Nga có thể thành lập liên minh quân sự với Mỹ ở Syria
Moscow hôm qua tuyên bố Nga và Mỹ đang trên đà thành lập một liên minh quân sự để tiến hành các hoạt động chung ở Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng thống Vladimir Putin tại St Petersburg tháng trước. Ảnh: AFP
“Chúng tôi đang ở trong một giai đoạn đàm phán rất tích cực với các đồng nghiệp Mỹ”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay trên truyền hình. “Chúng tôi đang từng bước tiến gần tới một kế hoạch bắt đầu chiến đấu cùng nhau để mang lại hòa bình, để người dân có thể quay về nhà của họ ở vùng đất khốc liệt này – ở đây tôi chỉ đang nói về Aleppo”, ông nhắc đến thành phố phía tây bắc Syria.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ tỏ ra thờ ơ trước những phát ngôn trên của ông Shoigu.
“Chúng tôi đã xem các bài báo về phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Nga”, một quan chức ngoại giao Mỹ nói với Telegraph, thêm rằng Washington “không có gì để tuyên bố vào thời điểm này”.
“Chúng tôi thường xuyên liên lạc với giới chức Nga về các cách thức nhằm chấm dứt chiến sự, cải thiện việc tiếp cận nhân đạo, và mang lại các điều kiện cần thiết để tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này”, ông nói.
Mỹ được cho là tháng trước đã đề nghị Nga thành lập liên minh quân sự chống lại các nhóm mà cả hai nước xem là khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận Nursa, nhóm phiến quân đang giao chiến với phe chính phủ.
Các đề xuất gây tranh cãi bởi hai nước hiện ủng hộ các bên đối đầu trong cuộc xung đột ở Syria. Chiến dịch không kích của Nga hỗ trợ cho chính phủ Syria, trong khi Mỹ cung cấp vũ khí và huấn luyện cho các phiến quân.
Mặt trận Nursa đã tách khỏi al-Qaeda và đổi tên vào tháng trước nhằm làm giảm các cuộc tấn công từ Washington và Moscow. Nhóm này đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến căng thẳng ở Aleppo, thành trì của lực lượng nổi dậy chống chính phủ.
Quân đội Syria, với sự hỗ trợ của Nga, đã bao vây nửa phía đông thành phố do phe đối lập kiểm soát từ cách đây một tháng, nhưng tuần trước, các phiến quân đã phá vỡ một phần vòng vây này.
Video đang HOT
Hôm qua, phe chính phủ đẩy lùi một cuộc tấn công mới của phe đối lập ở tây nam Aleppo và buộc đối phương phải rút khỏi những địa điểm mới chiếm được.
Chiến thắng ở Aleppo sẽ là một bước ngoặt lớn với Tổng thống Bashar al-Assad và là một đòn mạnh với phe đối lập. Nếu phe đối lập chiến thắng, đây cũng sẽ là thiệt hại lớn đầu tiên của chính phủ Syria kể từ khi Nga tham chiến và giúp phe đối lập khôi phục sức mạnh.
Anh Ngọc
Theo VNE
Cố "tạo hình" ông Tập giống Putin, Trung Quốc đẩy biển Đông vào mối nguy lớn hơn
Tạp chí Quan điểm (Vzglyad) của Nga cho rằng, Trung Quốc có thể châm ngòi cho xung đột lớn hơn nếu mù quáng "học hỏi kinh nghiệm của Nga" để áp dụng vào tình hình ở biển Đông.
Các chiến đấu cơ F-35 của quân đội Mỹ. (Ảnh: Huanqiu)
Bắc Kinh "tạo hình" cứng rắn cho ông Tập
Trong bài phân tích ngày 4/8, Vzglyad cho rằng tuyên bố "sẵn sàng chiến tranh nhân dân trên biển" được Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nêu ra mới đây không phải là nói chơi.
Trong vấn đề biển Đông, lập trường của Nga tương đồng với Trung Quốc ở quan điểm "phản đối quốc tế hóa" và "phản đối sự hiện diện của bên thứ ba", trên thực tế là những thái độ nhằm vào Mỹ.
Moscow tin rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương "vắng bóng Mỹ" sẽ trở nên hòa bình và an ninh.
