Nga có nền tảng bí mật để đặt tên lửa ở Nicaragua?
Thượng tướng Leonhid Ivanshov của Nga vừa có nhận định về khả năng Moscow triển khai tên lửa ở Nicaragua và sự nguy hiểm đối với Mỹ.
Nhận định của vị Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục hợp tác quân sự Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra nhân chuyến thăm bất ngờ đến Venezuela hôm 10/12 của phi đội máy bay tầm xa Nga gồm 2 chiếc Tu-160, một chiếc An-124 và 1 chiếc Il-62.
Vị tướng này cho rằng, nếu như người Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, và bắt đầu triển khai bố trí tên lửa tầm trung quanh Nga, Moscow buộc phải đáp trả. Nhưng Nga không thể nhắm các tên lửa vào những thủ đô Châu Âu và các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ EU.
Máy bay Tu-160 Nga đến Venezuela.
Nếu chọn cách đáp trả như vậy sẽ chỉ có lợi cho Mỹ bởi họ luôn muốn một cuộc đối đầu giữa Nga và châu Âu. Bởi hiện Mỹ đang sử dụng mối đe dọa Nga để giữ Châu Âu trong vòng tay sắt của mình, và duy trì NATO như một công cụ chủ yếu để tác động theo hướng đó.
Biện pháp đáp trả hiệu quả nhất được vị chuyên gia này đưa ra là Nga cần phải đề xuất với Châu Âu một giải pháp thay thế mang tính chất hòa bình: cùng xây dựng một hệ thống an ninh chung toàn Châu Âu và cam kết cùng đảm bảo an ninh cho nhau. Chỉ có cách này mới phá vỡ toan tính của Mỹ.
Theo tướng Leonhid Ivanshov, trước hết, Nga cần tiến hành những cuộc tư vấn với Trung Quốc tìm kiếm thỏa thuận cùng bảo vệ kênh đào do Bắc Kinh xây dựng tại Nicaragua.
Video đang HOT
Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì toàn bộ Texas của Mỹ sẽ nằm trong tầm bắn của tên lửa Kalibr khi được Nga đặt tại Nicaragua.
Tình huống Nga có thể triển khai tên lửa ở Nicaragua chắc chắn đã được Mỹ tính đến một khi họ chính thức rút khỏi INF. Bởi hiện nay tại quốc gia Trung Mỹ này, đang có sự hiện diện của căn cứ Nga.
Hiện nay, Mỹ đang rất để mắt tới một tổ hợp công trình xây dựng của Nga nằm ở rìa núi lửa tại Nicaragua, quốc gia vùng Trung Mỹ.
Tờ Daily Mail cho rằng, tổ hợp này là một trạm vệ tinh và được Nga dùng để do thám người dân Mỹ sống gần đó.
Trong khi đó, tờ Bưu điện Washington cho biết chính quyền sở tại xác nhận “đây là công trình lắp đặt vệ tinh GPS của Nga”.
Dù vậy, chính quyền Mỹ không cho rằng cơ sở này chỉ đơn thuần phục vụ mục đích vệ tinh.
“Rõ ràng có rất nhiều hoạt động tại căn cứ bí mật này”, một quan chức Mỹ chuyên về khu vực Trung Nam Mỹ, nói.
Một quan chức giấu tên khác cho rằng cơ sở này có thể được dùng với nhiều mục đích, trong đó có hoạt động giám sát trực tiếp công dân Mỹ sinh sống ở Nicaragua.
“Căn cứ tình báo” này nằm trong bán kính 16km gần đại sứ quán Mỹ và có thể quan sát toàn cảnh cơ quan ngoại giao Mỹ tại thủ đô Managua. Một người dân địa phương làm việc cho tổ hợp này, trả lời tờ Times: “Tôi chẳng biết gì về họ. Những người đó nói tiếng Nga và sử dụng thiết bị ghi toàn tiếng Nga”.
