Nga có thể giúp Ấn Độ phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên
Nga có thể giúp đỡ Ấn Độ trong việc phóng thử tàu vũ trụ có người lái đầu tiên vào năm 2022.
Nga &’bán rẻ’ hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ bất chấp Mỹ dọa dẫm
Theo các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin hôm Chủ Nhật (23/9), Nga và Ấn Độ có thể ký kết một thỏa thuận về trao đổi kinh nghiệm và tương tác nhằm chuẩn bị cho sự ra mắt của tàu vũ trụ có người lái đầu tiên tại Ấn Độ.
Cơ quan thông tấn Ấn Độ PTI cho biết các bên có thể ký thoả thuận trong chuyến thăm chính thức New Delhi sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Video đang HOT
Vào cuối tháng 8, người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), Kailasavadivoo Sivan, cho biết các thành viên thuộc phi hành đoàn của tàu vũ trụ có người lái đầu tiên sẽ được đào tạo tại một trong các quốc gia như Nga, Đức và Mỹ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố rằng nước này dự kiến sẽ khởi động tàu vũ trụ có người lái đầu tiên trước năm 2022
Bên cạnh đó Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj cho biết rằng New Delhi đang mong đợi chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 4 tháng 10. Chuyến thăm của lãnh đạo Nga tới Ấn Độ dự kiến sẽ diễn ra trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh song phương hàng năm.
Trước đó Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố rằng nước này dự kiến sẽ khởi động tàu vũ trụ có người lái đầu tiên trước năm 2022. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới có thể phóng tàu có người lái của chính nước mình lên vũ trụ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Ngọc Ánh
Theo ngaynay/Sputniks
NASA hoãn phóng tàu thăm dò Mặt Trời vào phút chót
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bất ngờ hoãn phóng tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị giá 1,5 tỉ USD vào vũ trụ, dù cửa bệ phóng đã mở.
Tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị giá 1,5 tỉ USD đã được đưa vào bệ phóng ngày 11.8CHỤP TỪ CLIP
Theo website của NASA, tên lửa Delta IV Heavy dự kiến phóng vào lúc 3 giờ 52 phút sáng 11.8 (tức 14 giờ 52 cùng ngày, theo giờ Việt Nam). Cơ quan này còn phát trực tiếp cảnh Delta IV Heavy được đưa vào bệ phóng và đếm ngược thời gian. Tuy nhiên, vào phút chót, đến khoảng 4 giờ 40 phút, NASA bất ngờ thông báo hoãn đến ngày mai 12.8 do hệ thống báo áp suất khí trên tàu thăm dò có vấn đề nên cần thêm thời gian để kiểm tra, theo AFP.
Với việc tiến gần Mặt Trời hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây trong lịch sử, mục tiêu chính của tàu thăm dò Parker là hé lộ bí mật về vành nhật hoa, vầng ánh sáng phát ra từ không gian xung quanh Mặt Trời, theo AFP. Vùng này không chỉ nóng gấp 300 lần bề mặt Mặt Trời mà còn nơi tán xạ bức xạ điện từ có thể tạo ra bão mặt trời, thường làm tê liệt mạng lưới điện trên Trái Đất.
"Tàu thăm dò Parker sẽ giúp chúng ta dự đoán chính xác hơn khi nào bão mặt trời sẽ tấn công Trái Đất", Giáo sư Justin Kasper, một trong những nhà khoa học tham gia dự án tàu Parker cho hay.
Tàu Parker được bảo vệ bởi lớp vỏ dày 11,43 cm, cho phép chịu nhiệt lên tới 1.400oC nên có thể sống sót để tiến gần bề mặt Mặt Trời ở khoảng cách 6,16 triệu km. Lớp chắn nhiệt này còn chịu được bức xạ cao gấp 500 lần so với bức xạ Mặt Trời trên Trái Đất. Dù bên ngoài nóng như "hỏa ngục", nhưng nhiệt độ bên trong con tàu sẽ được duy trì ở 29oC.
Khi tiến gần tới Mặt Trời, tàu Parker sẽ đạt vận tốc 700.000 km/giờ, đủ để bay từ New York tới Tokyo chỉ trong vòng một phút, đánh dấu đây là thiết bị nhân tạo nhanh nhất từ trước tới nay, theo AFP.
Theo TNO
Tàu vũ trụ đem mẫu vật từ ISS về Trái đất Tàu vũ trụ chở hàng của Nhật Bản sẽ lần đầu tiên mang theo 1 khoang chứa để đưa các mẫu vật khoa học từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) trở về Trái đất. Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi cho biết vào ngày 11-9, tàu...