Nga có thể đối phó với lá chắn tên lửa NATO đã bố trí ngay sát vách?
Theo nhận định của báo Nga, các thành phần thuộc hệ thống lá chắn tên lửa của NATO bao vây quanh Nga đã được thiết lập đúng tại các vị trí đã tính toán.
Tên lửa đạn đạo Topol-M của quân đội Nga.
Báo Sputnik của Nga cho biết, các tên lửa đạn đạo của Nga có thể đối phó hiệu quả với hệ thống lá chắn phòng thủ của NATO bố trí áp sát lãnh thổ Nga ở châu Âu.
Theo báo Nga, cách đây 1 tuần, thông tin về việc NATO triển khai hệ thông tên lửa phòng thủ đánh chặn lớp Aegis tại căn cứ không quân Deveselu của Ba Lan đã xuất hiện trên một số tờ báo của châu Âu.
Đây được xem là một thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở châu Âu, giai đoạn tiếp theo của cái mà một nhà báo Đức có tên Florian Rotzer gọi là “chạy đua hạt nhân” giữa Nga và Mỹ.
Theo nhà báo Florian Rotzer, hệ thống lá chắn phòng thủ của NATO ở châu Âu có mục đích chính là răn đe, gia tăng áp lực nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, để được hệ thống lá chắn phòng thủ này bảo vệ, các quốc gia thành viên NATO, trong đó, có những nước láng giềng với Nga đã phải đánh đổi và trả giá bằng sự độc lập về chính trị, quân sự và công nghệ của chính mình.
Hiện NATO đã thiết lập hệ thống cảnh báo sớm AN/TPY-2 trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2011 và các chiến hạm của NATO hiện vẫn đang tuần tra trên Địa Trung Hải bằng các tên lửa đánh chặn tân tiến SM-3.
Theo nhận định của báo Nga, các thành phần thuộc hệ thống lá chắn tên lửa của NATO bao vây quanh Nga đã được thiết lập đúng tại các vị trí đã tính toán.
Video đang HOT
Dự kiến, sau khi hệ thống tên lửa đánh chặn ở Ba Lan được triển khai vào năm 2018 tới đây thì kế hoạch của Mỹ và NATO gần như đã hoàn chỉnh.
Trong khi đó, các quan chức của NATO thì một mực khẳng định rằng hệ thống lá chắn tên lửa của họ không nhằm vào Nga mà chủ yếu được thiết lập để bảo vệ châu Âu trước đã tên lửa đạn đạo tầm xa có thể được bắn đi từ Trung Đông, đặc biệt là từ Iran.
Tên lửa Topol-M của Nga đang hành quân di chuyển dưới dự yểm trợ của lực lượng hộ tống chuyên biệt. (ảnh tư liệu).
Tuy nhiên, theo nhà báo Đức Florian Rotzer, các giải thích này của NATO hoàn toàn không thuyết phục được Moscow bởi Nga luôn một mực cho rằng Mỹ và NATO đang kê tên lửa sát vách nước Nga nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm năng trong tương lai.
Báo Sputnik, Nga trích dẫn nhận xét của nhà báo Đức Rotzer cho hay: “Ngay cả những người cả tin nhất cũng có thể nhận ra được một thực tế Iran không thể được xem như một mối đe doạ duy nhất đối với NATO, dù vậy, tất cả những cáo buộc nói NATO, Mỹ lắp tên lửa để chống lại Nga đều bị bác bỏ”.
Nhà báo Đức nói thêm rằng, khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo hình thành năm 1972 (trong đó giới hạn các hệ thống tên lửa của Nga, Mỹ) thì Moscow cũng đã cảnh báo rằng nước này có thể phát triển các tên lửa có khả năng đánh bại mọi hệ thống đối kháng của quân Mỹ.
Báo Nga dẫn lời ông Rotzer nói: Và, đến bây giờ, ngay cả khi NATO thiết lập xong các thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa thì các tên lửa xuyên lục địa Topol của nước này cũng có thể đánh bại lại các đối thủ.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Nga không ngán sức mạnh cơ bắp của NATO và Mỹ
Nga sẽ đáp trả chương trình phòng thủ tên lửa của NATO do Mỹ dẫn đầu bằng cách triển khai vũ khí tấn công mới có khả năng xuyên qua lá chắn.
Đó là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước giới chức quốc phòng nước này trong cuộc họp tại khu dinh thự Bocharov Ruchei ở Sochi trên biển Đen hôm 10/11.
