Nga có tên lửa vô hiệu Trophy, nướng chín tăng dễ dàng
Chuyên gia quân sự Charlie Gao vừa có bài viết về loại tên lửa chống tăng thế hệ mới của Nga có khả năng tương đương Javelin do Mỹ phát triển.
Bài viết được đăng tải trên tạp chí National Interest, theo tác giả hệ thống chống tăng này giống với tên lửa Javelin và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ và NATO.
Một khi dòng tên lửa này chính thức đi vào trang bị sẽ tăng cường khả năng xuyên giáp và chống nhiễu cực tốt cho kho vũ khí chống tăng Nga.
Đây sẽ là loại tên lửa có nhiều khác biệt với các tổ hợp trước đó, thường sử dụng đầu đạn cỡ lớn hơn hoặc số lượng nhiều hơn để bắn xuyên qua vỏ giáp.
Dù được trang bị hệ thống Trophy nhưng Mỹ vẫn lo chiến tăng Abrams bị tên lửa Nga phá hủy.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, vũ khí này là câu trả lời đối với sức mạnh ngày càng tăng của áo giáp composite trên xe tăng NATO, chẳng hạn như Abrams M1A2S đời mới, có lớp giáp rất khó phá hủy, ngay cả với đầu đạn cỡ lớn hơn.
Video đang HOT
Đặc biệt, nhà phát triển Nga đã tạo nên cuộc cách mạng khi thiết kế dòng tên lửa này có khả năng bắn và quên – tính năng hoàn toàn không có trên tất cả các tên lửa chống tăng trước đó do Liên Xô và Nga phát triển.
“Tên lửa hoạt động theo nguyên tắc bắn và quên, sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho xe tăng NATO. Và hiện vẫn chưa rõ liệu hệ thống Trophy trên tăng Abrams có thể đẩy lùi các cuộc tấn công của tên lửa chống tăng từ trên không bởi quỹ đạo của các tên lửa này có thể nằm ngoài vùng phát hiện của radar Trophy”, chuyên gia Charlie Gao thừa nhận.
Dù ca ngợi tên lửa Nga nhưng vị chuyên gia Mỹ không tiết lộ đây là loại tên lửa nào. Tuy nhiên căn cứ vào tầm băn và khả năng được nhắc đến của loại tên lửa này cho thấy, nhiều khả năng đây là Hermes – dòng tên lửa đã được Nga đưa vào trang bị và đã tham gia thực chiến tại Syria.
Vụ tấn công được ghi nhận hồi cuối năm 2016 cho thấy, trực thăng Ka-52 dùng Hermes đã diệt gọn mục tiêu phiến quân cách đó 30km với độ chính xác cực cao. Tên lửa Hermes có tầm bắn 30 km, gấp 3 lần các loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga và NATO hiện nay.
Hermes sẽ được dùng để tấn công xe tăng, công sự, xưởng chế tạo mìn, sở chỉ huy phiến quân trên chiến trường Syria. Dựa trên kết quả chiến đấu, Hermes sẽ được điều chỉnh thiết kế hoặc đưa thẳng vào biên chế quân đội Nga.
Theo các chuyên gia quân sự, đặc điểm nổi bật nhất của tên lửa chống tăng Hermes là cơ chế “bắn và quên” cùng khả năng theo dõi, phá hủy mục tiêu ngoài đường chân trời đồng thời chúng có thể vô hiệu những hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng đối phương.
Thùy Dung
Theo baodatviet
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga có là "đồ bỏ"?
Tạp chí National Interest của Mỹ mới đây lên chỉ trích tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Colombia, Kevin Whitaker khi ông này đã so sánh máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160 của Nga với "hiện vật trong bảo tàng".
National Interest nêu rõ các khả năng hiện tại của Tu-160, và nếu xét tới việc máy bay sắp được hiện đại hóa thì có thể tự tin kết luận rằng những chiếc máy bay này sẽ vẫn còn rất cần thiết trong tương lai gần.
Theo National Interest, điều quan trọng là phải tính đến mức độ khả năng của các máy bay mang tên lửa của Nga. Thâm niên của máy bay không nhất thiết đồng nghĩa với sự lạc hậu của nó, National Interest nhấn mạnh, đồng thời nhắc nhở rằng các máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ "già" hơn Tu-160 mười tuổi, nhưng vẫn còn hoạt động và vẫn sẽ phục vụ trong lực lượng vũ trang đến tận những năm 2040.
Máy bay ném bom Tu-160 của Nga (trên) và B-1 Lancer của Mỹ
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các máy bay ném bom chiến lược như Tu-160 không có trách nhiệm tuân thủ những thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp hàng không để hoàn thành nhiệm vụ trước mắt. Tu-160 tiềm ẩn mối đe dọa, vì loại máy bay này có thể chuyên chở vũ khí chiến đấu tới tận mục tiêu một cách "đáng tin cậy", điều này đã được chứng minh ở Syria.
Trước đó kênh Zvezda TV ngày 23/12/2018 dẫn dữ liệu dạng đồ họa của Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành so sánh các đặc điểm của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga và B1-B của Mỹ.
Theo đó, Tu-160 vượt trội máy bay ném bom của Mỹ về hầu hết các chỉ số. Ví dụ về tải trọng chiến đấu tối đa (45 tấn so với 34 tấn), tốc độ tối đa (2.230 km mỗi giờ so với 1300), bán kính chiến đấu (7300 km so với 5543) và một số thông số khác.
Máy bay ném bom Tu-160 được coi là máy bay siêu thanh lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử hàng không quân sự, nó cũng là máy bay chiến đấu nặng nhất. Tu-160 phục vụ trong Lực lượng vũ trang từ năm 1987, lần đầu tiên được sử dụng trong điều kiện chiến đấu là chiến dịch do Lực lượng hàng không vũ trụ LB Nga thực hiện ở Syria.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer của Mỹ phục vụ trong Lực lượng vũ trang từ năm 1985. Loại máy bay này được chế tạo như thiết bị chuyên chở vũ khí hạt nhân, nhưng sau này nó được trang bị bằng vũ khí thông thường. Máy bay ném bom B-1 đã được sử dụng trong các chiến dịch của NATO ở Nam Tư cũ, cũng như các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan và Iraq.
Sputnik H.Phan
Theo baogiaothong
Báo Mỹ chê S-300 kém hơn HQ-9: Đánh giá vô căn cứ? Các chuyên gia của tạp chí NI cho rằng, hệ thống phòng thủ S-300 của Nga thua kém hơn so với các phiên bản tương tự HQ-9 của Trung Quốc. Chuyên gia quân sự của Hoa Kỳ thường tìm mọi cách làm giảm khả năng thực sự của các loại vũ khí của những quốc gia mà Washington coi là đối thủ địa...