nga để trang bị trên các máy bay chiến đấu của mình và trên các máy bay xuất khẩu ra nước ngoài như JF-17 bán cho Pakistan.
Vị quan chức này chỉ rõ, Ukraina không hề có ý định bán cho Trung Quốc loại động cơ sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng này mà chỉ công bố một kế hoạch dài hạn để nâng công suất động cơ lên 27-29 tấn. Động cơ D-18T cải tiến được đặt tên là D-18TM và có giá thành cao hơn động cơ thế hệ trước nhưng rõ ràng là nó sẽ đáp ứng rất tốt yêu cầu về lực đẩy của động cơ, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trên các loại máy bay vận tải hạng nặng nhất trên thế giới.
Y-20 của Trung Quốc có ngoại hình rất giống An-124
Các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin là công ty sản xuất động cơ máy bay Ukraina định bán động sơ siêu nặng D-18T cho Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ, gây nhiễu loạn thông tin làm ảnh hưởng đến Ukraina. Sự phủ nhận chính thức này của các quan chức quân sự Ukraina chắc hẳn sẽ làm cho người Trung Quốc rất phiền lòng. Y-20 vừa ra mắt đã gây chấn động giới quân sự Mỹ và phương Tây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tung hô ầm ĩ, so sánh Y-20 như là một con "khủng long bay". Thế nhưng, nếu không được trang bị động cơ tương thích thì có thể nó chỉ là "khủng long không biết bay".
Theo ANTD
Chiến lược "xiết mới, nới cũ" khiến Trung Quốc "lạc lối và tụt hậu" Không ai xếp các loại máy bay J-7, J-8 và Q-5 của Trung Quốc vào thế hệ thứ 3 như họ tự nhận và cũng thật khập khiễng khi so sánh J-10, J-11 và JH-7 của Trung Quốc với những máy bay thế hệ thứ 4 của Nga như Su-34, Su-35 và Mig-35. Một trong những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ...