Nga có thể ‘kề dao vào cổ’ NATO khi đưa quân tới Belarus
Nếu đưa quân tới hỗ trợ Belarus đảm bảo an ninh, Nga có thể tạo thế “bóp nghẹt” yết hầu của NATO, cắt đường chi viện cho vùng Baltic.
Điện Kremlin ngày 16/8 ra tuyên bố cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko rằng Nga sẵn sàng thực hiện hiệp ước quốc phòng tập thể nếu cần thiết để trợ giúp Belarus “giải quyết các vấn đề” nảy sinh từ cuộc bầu cử tổng thống ở nước này cách đây một tuần.
Nga cho rằng “sức ép từ bên ngoài” đang gây ra tình trạng bất ổn với các cuộc biểu tình chống Lukashenko, nhưng không nêu rõ những sức ép đó đến từ đâu. Nếu thực thi hiệp ước quốc phòng tập thể, Nga có thể triển khai lực lượng vũ trang tới Belarus để đảm bảo an ninh cho nước này.
Tổng thống Lukashenko phải đối mặt với tình hình xấu đi nhanh chóng trong nhiều ngày qua, trong bối cảnh hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình đòi Tổng thống Lukashenko từ chức với cáo buộc ông gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra. Công nhân nhiều nhà máy lớn đình công, một số thành viên lực lượng an ninh rời khỏi hàng ngũ để phản đối Tổng thống.
Tổng thống Lukashenko chấp nhận sự hỗ trợ an ninh từ Nga sau khi cáo buộc các nước Ba Lan, Anh và Cezch chi phối phong trào biểu tình tại Belarus. Frederick W. Kagan, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, cho rằng nếu Nga triển khai quân đội để đồn trú lâu dài và giành quyền kiểm soát thực tế tại Belarus, nước này có thể “kề con dao” vào cổ NATO, đe dọa “cắt đôi” khối này và đe dọa nghiêm trọng tới uy tín của liên minh quân sự hàng đầu thế giới.
Hiện chưa rõ Nga sẽ hỗ trợ an ninh cho Belarus dưới hình thức nào. Bộ Quốc phòng Nga có thể triển khai lực lượng quân đội chính quy tới nước này để vãn hồi trật tự. Tuy nhiên, các đơn vị bí mật cũng có thể được bố trí ở Belarus, tương tự những gì đã xảy ra ở bán đảo Crimea năm 2014.
Cảnh sát Belarus lôi một người biểu tình khỏi khu vực đụng độ tại thủ đô Minsk, ngày 9/8. Ảnh: Reuters.
Đề nghị Nga hỗ trợ an ninh của Lukashenko đánh dấu bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa hai nước. Putin trong nhiều năm hối thúc Belarus hợp nhất về chính trị và quân sự với Nga theo hiệp ước “Nhà nước Liên minh”. Tuy nhiên, Lukashenko phản đối các yêu cầu của Putin, trong đó có đề nghị đặt căn cứ quân sự Nga tại Belarus.
Thậm chí Lukashenko cho rằng chính Putin đứng sau tình trạng bất ổn tại Belarus sau cuộc bầu cử và tìm cách tách khỏi ảnh hưởng của Moskva. Tuy nhiên, bất ổn do các cuộc biểu tình tại Belarus tồi tệ đến mức Lukashenko lo rằng lực lượng an ninh của ông khó kiểm soát được tình hình và phải trông cậy vào Nga.
Video đang HOT
Với đề xuất này, Putin dường như có cơ hội tốt hơn bao giờ hết để xây dựng liên minh và đặt căn cứ quân sự tại Belarus một cách hợp pháp.
Belarus chiếm vị trí chiến lược quan trọng, ngăn cách vùng lãnh thổ chính của Nga với Ba Lan và Litva, án ngữ hướng tiếp cận phía bắc với thủ đô Kiev của Ukraine.
Belarus còn là nơi nằm gần nhất với Kaliningrad, vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga, và là một đầu của “Hành lang Suwalki”, được coi là yết hầu quan trọng của NATO.
