Nga có thể bán dầu khí thanh toán bằng Bitcoin
Nga đang xem xét bán dầu và khí đốt trả bằng Bitcoin trước sức ép từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Đường ống dẫn đến các bể chứa dầu tại nhà máy xử lý của Công ty Phát triển Dầu khí Salym, Nga. Ảnh: Getty Images
Theo kênh CNBC, Nga có thể chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin với các đơn hàng xuất khẩu dầu và khí đốt của mình trong bối cảnh các nước phương Tây siết chặt các biện pháp trừng phạt.
Trong một cuộc họp báo ngày 24/3, Chủ tịch Uỷ bản Năng lượng thuộc Duma quốc gia (Quốc hội) Nga, Pavel Zavalny cho rằng, với các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẵn sàng linh hoạt hơn trong các lựa chọn thanh toán.
Ông Pavel Zavalny nói rằng đồng nội tệ của bên mua, cũng như Bitcoin, đang được cân nhắc trở thành hình thức thanh toán thay thế cho xuất khẩu năng lượng của Nga.
Video đang HOT
“Từ lâu chúng tôi đã đề xuất với Trung Quốc về chuyển sang các thanh toán bằng đồng nội tệ với ruble và nhân dân tệ”, ông Zavalny cho biết, “Với Thổ Nhĩ Kỳ, đó sẽ là đồng lira và ruble.”
Tuy nhiên, Nga sẽ không dừng lại với các loại tiền tệ truyền thống. “Bạn cũng có thể giao dịch bằng Bitcoin”, ông Zavalny nói.
Đồng tiền điện tử Bitcoin đã tăng gần 4% trong 24 giờ qua lên khoảng 44.000 USD. Giá của loại tiền điện tử này đã tăng đột biến vào khoảng thời gian mà thông tin về những phát biểu mới nhất của ông Zavalny xuất hiện.
Trước đó, ngày 24/3 Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble của Nga. Tuyên bố này khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt do lo ngại động thái này có thể làm trầm trọng thêm thị trường năng lượng vốn đang chịu nhiều áp lực.
“Nếu họ muốn mua, hãy để họ thanh toán bằng tiền mạnh (đồng ruble), đây là vàng đối với chúng tôi, vì nó thuận tiện thanh toán cho chúng tôi, đây là đồng tiền quốc gia”, ông Zavalny nói, nhắc tới cảnh báo của Tổng thống Putin một ngày trước đó.
Mặc dù Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga như một phần trong phản ứng đối với cuộc chiến của Moscow đối với Ukraine, Liên minh châu Âu không có khả năng sẽ có quyết định tương tự do khối này phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga.
Nic Carter, nhà đồng sáng lập Coin Metrics, cho biết: “Rõ ràng Nga đang tìm cách đa dạng hóa sang các loại tiền tệ khác”. Ông cho rằng Nga đã chuẩn bị cho hình thức chuyển đổi này kể từ năm 2014, khi nước này bắt đầu thoái vốn khỏi Kho bạc Mỹ.
Theo ông Carter, hiện tại Nga càng tỏ ra nghiêm túc trong việc rời bỏ đồng đô-la Mỹ. “Họ có thứ mà thế giới cần. Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên số 1 trên toàn cầu”, ông Carter nói.
Tổng thống Putin đã thay đổi quan điểm của mình đối với tiền điện tử Bitcoin. Vào năm 2021, nhà lãnh đạo Nga nói với kênh CNBC rằng mặc dù tin rằng Bitcoin có giá trị, nhưng ông không tin nó có thể thay thế đô-la Mỹ trong xử lý các giao dịch dầu mỏ. Giờ đây, Điện Kremlin đang coi đồng tiền điện tử này như một hình thức thanh toán cho các mặt hàng xuất khẩu lớn. Tuy vậy, vẫn chưa rõ liệu sự thiếu thanh khoản tương đối của Bitcoin có thể hỗ trợ các giao dịch thương mại quốc tế ở quy mô đó hay không.
Bitcoin giảm kỷ lục do căng thẳng Nga-Ukraine
Giá của đồng Bitcoin đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng qua sau khi quân đội Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine.
Việc đồng tiền kỹ thuật số giá trị nhất thế giới này lao dốc đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại và ồ ạt bán tháo các tài sản rủi ro hơn.
Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, trong ngày 24/2, đồng Bitcoin giao dịch ở mức 34.324 USD/BTC, giảm 7,9% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 24/1 vừa qua.
Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số lớn khác đang chịu sức ép trong tuần này, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang và các nhà đầu tư tránh các tài sản rủi ro. Riêng Bitcoin đã giảm xuống dưới mức 40.000 USD/BTC vào cuối tuần trước và tiếp tục mất giá khi cuộc khủng hoảng Ukraine "nóng lên". Các chuyên gia nhận định đà giảm giá của đồng tiền này có thể sẽ không sớm kết thúc.
Bitcoin đã mất gần một nửa giá trị kể từ khi đạt mức kỷ lục 68.990 USD/BTC vào tháng 11/2021, do những căng thẳng địa chính trị, khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và những biện pháp hạn chế của một số nền kinh tế lớn đối với các tài sản kỹ thuật số.
Chứng khoán toàn cầu nói chung và chứng khoán châu Âu nói riêng cũng chung đà giảm sau những biến động ở Ukraine. Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/2, các chỉ số chứng khoán trên thị trường London (Anh) giảm gần 3%, trong khi tại Frankfurt (Đức) và Paris (Pháp) đều giảm hơn 4%. Đến khoảng 15h15 cùng ngày (giờ Việt Nam), chỉ số chứng khoán chính ở London giảm 2,5%, Frankfurt giảm 3,7% và Paris giảm 3,1%.
Chuyên gia phân tích Ipek Ozkardeskaya của hãng SwissQuote cho rằng các thị trường "đang hoảng loạn", trong khi giá dầu mỏ cũng đã tăng lên trên 100 USD/thùng do lo ngại tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Mexico dự kiến tăng sản lượng dầu thô trong năm nay Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Pemex của Mexico cho biết sẽ tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày trong năm nay, với dự kiến đạt trung bình 1,87 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022. Một cơ sở lọc dầu ở Tula, bang Hidalgo, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN Sau 15 năm liên tiếp sụt giảm, từ mức đỉnh 3,4 triệu thùng/ngày trong năm 2004 sản...