Nga có thể dùng chiến thuật ‘chia để trị’ với IS
Để kịp thời ứng phó với phiến quân IS, Nga có thể áp dụng chiến thuật chia nhỏ khu vực nhằm tối đa hóa hiệu quả của các đợt không kích.
Chiến đấu cơ Nga tham gia không kích IS ở Syria. Ảnh: Sputnik
Sau ba tuần ném bom liên tục vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, Nga đang xem xét triển khai chiến thuật mới nhằm tối đa hóa hiệu quả không kích, trang mạng quốc phòng Réseau International của Pháp ngày 20/10 cho hay.
Trước tình trạng nhiều căn cứ, kho tàng bị chiến đấu cơ Nga phá hủy, phiến quân IS đối phó bằng cách phân tán lực lượng thành từng nhóm nhỏ, ẩn mình trong các khu dân cư. Chúng sử dụng xe bán tải có tính cơ động cao để di chuyển và tiếp tế vũ khí, nhiên liệu giữa các căn cứ, khiến việc lần theo dấu vết của phiến quân khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, để nâng cao hiệu quả không kích, Nga có thể triển khai kế hoạch phân vùng, cô lập phiến quân IS vào từng khu vực riêng biệt, rồi sử dụng bom và tên lửa có độ chính xác cao để tiêu diệt phiến quân một cách nhanh chóng.
Các chỉ huy quân sự Nga có thể chia lãnh thổ phiến quân đang kiểm soát thành các phân khu riêng biệt theo hai lớp nhiệm vụ cụ thể: trinh sát và không kích.
Video đang HOT
Đối với lớp nhiệm vụ trinh sát, lãnh thổ do phiến quân chiếm giữ sẽ được chia thành 20 – 28 “phân khu nhỏ” với kích thước từng phân khu là 50 x 30 km. Mỗi phân khu sẽ có một máy bay trinh sát tầm cao liên tục quần thảo để tìm dấu vết của IS. Như vậy Nga phải điều sang Syria thêm 10 máy bay trinh sát không người lái Dozor 600 có khả năng hoạt động liên tục trong 24 giờ.
Đối với lớp nhiệm vụ không kích, địa bàn được chia thành 5-7 “phân khu lớn”, mỗi phân khu lớn bao gồm 4 phân khu nhỏ. Nhiệm vụ không kích trong từng phân khu lớn sẽ được giao cho từng nhóm chiến đấu cơ cụ thể.
Mỗi khi máy bay trinh sát phát hiện dấu vết của phiến quân ở phân khu nhỏ, thông tin lập tức được truyền đến các chiến đấu cơ trực chiến tại phân khu lớn. Thời gian từ lúc phát hiện phiến quân đến lúc các chiến đấu cơ xuất kích sẽ không quá 5 phút, thay vì 15 phút như trong thời gian vừa qua.
Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Pháp, với chiến thuật “phân vùng” mới, mỗi chiến đấu cơ Nga có thể thực hiện 4 – 8 lượt không kích mỗi ngày nhằm vào các mục tiêu cách xa nhau 40 – 50 km. Với 50 chiến đấu cơ hiện có ở Syria, Nga có thể nâng cường độ không kích lên 300 lượt mỗi ngày.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Quốc hội Iraq cân nhắc việc nhờ Nga không kích IS
Quốc hội Iraq sẽ cân nhắc có cần sự giúp đỡ của người Nga trong chiến dịch chống IS hay không, trong khi chính phủ nước này trong thế khó xử với Washington.
Quốc hội Iraq sẽ cân nhắc nhờ Nga không kích IS - Ảnh: AFP
Liên minh cầm quyền và lực lượng Shi'ite ở Iraq đang gây áp lực lên Thủ tướng nước này, yêu cầu ông Haider al-Abadi lên tiếng nhờ Nga triển khai chiến dịch không kích lực lượng khủng bố IS trên lãnh thổ Iraq, Reuters cho hay hôm 21.10.
Thủ tướng Iraq, Abadi đang trong thế khó xử giữa áp lực của liên minh cầm quyền và đồng minh chiến lược Mỹ trong việc yêu cầu người Nga giúp dẹp loạn IS, lực lượng đang kiểm soát nhiều vùng ở Iraq.
Các nghị sĩ quốc hội và liên minh cầm quyền đã chính thức đưa ra đề nghị cho Thủ tướng Abadi nhờ người Nga can thiệp trong một cuộc họp hồi tuần trước, nhưng ông Abadi vẫn trả lời.
"Ông Abadi nói với mọi người trong cuộc họp rằng chưa đến lúc để nhờ sự can thiệp của người Nga bởi vì nó có thể làm phức tạp tình hình, nhất là với người Mỹ và có thể sẽ tạo hậu quả khó lường, thậm chí lâu dài với Washington", một chính trị gia người Shi'ite rất thân cận với ông Abadi được Reuters trích phát biểu.
Iraq nhận hơn 20 tỉ USD trong chương trình huấn luyện từ Mỹ kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ hồi năm 2003, nhưng quân đội Iraq dường như không đấu nổi IS đang kiểm soát miền bắc hồi năm 2014 và giờ chiếm thêm phần miền tây. Trong khi đó, chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu chưa mang lại hiệu quả trong việc đảo ngược tình thế ở Iraq, tiêu diệt các chiến binh Sunni vốn có đường lối cứng rắn và từng tuyên bố sẽ vẽ lại bản đồ Trung Đông.
Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford nói Iraq sẽ không nhờ đến người Nga - Ảnh: Reuters
Muen al-Kadhimi, lãnh đạo cấp cao của lực lượng Badr, nhận định người Nga đã chứng minh tính hiệu quả trong không kích ở Syria hơn người Mỹ, vì vậy Baghdad có xu hướng nghiêng về Nga và nhờ Mosow giúp đỡ.
Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford đã thực hiện chuyến đi đến Baghdad hôm 20.10; tại đây ông đã gặp Thủ tướng Abadi và trấn an chính phủ Iraq. Sau cuộc gặp, ông còn tuyên bố Mỹ chắc chắn rằng Iraq sẽ không cầu viện từ Moscow.
Tuy nhiên, hãng tin Sputnik hôm nay 21.10 dẫn nguồn tin từ một thành viên của Hội đồng lập pháp quốc gia Iraq cho biết quốc hội nước này sẽ xem xét và biểu quyết vào cuối tháng 10.2015 về việc Baghdad có cần sự can thiệp của người Nga trong cuộc chiến chống IS hay không.
Theo nguồn tin của Sputnik, nếu đa số quốc hội đồng ý thì chính phủ của ông Abadi khó lòng "ăn nói" với người Mỹ. Sputnik cho rằng Washington không muốn Baghdad tiến lại gần và hợp tác với Moscow, đặc biệt là trong chiến dịch tiêu diệt IS.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Assad nửa đêm sang gặp Tổng thống Putin Tổng thống Syria, Bashar al-Assad đã sang Nga hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin vào tối 20.10 về kế hoạch chiến đấu của Nga tại Syria, theo người phát ngôn Điện Kremlin. Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay trong một cuộc gặp tại điện Kremlin năm 2006 - Ảnh: Reuters Người phát ngôn Dmitry Peskov...