Hành lang Suwalki là đoạn biên giới dài khoảng 65 km giữa Ba Lan và Litva, hai hành viên của NATO, trong đó đầu phía tây của hành lang là Kaliningrad, còn đầu phía đông là Belarus. Nếu triển khai lực lượng quân sự tới Belarus, Nga có thể dễ dàng bóp nghẹt yết hầu này từ cả hai hướng.
NATO thường phải vận chuyển khí tài và lực lượng mặt đất qua khu vực này từ Ba Lan tới các quốc gia thành viên ở vùng Baltic, gồm Litva, Latvia và Estonia. Giới chuyên gia nhận định Hành lang Suwalki là điểm nghẽn dễ bị tấn công nhất của NATO ở khu vực sườn phía đông của tổ chức, nơi chỉ có hai tuyến đường bộ và một tuyến đường sắt đi qua.
Khi xung đột xảy ra, quân đội Nga đóng tại Kaliningrad và Belarus có thể kiếm soát Hành lang Suwalki, cắt rời ba nước vùng Baltic với các thành viên còn lại của NATO. Quân đội Nga không nhất thiết phải điều lực lượng chiếm giữ Hành lang Suwalki, mà chỉ cần triển khai hỏa lực ngăn NATO điều quân tăng viện cho các quốc gia Baltic qua ngả đường này.
Vị trí hành lang Suwalki. Đồ họa: ESRI.
Nếu Putin được Lukashenko chấp thuận cho đặt căn cứ quân sự của Nga tại Belarus, Kaliningrad có thể từ vùng lãnh thổ hải ngoại dễ bị tổn thương trở thành “con dao kề cổ họng” NATO.
Putin chưa điều lực lượng chính quy tới Belarus và thậm chí có thể không làm điều này, bất chấp kết quả của khủng hoảng ở quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, nếu Nga quyết điều quân tới Belarus, NATO không có bất cứ giải pháp nào để ngăn cản.
Kagan cho rằng Mỹ và các đối tác NATO “nên chuẩn bị ngay lập tức” để ngăn chặn kịch bản này, có thể bằng cách đe dọa áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế nếu Nga đưa quân vào Belarus cùng biện pháp bổ sung nếu Moskva thiết lập căn cứ quân sự tại đây.
Kagan cho rằng kinh tế Nga đang hứng chịu thiệt hại do các lệnh trừng phạt kéo dài và đại dịch Covid-19, nên sẽ rất dễ tổn thương trước các lệnh trừng phạt mới. “Nguy cơ áp lực kinh tế tăng thêm có thể đủ để ngăn Putin đi quá xa và quá nhanh ở Belarus”, Kagan viết.
Nga sẵn sàng hỗ trợ quân sự Belarus
Nga tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Belarus trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko vẫn tiếp tục diễn ra.
Điện Kremlin ngày 16/8 cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko rằng Nga sẵn sàng trợ giúp Belarus theo một hiệp ước quốc phòng tập thể nếu cần thiết và rằng Belarus đang phải chịu những sức ép từ bên ngoài. Tuy nhiên, Moskva không nêu rõ những sức ép đó đến từ đâu.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại thủ đô Minsk ngày 16/8. Ảnh: Reuters.
Ít nhất hai người đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị bắt trong làn sóng biểu tình bùng phát từ sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi ngày 9/8 tại Belarus. Các đối thủ của Tổng thống Lukashenko cáo buộc kết quả bầu cử có nhiều gian lận song Lukashenko, người đã cầm quyền 26 năm, bác bỏ, viện dẫn kết quả chính thức cho thấy ông giành trên 80% phiếu bầu.
An ninh được thắt chặt ở thủ đô Minsk hôm nay khi hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Lukashenko tập trung tại đây lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử để bày tỏ ủng hộ đối với ông và nghe ông phát biểu. Nơi những người ủng hộ tập trung cũng chính là khu vực mà phe đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình quy mô nhằm phản đối kết quả bầu cử.
