Nga có đồng minh mới trong vấn đề Ukraine
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nói với tổng thống Nga Vladimir Putin rằng, hai quốc gia có thể cùng nhau hợp tác trong những hoạt động liên quan đến tình hình Ukraine.
“Tôi muốn nói chuyện cởi mở về vấn đề Ukraine và bằng cách nào đó phối hợp trong hành động. Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng sẽ không chấm dứt trong hôm nay hay ngày mai và sẽ ảnh hưởng đến cả Nga lẫn Belarus”, tổng thống Belarus Lukashenko nói chuyện với ông Putin trong cuộc gặp ở Moscow.
Tổng thống Putin đã có cuộc nói chuyện trực tiếp với người đồng cấp của Belarus ở Moscow
Tổng thống Putin đã có cuộc gặp với những lãnh đạo trong khối Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể, bao gồm Armenia, Tajikistan, Kyrgyzstan and Belarus vào hôm 8/5. Lãnh đạo những nước này đã cùng theo dõi cuộc diễn tập quân sự của Nga và cùng nhau thảo luận về các vấn đề chung, bao gồm cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Belarus là quốc gia đầu tiên tuyên bố ủng hộ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên Bang giữa tháng 3-2014. Ông Lukashenko cũng chỉ trích những hành động quân sự gần đây của chính quyền lâm thời Kiev, dẫn đến hàng chục người thiệt mạng ở miền đông Ukraine. Số người thiệt mạng nhiều nhất được ghi nhận vào ngày 2/5 ở thành phố cảng miền nam Odessa, với 46 người thiệt mạng và 214 người bị thương trong một vụ hoả hoạn ở trung tâm thương mại.
Video đang HOT
Những người ủng hộ liên bang hoá đã càn quét khắp khu vực nói tiếng Nga, sau khi dân chúng địa phương từ chối công nhận chính phủ tạm quyền ở Kiev. Nga đã gọi hành động hỗ trợ chiến dịch quân sự chống lại người biểu tình là “một hành động trừng phạt” và cáo buộc chính quyền Ukraine đang phát động chiến tranh chống lại chính người dân của mình.
Theo ANTD
OSCE đưa dự thảo lộ trình giải quyết khủng hoảng Ukraine
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ đưa ra đề xuất lộ trình giải quyết khủng hoảng tại Ukraine, Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ kiêm Chủ tịch OSCE Didier Burkhalter, cho biết sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin tại Moskva hôm 7-5.
Ông Burkhalter cho biết lộ trình sẽ được gửi tới bốn bên tham gia việc đạt được thỏa thuận Geneva hôm 17-4 gồm Nga, Ukraine, Liên minh châu Âu, Mỹ.
Những nội dung quan trọng của lộ trình đã được thảo luận hôm 6-5 tại Vienna bao gồm việc ngừng bắn, hạ nhiệt căng thẳng, đối thoại và tổ chức các cuộc bầu cử.
OSCE đã đề xuất các bước cụ thể trong việc thực hiện lộ trình này. Ông Burkhalter cho biết điều quan trọng là các quan chức cấp cao và các nhà lãnh đạo chính trị phải từ bỏ việc sử dụng vũ lực, ngăn chặn tất cả các hành động vũ trang, đe dọa hay các hành động khiêu khích.
Ông Burkhalter ủng hộ việc Tổng thống Putin kêu gọi hoãn cuộc trưng cầu dân ý đòi liên bang hóa ở Ukraine sang một ngày khác nhằm thúc đẩy một cuộc đối thoại.
Ông Burkhalter cũng kêu gọi việc giải trừ quân bị để hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine, đồng thời hỗ trợ tài chính cho quá trình này.
Ông nhận định, việc phân quyền cho các khu vực là một trong những vấn đề chính được các bên thảo luận.
Chủ tịch OSCE Didier Burkhalter
Tổ chức OSCE đã chuẩn bị sẵn sàng trong việc phối hợp thực hiện kế hoạch được đưa ra. Để thúc đẩy quá trình này, ông Burkhalter sẽ đến Brussels và duy trì liên lạc chặt chẽ với Liên hợp quốc và Mỹ.
Trước đó, chủ tịch OSCE Didier Burkhalter cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin. Hội đồng nhân quyền Nga kêu gọi OSCE đẩy mạnh những nỗ lực hạ nhiệt cuộc xung đột ở Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Nga, ông Mikhail Fedotov đã đưa ra đề xuất với OSCE và tổng thư ký Lamberto Zannier nhằm hạ nhiệt căng thẳng và thực hiện thỏa thuận đã đạt được hôm 17-4.
Như một cách để xác nhận, ông Fedotov đã chỉ ra Hội đồng Nhân quyền Nga đã thành lập một nhóm công tác tạm thời để theo dõi tình hình nhân quyền ở Ukraine. Vào ngày 5-5, báo cáo của nhóm công tác này bày tỏ sẵn sàng trở thành một đối tác của OSCE, trong việc sắp xếp các cuộc đàm phán giữa các bên đối đầu ở Ukraine.
Trong tuyên bố của mình, Hội đồng cũng kêu gọi Quốc hội Ukraine "ngừng sử dụng lực lượng vũ trang, xe hạng nặng và không quân tại Donetsk và các khu vực khác. Thay vào đó, Ukraine nên bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với những người ủng hộ liên bang thông qua các cơ quan đàm phán đặc biệt". Đồng thời, ông cũng kêu gọi phe đối lập được vũ trang không sử dụng vũ khí và bắt đầu đàm phán thông qua trung gian là OSCE.
Mặt khác, Hội đồng này cũng đề nghị Quốc hội Ukraine bắt đầu "một cuộc điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về thảm kịch diễn ra tại Odessa, với sự tham gia của các quan sát viên từ OSCE và Liên hợp quốc cũng như các tổ chức nhân đạo và nhân quyền".
Theo ANTD
Ukraine sử dụng trực thăng, xe bọc thép tấn công người biểu tình ở Slaviansk Ngày 7-5, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết, các lực lượng an ninh của chính quyền Kiev đang sử dụng máy bay tấn công và xe bọc thép để đàn áp người biểu tình ủng hộ liên bang hóa ở thành phố miền đông Slaviansk. "Một chiến dịch chống khủng bố đang được tiến hành tại thành phố Slaviansk. Các lực lượng thực...