Vzgylad tin rằng lời đe dọa "chiến tranh nhân dân trên biển" mà Trung Quốc đưa ra được "lấy cảm hứng" từ kịch bản Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Người đứng đầu Trường Kinh tế cấp cao của Nga, Alexey Maslov nhận xét, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều trong học thuyết của mình. Họ muốn chứng minh với thế giới rằng Bắc Kinh có đủ năng lực giải quyết các xung đột dai dẳng như vấn đề biển Đông.
Theo ông Maslov, Trung Quốc cũng quan sát hết sức nghiêm túc đối với cách thức Moscow giải quyết tình hình cuộc khủng hoảng Ukraine và phản ứng của thế giới, cụ thể là Mỹ và phương Tây, đối với những động thái của Nga.
Học giả người Nga cho rằng, Trung Quốc đang muốn có một số bước tiến cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá là "lãnh đạo cứng rắn" như cách phương Tây nhận định về Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cho đến nay, ông Tập Cận Bình đã có một số tuyên bố được xem là cứng rắn về vấn đề biển Đông, mới đây nhất là tuyên bố ngông cuồng rằng:
"Chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào xuất phát từ phán quyết từ PCA."
Trước đó, ông Tập nhiều lần trắng trợn khẳng định "các đảo ở biển Đông thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ".
Nhưng ông Alexey Maslov quan ngại, sự sao chép kinh nghiệm từ Nga sẽ đưa Trung Quốc đến những hành động nguy hiểm, gây ra những xung đột quy mô lớn hơn.
Ông bình luận, nếu giả định xung đột bùng phát ở biển Đông, quốc gia đầu tiên có lợi là Mỹ bởi họ có đủ lý do định nghĩa Trung Quốc là "kẻ xâm lược".
Các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ủng hộ Washington, trong khi Nga đứng trước lựa chọn hết sức khó khăn khi phải lựa chọn giữa "chuẩn đồng minh" Trung Quốc và việc đứng ngoài một cuộc chiến mà Moscow không thu được giá trị nào.
Các máy bay của Không quân Trung Quốc, gồm H-6K và Su-30, đã được triển khai tuần tra ở biển Đông như một động thái gia tăng hiện diện quân sự. (Ảnh: People's Daily)
Trung Quốc khiến Mỹ tập trung cho châu Á hơn là kiềm chế Nga
Theo Vzglyad, dù Bắc Kinh không thể mở màn hành động quân sự trong nay mai, nhưng thái độ của nước này đã đẩy tình trạng đối đầu Trung-Mỹ ở biển Đông lên mức độ nghiêm trọng hơn.
Động thái này còn biến cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 9 tới thành một sự kiện mang nhiều thông điệp hơn.
Nga và Trung Quốc về lý thuyết không phải là đồng minh chính thức, nhưng các lợi ích chung giữa hai nước trong gần 2 năm trở lại đây ngày càng nhiều và trở nên rõ ràng, điển hình là mục tiêu chung kiềm chế nước Mỹ.
Tại châu Âu, liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu đã liên tục gia tăng hiện diện "sát sườn" Nga khi tăng quân thường trú ở các nước Baltic, trong khi Washington cùng đồng minh Nhật Bản, Australia, Philippines... kiềm chế Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hiện nay diễn biến ở châu Á đang đóng vai trò lớn hơn, bởi tình hình châu Âu và quan hệ Nga-Mỹ có phần hòa dịu sau khi Nga rút quân khỏi Syria từ tháng 3/2016.
Nhưng ở biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc đã leo thang không ngừng các hành động cứng rắn về quân sự và tuyên bố về ngoại giao.
Đặc biệt, kể từ sau phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông hôm 12/7, kiềm chế Trung Quốc đã trở thành ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Washington - Vzglyad đánh giá.
Theo Thế Giới Trẻ
Tử huyệt của NATO Ngày 8 và 9/7, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã họp bàn tại Vacxava, Ba Lan, với mục tiêu là bàn cách ngăn chặn Nga ngay tại cửa ngõ. Vì sao NATO lại sợ Nga như một chứng bệnh hoang tưởng vậy? Hàng lang Suwalki được coi là tử huyệt của NATO Cũng giống như hội nghị thượng đỉnh...