Nga công khai hệ thống tác chiến điện tử sóng cực ngắn mới đối phó Mỹ
Hệ thống gây nhiễu Krasukha-2 AWACS là một loại vũ khí sóng cực ngắn công suất lớn, đủ để phá hoại phần cứng mục tiêu, đối phó máy bay cảnh báo sớm E-3.
Nga tiết lộ những tính năng siêu việt của máy bay chiến đấu tàng hình T-50Máy bay Su-35 Nga tiên tiến hơn mọi máy bay chiến đấu Trung Quốc đang cóHải quân Nga sẽ có trực thăng mạnh nhất thế giới
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn trang mạng “Aviation Week & Space Technology” Mỹ ngày 28 đăng bài viết “Nga nâng cấp công nghệ gây nhiễu”. Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Hệ thống gây nhiễu mới Krasukha-2 AWACS
Tại Triển lãm hàng không quốc tế Moscow năm 2015, Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga đã đưa ra một loạt hệ thống tác chiến điện tử mới.
Trong đó bao gồm một loại hệ thống gây nhiễu mới có thể lắp ở máy bay trực thăng cùng với một loạt hệ thống gây nhiễu mặt đất công suất cao, có thể dùng để gây nhiễu hệ thống kiểm soát va cảnh báo sớm trên không Boeing E-3 được sử dụng rộng rãi, cùng với hệ thống radar sử dụng sóng ngắn S khác.
Video đang HOT
Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga cho biết, loại hệ thống gây nhiễu Krasukha-2 AWACS là một loại vũ khí sóng cực ngắn công suất lớn. Nó đủ để phá hoại phần cứng mục tiêu. Hệ thống này do một công ty con của tập đoàn này nghiên cứu phát triển và lắp trên xe tải.
Máy phản xạ parabol đường kính 9 thước Anh (khoảng 2,7 m) của nó sẽ hội tụ năng lượng. Máy phản xạ này và máy phát tín hiệu tần số vô tuyến điện (RF) đều lắp trên một thiết bị có thể xoay tròn 360 độ.
Krasukha-2 có thể tự động vận hành, hệ thống trinh sát điện tử và RF số hóa của nó sẽ phân tích tín hiệu mục tiêu.
Máy bay cảnh báo sớm E-3 Mỹ
Theo một nhân viên quản lý của Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga, thông thường sẽ lấy 2 – 4 đơn vị làm một nhóm để sử dụng hệ thống gây nhiễu này, nhằm phủ sóng lên phạm vi tìm kiếm của máy bay cảnh báo sớm E-3,
đồng thời sẽ sử dụng hệ thống kiểm soát tác chiến điện tử 1L266E – một loại sản phẩm mới để kiểm soát loại hệ thống gây nhiễu này.
Một hệ thống mới khác tại triển lãm hàng không lần này là hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay trực thăng Mi-8MTPR-1, được gọi là Rychag-AV. Nó có thể gây nhiễu các tên lửa đất đối không dùng radar dẫn đường như Patriot và Hawke.
Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện Nga cho biết, hệ thống này tự động hóa cao, có thể hoạt động trong tình hình không có nhân viên điều khiển, đồng thời nó sử dụng công nghệ mảng pha quét điện tử, vì vậy, từ một anten có thể bắn nhiều tới 8 chùm sóng gây nhiễu.
Máy bay trực thăng Mi-8MTPR-1 Nga
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Câu trả lời của "gấu" Nga trong cuộc chiến không gian
Cùng với sự phát triển ngày một tân tiến của khoa học công nghệ, các hình thức chiến tranh theo thời gian cũng trở nên ngày một tinh vi hơn. Các quốc gia không những dựa vào lực lượng nòng cốt là quân đội để bảo vệ chủ quyền, mà còn nghiên cứu phát triển những loại vũ khí hiện đại, khả năng sát thương cao để giành lợi thế trên chiến trường và giảm thiểu thương vong cho quân lính.
Gần đây, quân đội Mỹ đã ký một thỏa thuận với hãng Malloy Aeronautics trong việc sản xuất và phát triển loại xe bọc thép cỡ nhỏ có tên gọi: TRV (Tactical Reconnaissance Vehicle- tạm dịch là phương tiện trinh sát).
Về phía Nga, họ cũng vừa công bố một "siêu vũ khí" hoàn toàn mới có tính năng vô hiệu hóa tất cả các thiết bị vô tuyến điện tử dựa trên vệ tinh của đối phương, ngăn chặn các hệ thống vũ khí cũng như tên lửa hành trình, biến chúng trở thành những "cục sắt". Đây là một phương tiện hiện đại giúp gia giảm đáng kể mức độ thương vong của quân đội.
Một phiên bản trước của "siêu vũ khí", có tên gọi là Krasuha- 4.
Hệ thống mới này đang được phát triển bởi Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến- Điện tử của Nga (KRET- Russia"s Radio-Electronic Technologies Group), nó cũng được điều chỉnh để phù hợp với Luật vũ khí quốc tế. Theo đó, Nga sẽ không gắn trên vệ tinh mà thay vào đó sẽ chỉ dùng với các phương tiện dưới mặt đất, trên không và ngoài biển.
"Siêu vũ khí" của Nga có khả năng vô hiệu hóa mọi hoạt động thông tin liên lạc, định vị và tên lửa hành trình của kẻ địch. Về cơ bản nó có thể tắt các vệ tinh của đối phương, do đó làm cho các loại vũ khí tinh vi trở nên vô dụng.
Hệ thống này đã và đang được thử nghiệm trên mặt đất. Dự kiến cuối năm nay Nga sẽ đưa "bí kíp" của mình ra kiểm tra với các cuộc thử nghiệm tầm xa.
Theo_An ninh thủ đô
Cận cảnh làng đồng nát nổi tiếng thế giới Thị trấn Guiyu ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã từ lâu nổi tiếng là một trong những bãi rác thải điện tử lớn nhất thế giới. Rác thải điện tử chất cao như núi Theo Reuters, vào thời kỳ đỉnh điểm, khoảng 5.000 công xưởng trong làng tái chế 15.000 tấn rác thải mỗi ngày, gồm ổ cứng, điện thoại di động...