Nhiều chuyên gia quân sự nhận định đây được xem là đòn đáp trả của Nga nhằm vào các hoạt động tương tự của Mỹ ở châu Âu. Vài năm gần đây, chính phủ Nga đã cung cấp hàng trăm xe bus cho chính quyền Nicaragua sử dụng làm phương tiện công cộng.
Với mối quan hệ giữa Nga và Nicaragua cùng với sự hiện diện của căn cứ “bí ẩn” Moscow tại quốc gia này cho thấy, tình huống Nga đặt tên lửa tại Nicaragua hoàn toàn có thể xảy ra và đây là điều khiến Mỹ lo ngại nhất một khi họ chính thức rút khỏi INF.
Được biết, Mỹ và Nga đối đầu từ lâu tại Nicaragua khi Liên Xô ủng hộ một nhóm đối lập ở quốc gia Trung Mỹ trong Chiến tranh Lạnh nhằm lật đổ độc tài Anastazio Somaza do Mỹ hậu thuẫn năm 1979.
Tuấn Vũ
Theo Đatviet
Nga tính đưa "bảo bối" Kalibr lên mọi tàu ngầm hạt nhân
Các thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Nga sẽ được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và trang bị các ống phóng phù hợp với siêu tên lửa hành trình Kalibr.
Sputnik ngày 12-12 dẫn nguồn tin từ Hạm đội Thái Bình Dương Nga cho hay, tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án 949A của Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ là gương mặt mới nhất được nâng cấp các hệ thống điều khiển hỏa lực và ống phóng để phù hợp với các loại vũ khí có độ chính xác cao, gồm tên lửa Kalibr.
Nga dự tính đưa Kalibr lên mọi tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: ITN
Những tàu này sẽ được biên chế đầu tiên cho Hạm đội Thái Bình Dương. Hải quân Nga có kế hoạch nhận chiếc đầu tiên trong số sáu tàu ngầm sớm nhất vào năm tới. Những chiếc còn lại sẽ được bàn giao trước năm 2027.
Ngoài các tàu ngầm thuộc Dự án 949A, tàu chống ngầm Marshal Shaposhnikov và tàu ngầm diesel-điện cũng sẽ đều được nâng cấp để mang tên lửa Kalibr như một trang bị tiêu chuẩn.
949A là dự án tàu ngầm hạt nhân Antey, gia nhập biên chế từ năm 1986, có lượng giãn nước khi chìm gần 25.000 tấn, dài 154m, rộng 18,2m, chở được số thủy thủ đoàn tối đa 130 người. Các tàu ngầm này được trang bị vũ khí ngư lôi, hệ thống tên lửa Onyx và Granit.
Trong khi đó, tên lửa Kalibr hiện được đánh giá là loại tên lửa hành trình chính xác hiện đại nhất thế giới, được thử lửa trong các chiến dịch thực tế ở Syria.
Kalibr phiên bản hải quân có độ dài khoảng 8,9m, mang theo đầu đạn nặng 450 kg, bay hành trình ở tốc độ cận âm Mach 0,8 (980 km/h) và tăng tốc lên khoảng 3.600 km/h khi tiếp cận mục tiêu. Phiên bản này có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách tối đa 2.500 km với sai số chưa đầy 3m.
Kalibr sử dụng các hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh GLONASS, dẫn đường quán tính và radar chủ động ARGS-14E kèm theo một hệ thống đo độ cao và khớp ảnh địa hình giúp nó tự điều chỉnh đường đi theo thực địa và bám sát mặt đất cũng như mặt nước để tránh sự phát hiện của radar đối phương.
Theo Thiện Minh (An ninh Thủ đô)
Trang bị trăm quả Kalibr cho tàu ngầm hạt nhân Theo Sputnik, những tàu ngầm hạt nhân của Nga đều sẽ được trang bị tên lửa Kalibr với số lượng cực ấn tượng. Thông tấn Nga dẫn nguồn từ Hạm đội Thái Bình Dương của nước này cho hay, tàu ngầm thuộc dự án 949A sẽ là gương mặt mới nhất được nâng cấp các hệ thống điều khiển hỏa lực và ống...