Nga có thể cấm xuất khẩu xăng nếu giá trong nước tiếp tục tăng
Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết chính phủ Nga sẵn sàn đưa ra biện pháp cứng rắn để kìm hãm tình trạng tăng giá nhiên liệu ở trong nước, trong đó có thể bao gồm ngừng xuất khẩu sản phẩm hóa dầu.
Theo kênh RT, quan chức này cảnh báo rằng lệnh cấm trên sẽ tác động đến các doanh nhân, chứ không phải những nhà sản xuất dầu thô của đất nước.
“Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ cải thiện trong tương lai gần”, cựu Bộ trưởng Năng lượng nhấn mạnh, đồng thời nói thêm về xu hướng giảm giá hối đoái hiện nay.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Novak kêu gọi các công ty dầu mỏ hỗ trợ làm cho thị trường trong nước ổn định bởi nguồn cung xăng, dầu tăng ổn định sẽ tác động tích cực đến vấn đề trên.
“Chúng tôi đã chọn nâng tiêu chuẩn bán xăng trên sàn giao dịch hàng hóa (trong nước) lên 12%. Đặc biệt, sự gia tăng nguồn cung có thể đạt được do lượng nhiên liệu dự trữ được tích lũy”, ông nói.
Trong tháng 7, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov nói rằng chính phủ đang cân nhắc áp đặt một lệnh cấm xuất khẩu xăng trong bối cảnh giá nhiên liệu trong nước tăng cao.
Giá xăng ở Nga đã tăng lên nhanh chóng trong những tháng vừa qua một phần do sự bùng nổ trong ngành du lịch trong nước trong bối cảnh các biện pháp hạn chế do COVID-19 làm việc du lịch quốc tế trở nên khó khăn hơn.
Phản ứng của Nga trước kế hoạch Net Zero của IEA
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, IEA dường như đã đạt được mục đích của mình "bằng cách sử dụng các phép tính ngược" về cách đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ảnh minh họa.
Các nhà hoạch định chính sách đang chịu áp lực to lớn trong việc thực hiện những lời hứa được đưa ra như một phần của Thỏa thuận Paris, một thỏa thuận mang tính bước ngoặt được nhiều người công nhận là cực kỳ quan trọng để tránh tác động tàn phá lớn nhất của biến đổi khí hậu.
Gần 200 quốc gia, bao gồm cả Nga và Ả Rập Xê-út, đã phê chuẩn hiệp định khí hậu Paris vào năm 2015, đồng ý theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ của hành tinh lên 1,5C. Thỏa thuận này yêu cầu mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.
Đáng chú ý, IEA (cố vấn năng lượng hàng đầu thế giới) đã đưa ra cảnh báo rõ ràng nhất về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu vào tháng trước, nói rằng việc khai thác và phát triển các mỏ dầu và khí đốt mới phải dừng lại trong năm nay, nếu thế giới muốn đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ.
IEA cho biết việc ngừng phát triển các dự án mới về dầu, khí đốt và than đá là cơ bản để đạt được mục tiêu quốc tế đã thống nhất là không phát thải ròng.
Novak chia sẻ với CNBC's Hadley Gamble: "Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta cần phải sử dụng năng lượng xanh và hướng tới chương trình nghị sự xanh, vì xã hội có nhu cầu về năng lượng xanh. Nhưng chúng ta cần phải rõ ràng việc này có thể được thực hiện với những nguồn lực nào, ai sẽ trả tiền cho nó, cái gì là công nghệ và cơ hội mà chúng tôi có sẵn cho chúng tôi, bao gồm cả để giải quyết các vấn đề tồn đọng vẫn đang chờ đợi giải pháp".
Phản ứng của ông đối với báo cáo này được đưa ra ngay sau khi OPEC đồng ý giảm dần việc cắt giảm sản lượng trong những tháng tới, trong bối cảnh giá dầu phục hồi.
New Zealand cảnh báo 'bão thịnh nộ' từ Trung Quốc Ngoại trưởng New Zealand Mahuta cảnh báo các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực trước nguy cơ nước này có thể đương đầu "bão thịnh nộ" từ Trung Quốc "Chúng ta không thể phớt lờ những điều đang xảy ra trong quan hệ Australia - Trung Quốc. Nếu Australia tiến gần tâm bão thịnh nộ của Trung Quốc, chúng ta cũng phải...