Nga có nhiều phương án khác nhau để đáp trả mối đe dọa từ NATO
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko ngày 25/10 tuyên bố Moskva sở hữu nhiều phương án kỹ thuật-quân sự khác nhau để đáp trả các mối đe dọa từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko. (Nguồn: Sputnik)
Phát biểu với báo giới, ông Grushko nhấn mạnh: “Nga không thể phớt lờ những gì NATO đang làm. Hiện liên minh quân sự này đang tiến hành cuộc tập trận lớn nhất mang tên Trident Juncture 2018 kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.”
Theo ông, Moskva coi cuộc tập trận này mang khuynh hướng chống Nga nên cần phải xem xét kỹ lượng trên phương diện quân sự.
Video đang HOT
Trong những năm gần đây, Nga đặc biệt chú ý củng cố tiềm năng quân sự, do đó Moskva đã sở hữu nhiều phương án khác nhau với những lựa chọn về kỹ thuật-quân sự tối ưu nhất để đáp trả các mối đe dọa.
Cuộc tập Trident Juncture 2018 của NATO khai mạc cùng ngày tại Na Uy quy tụ 50.000 binh sỹ, 10.000 phương tiện chiến đấu, 65 tàu chiến và 250 máy bay từ 31 quốc gia, gồm 29 nước thành viên NATO và 2 nước đối tác là Thụy Điển và Phần Lan.
Cuộc tập trận mô phỏng kịch bản các lực lượng NATO bảo vệ quốc gia thành viên bị xâm lược.
Đại sứ quán Nga tại Oslo ra tuyên bố gọi Trident Juncture là cuộc diễn tập chống Nga. Tuyên bố nhấn mạnh: “Hoạt động như vậy rõ ràng là hành động khiêu khích quá giới hạn, ngay cả khi họ cố gắng biện minh bản chất của nó là phòng thủ”./.
Theo vietnamplus
NATO lập kế hoạch khắc chế tàu ngầm Nga
Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nghiên cứu phát triển các phương tiện không người lái dưới biển nhằm chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm Nga.
Theo đó, vào tháng 7/2018, các nước NATO đã ký kế hoạch phát triển công nghệ chung nhằm chống lại thuỷ lôi và tàu ngầm của các đối đối thủ tiềm tàng.
"Việc sử dụng các hệ thống không người lái dưới biển có thể là bước ngoặt trong cuộc chạy đua công nghệ hàng hải", hãng The Defence News dẫn nguồn giấu tên từ NATO cho biết, đồng thời nhấn mạnh việc sử dụng chung vũ khí truyền thống trên biển và những phương tiện không người lái dưới biển để giúp cải thiện khả năng "kiểm soát biển" của các thành viên NATO.
Được biết, kế hoạch đã được Mỹ, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ ký kết.
"Các thành viên NATO thực sự lo lắng trước mối đe dọa ngày càng tăng từ các tàu ngầm Nga. Nga đã tạo ra hệ thống tác chiến dưới biển mới dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, và chúng được bảo vệ khỏi các hệ thống phát hiện tàu ngầm ở Bắc Đại Tây Dương", The Defence News dẫn lời Jorje Benites, một nhân viên của Hội đồng chuyên gia Đại Tây Dương, từng làm việc trong Lầu Năm góc.
Tuần trước, Mỹ cũng đã hạ thuỷ hai tàu ngầm hạt nhân SSN-791 Delaware và SSN-792 Vermontđược trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.
Đây là các tàu ngầm thế hệ thứ tư của Mỹ và được thiết kế để chống tàu ngầm và các chiến hạm hoạt động ven biển của đối phương.
Tờ The Washington Times của Mỹ đã công bố một tài liệu nói về mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ mà tàu ngầm của Nga mang lại.
TÙNG DƯƠNG
Theo TPORIA Novosti
NATO đang làm gì sát sườn Nga? Trong kế hoạch quân sự, Nga sẽ xem xét cuộc tập trận Trident Juncture của NATO ở Na Uy và các động thái khác của liên minh nhằm triển khai lực lượng gần biên giới Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Grushko cho biết. "Trước hết, tất cả những động thái nhằm triển khai đội ngũ mới gần biên giới của chúng tôi...