"Đất mẹ đang lâm nguy", một người nói lớn với đám đông đang đồng thanh hô: "Chúng ta phải đoàn kết, không bị chia rẽ". Một số người tham gia tuần hành mang theo quốc kỳ Belarus và hô to "Vì Belarus" hay "Vì Batka" (biệt danh của Tổng thống Lukashenko).
"Tôi ủng hộ Lukashenko", Alla Georgievna, 68 tuổi, nói. "Tôi không hiểu vì sao mọi người lại chống lại ông ấy. Chúng tôi được nhận lương và lương hưu đúng hạn là nhờ ông ấy".
Trong bài phát biểu, Lukashenko nói rằng xe tăng và máy bay của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã được triển khai cách biên giới Belarus chỉ 15 phút. NATO cho biết họ đang theo dõi sát sao tình hình nhưng không có bất kỳ động thái điều động quân sự nào ở biên giới phía tây Belarus.
Lukashenko trước đó nói có một âm mưu lật đổ do nước ngoài hậu thuẫn nhằm vào ông và rằng Belarus đang đứng trước áp lực.
"Quân đội NATO đang đứng trước ngưỡng cửa đất nước chúng ta. Lithuania, Latvia, Ba Lan và Ukraine đang yêu cầu chúng ta tổ chức các cuộc bầu cử mới", ông nhấn mạnh và thêm rằng đất nước Belarus "sẽ chết" nếu những cuộc bầu cử mới diễn ra.
"Tôi không bao giờ phản bội các bạn và sẽ không bao giờ làm điều đó", Tổng thống Lukashenko tuyên bố.
Sviatlana Tsikhanouskaya, đối thủ của Lukashenko trong cuộc bầu cử, đã kêu gọi tổ chức một cuộc "tuần hành tự do" lớn tại trung tâm thủ đô Minsk và các thành phố, thị trấn khác vào ngày 16/8.
Những người biểu tình phản đối mang theo cờ đỏ và trắng, hô vang các câu khẩu hiệu như "Lukashenko từ chức" hay "chúng tôi sẽ không lãng quên hay tha thứ".
Alexei, một công nhân 31 tuổi, cho hay hành động của người biểu tình có thể sẽ không chỉ dừng ở ngưỡng hòa bình nếu họ không đạt được điều mà họ muốn. "Tất cả chúng tôi đều muốn Tổng thống Lukashenko từ chức", anh nói. "Hiện tại, chúng tôi đang đưa ra yêu cầu nhưng chúng tôi rồi sẽ phát chán việc yêu cầu".
Nga đang theo dõi sát mọi diễn biến ở Belarus bởi một số đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu đều đi qua nước này. Bên cạnh đó, Belarus từ lâu đã được Moskva coi là vùng đệm an toàn trước NATO.
Tổng thống Putin và Lukashenko đã điện đàm hai lần vào cuối tuần qua. Trước cuộc bầu cử, mối quan hệ giữa Nga và Belarus vốn đã căng thẳng do Nga cắt giảm các khoản trợ cấp hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Lukashenko.
Hai quốc gia láng giềng năm 1999 từng ký một thỏa thuận để thành lập nhà nước liên bang Nga và Belarus. Nhưng dự án trên chưa từng được thực thi đầy đủ. Gần đây, Tổng thống Lukashenko còn khước từ những lời kêu gọi từ phía Nga về việc thúc đẩy quan hệ chính trị và kinh tế gần gũi hơn.
Biểu tình phản đối kết quả bầu cử tổng thống Belarus Ba Lan kêu gọi EU họp khẩn về Belarus Xe cảnh sát Belarus lao vào người biểu tình
Nga bác bỏ cáo buộc của Belarus về gây bất ổn chính trị trước bầu cử Điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Chính phủ Belarus về việc Nga có mục đích "gây bất ổn" trong chiến dịch tranh cử Tổng thống tại Belarus. Hãng tin RIA của Nga hôm 1/8 trích nguồn Chính phủ Nga lên tiếng bác bỏ bất kỳ mối liên hệ với phe đối lập trong vụ việc hơn 30 lính đánh...