Nga có thể phê chuẩn các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm nước ngoài
Hãng tin TASS dẫn lời Giám đốc Cơ quan y tế nhà nước (Roszdravnadzor) ngày 14/1 cho biết Nga có thể phê chuẩn các loại vaccine ngừa đại dịch COVID-19, bao gồm cả vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech phát triển.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, ngày 13/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị giới chức nước này từ ngày 18/1 tới bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik V phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh Gamaleya hợp tác với Quỹ đầu tư trực tiếc Nga (RDIF) phát triển.
Ông Putin cho rằng vaccine của Nga đã chứng minh được là loại tốt nhất trên thế giới. Hiện tại, ưu điểm của vaccine này là rõ ràng và được kiểm chứng bằng thực tế.
Video đang HOT
Tổng thống Putin cũng chỉ thị cho giới chức y tế Nga triển khai tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 cho tất cả người dân nước này bắt đầu từ tuần tới.
Nga cũng sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine Sputnik-Light liệu trình một liều, dự kiến cung cấp cho các nước tỷ lệ lây nhiễm COVID cao. 150 tình nguyện viên sẽ tiêm thử loại vaccine một liệu trình này tại 3 cơ sở y tế thuộc thành phố St Petersburg và Moskva. Tổng thống Putin cho biết Sputnik-Light tạo ít kháng thể hơn, song “vẫn đạt hiệu quả 85%”, khả năng miễn dịch bảo vệ có thể kéo dài 3-4 tháng. Khi tiêm đủ hai liều, vaccine Sputnik V hiệu quả trên 91%.
Tính tới thời điểm hiện tại, Nga là nước có số ca nhiễm COVID-19 cao thứ 4 trên thế giới với hơn 3,49 triệu ca mắc, trong đó có gần 64.000 ca tử vong.
Giáo hoàng tiêm vaccine Covid-19
Cả Giáo hoàng Francis và cựu Giáo hoàng Benedict XVI đều được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNtech theo chương trình tiêm chủng của Vatican.
"Liều đầu tiên của vaccine Covid-19 đã được tiêm cho Giáo hoàng Francis và Giáo hoàng Biển Đức (cựu giáo hoàng)", phát ngôn viên Tòa thánh Vatican Matteo Bruni hôm nay cho hay.
Giáo hoàng Francis chủ trì lễ cầu nguyện tại Vatican hôm 10/1. Ảnh: AFP .
Có thông tin cho rằng Giáo hoàng 84 tuổi đã được tiêm vaccine từ hôm 13/1, nhưng giới chức từ chối xác nhận. Theo cổng thông tin Vatican News, cựu Giáo hoàng Benedict, 93 tuổi, được tiêm vaccine sáng nay. Cựu Giáo hoàng hiện sống trong tu viện đã được chuyển đổi trong khu vườn của Vatican.
Truyền thông cho biết Giáo hoàng đã được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNtech. Loại vaccine này đã được Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia cấp phép sử dụng.
Giáo hoàng người Argentina từng nói về tầm quan trọng của việc tiêm vaccine trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong một cuộc phỏng vấn phát sóng cuối tuần qua, Giáo hoàng cũng kêu gọi mọi người tiêm vaccine.
Vào tháng 12, Vatican cho biết việc tiêm vaccine là "chấp nhận được về mặt đạo đức" đối với người Công giáo, ngay cả khi vaccine đã được phát triển bằng cách sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá bỏ.
Trong thông điệp Giáng sinh năm ngoái, Giáo hoàng Francis cũng góp tiếng nói kêu gọi phân phối vaccine toàn cầu, không chỉ ở các nước giàu. "Vaccine cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất và cần nhất ở tất cả các khu vực trên hành tinh", Giáo hoàng cho hay.
Philippines phê chuẩn sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech Ngày 14/1, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Philippines đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển. Được xác nhận có hiệu quả lên tới 95%, vaccine của Pfizer/BioNTech là loại vaccine ngừa bệnh COVID-19 đầu tiên được nhà chức trách Philippines phê duyệt....