Nga có lạnh gáy khi Mỹ dùng lại đòn của Reagan?
‘Mỹ đang áp dụng chiến lược Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Reagan để chặn đứng sự hung hăng của Nga tại Syria, Ukraine cũng như các quốc gia vùng Baltic’.
Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan ngày 7/11.
Ông Carter nói những bước này bao gồm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, đầu tư vào công nghệ; phát triển những máy bay ném bom tầm xa, những hệ thống chiến tranh điện tử mới và không gian ảo, và “một số biện pháp khác” mà ông Carter nói không thể tiết lộ vào lúc này.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về việc sử dụng chiến lược Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Reagan để chống Nga có lẽ sẽ khiến Nga không khỏi “ lạnh gáy” bởi trong lịch sử đó là bài học đau đớn dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.
Máy bay Nga tham gia chiến dịch không kích tại Syria.
Theo đó, từ những năm 1980, kinh tế Liên Xô đã nếm mùi cay đắng bởi chính sách của Mỹ. Tháng 6/1982, Tổng thống R.Reagan công bố quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các công ty và các nước sử dụng giấy phép sản xuất cũng như trang thiết bị, máy móc và vật liệu được sản xuất có ứng dụng công nghệ Mỹ nếu hợp tác với Liên Xô. Nếu như vào cuối những năm 70 tỷ lệ hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Mỹ vào Liên Xô vượt 30%, thì đến năm 1982, tỷ lệ này chỉ còn 7%. Xu hướng như vậy cũng bắt đầu xuất hiện trong quan hệ kinh tế với châu Âu.
Đòn tiếp theo của Mỹ giáng vào Liên Xô là trong lĩnh vực tiền tệ. Các khoản thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô đều từ thị trường dầu mỏ, nơi mà mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng đồng đôla Mỹ. Từ mùa thu năm 1984, trong vòng một năm Mỹ đã phá giá đồng đôla tới 25%.
Từ thời gian đó, Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng đôla đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ châu Âu bằng các đồng tiền đang lên giá của các nước này. Thặng dư thương mại Liên Xô ngày càng giảm.
Video đang HOT
Tháng 4/1985, Hội nghị Trung ương ĐCS Liên Xô họp và đưa ra các mục tiêu của chiến lược “cải tổ”. Việc quá tập trung các nguồn lực chủ yếu để đối đầu với Mỹ đã làm tổn hại nặng cho nền kinh tế: Liên Xô phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu ngũ cốc, bơ và thịt bắt đầu phải cấp theo tem phiếu, giá các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng.
Nhưng điều quan trọng nhất – khoảng cách tụt hậu công nghệ so với phương Tây ngày càng tăng. Lại cũng chính vào thời điểm này, Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép với Saudi Arabia để đánh sụp “chỗ dựa” của nền kinh tế Xô Viết. Mùa hè năm 1985, Saudi Arabia đã mở kho dự trữ dầu và tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.
Đến cuối năm 1985, sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày – giá dầu trên thế giới giảm từ 30 xuống còn 12 đôla/thùng. Chỉ riêng thiệt hại do giá dầu giảm của Liên Xô trong những tháng đó đã là hơn 10 tỷ đôla.
Lại cũng trong khoảng thời gian này Liên Xô mất gần 2 tỷ đôla tiền xuất khẩu vũ khí -lý do: Iran, Iraq và Lybia do khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu bị suy giảm đột ngột nên đã không thể thanh toán khoản tiền nhập khẩu vũ khí cho Liên Xô.
Người dân Liên Xô đã bắt đầu không thể mua được một số mặt hàng phương Tây (lương thực – thực phẩm, chi tiết máy, hàng tiêu dùng) vì giá quá cao. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước.
Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990, trong khi tổng thu ngân sách hơn 400 tỷ rúp một chút).
Thực tế đó buộc chính phủ lại phải tìm các khoản vay mới từ bên ngoài. Đây là thời điểm Liên Xô đã rơi vào cái “bẫy lương thực”.
