Nga có đủ khả năng hợp tác đóng tàu sân bay với Ấn Độ
Theo tờ Izvestia của Nga, nước này có nhiều cơ hội trở thành đối tác đóng tàu sân bay thứ 4 của Ấn Độ do có nhiều lợi thế về lịch sử hợp tác cũng như ưu đãi chuyển giao công nghệ.
Ấn Độ chuẩn bị tuyên bố mở thầu dự án đóng tàu sân bay thứ 4 trong đó những nước đang cạnh tranh giành lấy hợp đồng này bao gồm Pháp, Mỹ và Nga.
Tờ Izvestia nhận định rằng, Nga đang là đối tác tiềm năng nhất của Ấn Độ ở dự án này với mô hình tàu sân bay “ Storm” mới ra mắt vào năm 2015. Đây là một mô hình được thiết kế bởi Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylovsky và công bố tại triển lãm quân sự Army-2015.
Mô hình tàu sân bay “Storm” của Nga trình làng tại triển lãm Army-2015
Tàu sân bay này có lượng giãn nước 100.000 tấn, dài 330m và rộng 40m. Nó sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và có khả năng đạt tới vận tốc 55km/h và chịu những đợt song cao 9m ngoài đại dương. Tàu được thiết kế để mang theo 100 máy bay chiến đấu bao gồm các loại như MiG-29K, T-50 hoặc máy bay cảnh báo sớm Yak-44E, cùng chở theo đoàn thuỷ thủ từ 4.000 đến 5.000 người.
Những điểm mạnh của Nga hiện nay bao gồm việc Moscow sẵn sàng chuyển giao công nghệ nhiều hơn các nước đối thủ khác, điều hoàn toàn phù hợp với chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Narendra Modi, vốn thúc đẩy sản xuất nội địa các mặt hàng công nghệ cao bao gồm cả thiết bị quân sự hạng nặng.
Nga cũng là một nước có quan hệ hợp tác quốc phòng gần gũi với Ấn Độ. Tàu INS Vikramaditya đang biên chế trong hải quân Ấn Độ hiện nay chính là sản phẩm nâng cấp của tàu sân bay lớp Kiev do Liên-xô chế tạo, ngoài ra Nga cũng đã hỗ trợ Ấn Độ thiết kế tàu sân bay Vikrant, chuẩn bị biên chế cho hải quân nước này vào năm 2018 tới. Moscow và New Delhi còn cùng nhau phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, dựa trên mẫu T-50, có thể sử dụng cho tàu sân bay mới.
Video đang HOT
Tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay, Admiral Kuznetsov
Mặc dù vậy, điểm yếu của Nga hiện nay là nước này không có kinh nghiệm đóng tàu sân bay tốt như Mỹ, nước hiện đang sở hữu đến 10 tàu sân bay các loại, trong khi Nga chỉ có duy nhất chiếc Admiral Kuznetsov, được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Nikolayev ở Ukraine.
Điều này xảy ra do nhà máy đóng tàu sân bay của Liên-xô trước đây được đặt ở Ukraine, do đó, sau khi Liên-xô tan rã, chính quyền Nga không có quyền tiếp cận những công nghệ này mà phải nghiên cứu lại từ đầu.
Một số nguồn tin tiết lộ, Nga đã tiến hành công tác chuẩn bị và sẽ bắt đầu đóng tàu sân bay đầu tiên của mình thời hậu Liên-xô sớm nhất vào năm 2025 và nước này cũng phải mất tới 10 năm để hoàn thành chiến hạm cỡ lớn này.
Theo Danviet
Điểm mặt 5 siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới
Vơi chiêu dai gân 333 m, chiên ham Nimitz là một trong những siêu tau sân bay lớn nhất thế giới, theo đánh giá của trang quân sự Military Channel.
Vơi chiêu dai gân 333 m, chiên ham Nimitz là một trong những siêu tau sân bay lớn nhất thế giới, theo đánh giá của trang quân sự Military Channel.
USS Nimitz, Mỹ
Tàu sân bay lớp Nimitz là một trong những tàu chiến hạt nhân lớn nhất thế giới, do công ty đóng tàu công nghiệp Huntington sản xuất và bắt đầu hoạt động từ năm 1975. Chiến hạm năm trong danh sach tau sân bay lơn nhât thê giơi nay có chiều dài 332,8 m, chiều rộng sàn đáp máy bay 76,8 m và tốc độ khoảng 56 km/h. Với độ choán nước 104.600 tấn, USS Nimitz có thể chở hơn 60 máy bay. Các lò phản ứng năng lượng trên tàu giúp Nimitz tránh hao tổn nhiên liệu và có thể vận chuyển số đạn lớn gấp rưỡi so với các tàu sân bay thông thường.
HMS Queen Elizabeth (R08), Anh
Siêu tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R08) của Hải quân Hoàng gia Anh có chiều dài 280 m (tương đương chiều dài của 28 xe buýt hai tầng ở London), chiều rộng 73 m, tốc độ 46 km/h. Độ choán nước của tàu là 65.000 tấn.
Tàu có thể mang theo 1.600 thủy thủ và nhân viên, 40 máy bay. Sau khi hạ thủy vào năm 2016, HMS Queen Elizabeth sẽ là căn cứ nổi quan trọng của Hải quân và Không quân Anh.
Liêu Ninh, Trung Quốc
Liêu Ninh thuộc lớp tàu sân bay Kuznetsov do Liên Xô thiết kế trong những năm 1980 với tên ban đầu là Varyag. Năm 1998, Trung Quốc mua lại Varyag và cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh ngày nay. Chiều dài của nó là 304,5 m, chiều rộng sàn đáp máy bay là 75 m, tốc độ 59 km/h. Chiến hạm có thể chở 36 máy bay. Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N.
Admiral Kuznetsov, Nga
Chiều dài của tàu sân bay Admiral Kuznetsov, do Liên Xô chế tạo, là 305 m. Tải trọng choán nước tối đa của nó đạt 61.390 tấn. Tàu có khả năng di chuyển với vận tốc 54 km/h cùng phạm vi hoạt động 15.700 km nếu di chuyển với vận tốc 33 km/h. Nó có thể mang khoảng 41-52 máy bay. Hiện nay Admiral Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga. Moscow vừa công bố bản thiết kế hàng không mẫu hạm mới có tải trọng 100.000 tấn với nhiều tính năng hiện đại nhằm nâng cao năng lực của Hải quân.
Charles De Gaulle (R91), Pháp
Đây là tàu sân bay hạt nhân lớn nhất đang hoạt động tại châu Âu với chiều dài 261,5 m, chiều rộng 64,36 m, tốc độ 50 km/h, lượng giãn nước 42.000 tấn khi đầy tải và diện tích boong tàu 12.000 m2. Pháp hạ thủy tàu vào tháng 5/2001 và nó có thể hoạt động từ 20 tới 25 năm, theo Military-Today. Charles de Gaulle có thể mang hơn 40 máy bay và trực thăng cùng hệ thống tên lửa đối không, dàn pháo tự động. Pháp có ý định đóng tiếp tàu sân bay thứ hai thuộc lớp Charles De Gaulle, nhưng chưa thể triển khai dự án do thiếu kinh phí.
Theo An Nhiên/Zing News