Ông chủ điện Kremlin khẳng định chương trình phát triển phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Washington nhằm vô hiệu hóa năng lực hạt nhân chiến lược của Nga, đồng thời Mỹ vượt mặt Nga về quân sự. Nhưng Moscow sẽ đáp trả bằng cách phát triển "hệ thống tấn công có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa".
"Trong 3 năm qua, các tổ hợp công ty quân sự-công nghiệp đã thiết kế và thử nghiệm thành công một số hệ thống vũ khí đầy triển vọng, có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn. Hệ thống như vậy sẽ được triển khai trong năm nay" - ông Putin cho hay.
Ông Putin lập luận rằng, Mỹ đã tiếp tục xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa bất chấp thỏa thuận hạt nhân đã đạt được với Iran.
Putin chủ trì cuộc họp với các quan chức quốc phòng trong khu dinh thự tổng thống Bocharov Ruchei, gần Sochi, ngày 10/11
"Việc Mỹ nói về mối đe dọa tên lửa hạt nhân của Iran và Triều Tiên chỉ nhằm che đậy các kế hoạch và nhiệm vụ thực sự của họ là vô hiệu hóa khả năng hạt nhân của các nước khác, trong đó có Nga. Thật đáng tiếc, mối quan tâm và lời đề nghị hợp tác của chúng tôi đã không được đưa vào thỏa thuận", ông Putin nói.
Không chỉ đáp trả lá chắn tên lửa của Mỹ bằng vũ khí tấn công mới, cách đây không lâu, Moscow còn cảnh báo nước này có thể triển khai tên lửa đến Kaliningrad nếu Washington nâng cấp vũ khí hạt nhân ở Đức.
"Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi có phân tích chi tiết về nguy cơ tiềm ẩn", hãng Interfax dẫn một nguồn tin quân sự Nga cho biết hôm 23/9.
Trước đó đài truyền hình ZDF của Đức đưa ra thông tin về việc Mỹ dự định bố trí 20 quả bom hạt nhân mới nhất B61-12 tại căn cứ không quân ở Đức, ông Dmitri Peskov- Thư ký báo chí của Tổng thống Nga khẳng định Nga sẽ có những biện pháp đáp trả thích đáng.
Theo ông Peskov, hành động này của Mỹ sẽ làm căng thẳng tình hình ở lục địa già và có làm "cán cân chiến lược ở châu Âu bị phá vỡ. Điều này đòi hỏi Nga phải ngay lập tức áp dụng các biện pháp và bước đi tương ứng để khôi phục lại cán cân lực lượng và trạng thái cân bằng".
Ngoài biện pháp trên, theo Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, Nga sẽ có các biện pháp đáp trả khác.
"Để đảm bảo an ninh và ổn định ở châu Âu, Nga coi việc tái bố trí vũ khí hạt nhân phi chiến lược bên trong lãnh thổ Nga và khôi phục lệnh cấm quốc tế đối với việc bố trí các loại vũ khí này ở ngoài lãnh thổ quốc gia (của mỗi nước) là điều cần thiết"- Maria Zakharova nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, còn nhớ, trước khi cuộc tập trận chung "Gió Biển 2015" giữa Quân đội Ukraine và các binh sĩ thuộc NATO chính thức diễn ra, Nga đã tổ chức cuộc tập trận hỏa lực cực lớn với sự tham gia của lực lượng pháo binh Quân khu phía Nam của từ 17/8 đến 18/9. Cuộc tập trận đã huy động 9.000 quân nhân và 3.000 đơn vị vũ khí, thực hiện hơn 1.000 nhiệm vụ hỏa lực, trong đó có 900 hoạt động bắn pháo.
Ngoài cuộc tập trận của lực lượng pháo binh quân khu phía Nam, nằm trong lãnh thổ Liên bang, cuộc thao luyện của các căn cứ pháo binh trong biên chế của Quân khu này cũng diễn ra trên các thao trường bên ngoài đất nước như vùng Nam Ossetia và Armenia.
Ngoài ra, trong các ngày 24 đến 28/8/2015, Nga đã đăng cai tổ chức cuộc tập trận chung của Lực lượng phản ứng nhanh thuộc Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), với sự tham gia của các thành viên CSTO là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Thanh Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Quân nổi dậy bắt người ủng hộ TT Syria làm "lá chắn sống" Hàng chục đàn ông và phụ nữ người Alawite trung thành với Tổng thống Syria Assad đang bị lực lượng nổi dậy bắt nhốt vào lồng kim loại làm "lá chắn sống" ở ngoại ô Damascus, Telegraph dẫn lời các nhà hoạt động địa phương đưa tin. Ảnh cắt từ video chỉ ra nhóm những người đàn ông trung thành với Tổng thống...