Nước này ngập sâu vào nợ nần để trả các khoản nhập khẩu lương thực nhưng cũng không đủ thỏa mãn hoàn toàn các nhu cầu trong nước. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Các quốc gia đồng loạt phong tỏa các chuyến bay đến Ai Cập
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố đình chỉ tất cả các chuyến bay đến Ai Cập bắt đầu từ 6/11 và lệnh cho các công dân Nga đang ở Sharm el-Sheikh phải nhanh chóng quay trở về nước trong bối cảnh đang dấy lên giả thuyết Airbus A321-200 gặp nạn do có bom trên máy bay.
Động thái trên được thực hiện do các lãnh đạo an ninh của Nga bày tỏ quan điểm rằng sẽ hợp lý hơn nếu hoãn các các chuyến bay cho đến khi nguyên nhân vụ tai nạn được xác định rõ.
Theo hãng tin BBC, các quan chức Anh tin rằng một hành khách nào đó đã tiếp cận được khoang hành lí và đặt vào đó một thiết bị nổ trước khi máy bay cất cánh. Trong khi đó, các quan chức Mỹ vẫn chưa từ bỏ giả thuyết vụ việc có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố.
Về phần Ai Cập, chính phủ đã từ chối suy đoán về nguyên nhân của vụ tai nạn cho đến khi kết quả điều tra chính thức được công bố.
Chính phủ Anh đã đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Sharm el-Sheikh từ 2 ngày trước, nhưng vẫn cho phép các chuyến bay hồi hương vào hôm 6/11 để những du khách bị mắc kẹt có thể trở về nhà. Các chuyến bay này sẽ được áp dụng "các biện pháp an ninh bổ sung" - một phát ngôn viên của chính phủ cho biết - hành khách sẽ không được để đồ vào khoảng hành lí.
Hai hãng hàng không EasyJet và Monarch của Anh cho biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng các máy bay trống cho hành khách vào hôm 6/11. Tuy nhiên, EasyJet cho biết chỉ có 2 trong số 10 chuyến bay cất cánh theo kế hoạch do những hạn chế từ phía Ai Cập.
Hãng hàng không hoàng gia Hà Lan cho hay hành khách trên chuyến bay từ Cairo đến Amsterdam sẽ chỉ được phép mang theo túi xách. "Theo như các thông tin trong nước và quốc tế cũng như để phòng ngừa, Hãng hàng không hoàng gia Hà Lan sẽ không cho phép hành khách gửi hành lý", đại diện hãng tuyên bố.
Một vị khách du lịch đã trả lời phỏng vấn trên kênh tin tức Sky News của Anh rằng an ninh tại sân bay Sharm el-Sheikh rất lỏng lẻo và rằng anh ta đã trả cho 1 nhân viên 35 USD để tránh bị kiểm tra hành lý.
Hành lý được kiểm tra tại sân bay Sharm el-Sheikh vào hôm 6/11 (Ảnh: KHALED ELFIQI / EPA)
Sẽ không có bất kì chuyến bay nào của Anh bay đến, rời đi, hoặc thậm chí là bay ngang qua bán đảo Sinai của Ai Cập.
"Tuy nhiên vụ tai nạn này có thể phơi bày lỗ hổng an ninh tại các sân bay nước ngoài nơi Mỹ có hoạt động", các nhà phân tích an ninh và các thành viên của Quốc hội Mỹ cho biết.
"Trong khi mọi chuyện chưa được xác nhận chính thức, đã có một số báo cáo tình báo cho rằng có khả năng một quả bom đã được đặt trên máy bay bởi lực lượng IS và đó là mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi vào thời điểm này", ông Michael McCaul - chủ tịch Ủy ban an ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ phát biểu.
Tổng thống Barack Obama cũng đã đưa ra tuyên bố trong 1 cuộc phỏng vấn với đài phát thanh hôm 5/11 rằng: "Có khả năng có bom trên máy bay và chúng tôi đang xem xét vấn đề này một cách rất nghiêm túc."
MAI HOA (theo NBC News)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thành viên TPP sẽ đứng ngoài "chiến tranh tiền tệ" Theo tờ Japan Times, các quốc gia đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cam kết không thực hiện hạ giá đồng tiền nhằm mục đích cạnh tranh, cũng như sẽ minh bạch hơn về các chính sách trao đổi tiền tệ của mình. Theo bảng thống tin cung cấp bởi Bộ Ngân khố Mỹ, các...