Nga có bị Trung Quốc “bắt bí” về hợp đồng khí đốt?

Theo dõi VGT trên

Bị phương Tây trừng phạt vì cuộc khủng hoảng Ukraina, Nga đã nhượng bộ Trung Quốc về hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD để tìm lối thoát cho nền kinh tế.

Nga có bị Trung Quốc bắt bí về hợp đồng khí đốt? - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tin tức cho hay Nga và Trung Quốc chủ trương tăng trao đổi mậu dịch song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2020 thay vì 90 tỷ USD hiện nay. Tổng thống Putin nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quan hệ kinh tế Nga-Trung.

Trước đó tại Bắc Kinh, lãnh đạo Nga và Trung Quốc cam kết đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực: từ tài chính đến thương mại, từ năng lượng đến giao thông. Hai bên cũng cam kết sử dụng đồng nội tệ của nhau nhiều hơn trong thanh toán song phương.

Cũng tại Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua bán khí đốt giữa tập đoàn dầu khí Gazprom và CNPC trị giá 400 tỷ USD. Theo hợp đồng “lịch sử” này, Gazprom cam kết trong vòng 30 năm, kể từ 2018, cung cấp hàng năm 38 tỷ mét khối cho Trung Quốc với giá 350 USD/1000 mét khối. Trên thực tế Nga và Trung Quốc đã liên tục đàm phán từ 10 năm qua về một hợp đồng mua bán khí đốt. Trở ngại lớn nhất trong quá trình đàm phán liên quan đến vấn đề giá cả.

Tập đoàn CNPC không tiết lộ thông tin cụ thể về thỏa thuận vừa đạt được tuần trước với Gazprom. Tất cả các nhà phân tích đều đi đến kết luận rằng khủng hoảng Ukraina đã bất ngờ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn sau nhiều năm dài đàm phán. Hơn bao giờ hết, Nga cần bảo đảm một thị trường lớn để giải tỏa bớt tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Âu-Mỹ đang áp đặt.

Lợi thế của Trung Quốc đối với Nga

Trả lời phỏng vấn của đài RFI, chuyên gia Pierre Terzian – Chủ tịch kiêm tổng giám đốc cơ quan tư vấn về dầu khí PetroStrategies – phân tích về lợi thế của Trung Quốc đối với Nga vào thời điểm hiện tại: “Hợp đồng mua bán khí đốt mà Nga và Trung Quốc vừa ký kết vào tuần trước là hợp đồng có trị giá lớn nhất chưa từng thấy trên thế giới. Phía Trung Quốc đã lợi dựng tình thế để mặc cả ráo riết với Nga, đặc biệt về giá cả và khối lượng khí đốt mà phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc. Tuy nhiên có thể nói rằng Gazprom đã đoán trước được những ý đồ của đối tác Trung Quốc…Cách đây gần 10 năm, Trung Quốc muốn mua 68 tỷ mét khối khí đốt của Nga hàng năm. Nhưng trong hợp đồng mà hai tập đoàn CNPC và Gazprom vừa đạt được, khối lượng mua bán khí đốt chỉ cao hơn phân nửa của con số nói trên.Tức là giờ đây Trung Quốc chỉ được mua khí đốt Nga khoảng 38 tỷ mét khối/năm”.

Về hậu quả của hợp đồng khí đối Nga-Trung đối với Châu Âu, nhà phân tích Pierre Terzian không cho rằng Nga dại dột “bỏ tất cả số trứng hiện có vào một cái giỏ”. Ông nói: “Về mặt lý thuyết, Nga có thể đưa khí đốt khai thác ở Siberia sang Trung Quốc thay vì sang châu Âu. Nhưng đó chỉ về mặt lý thuyết bởi vì không khi nào Trung Quốc lại chi ra đến 400 tỷ đô la mà chỉ trông chờ vào dự trữ khí đốt của khu vực Siberia. Để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, Nga sẽ phải khai thác thêm các nguồn dự trữ khác. Theo tôi, việc Nga ngưng bán khí đốt cho Châu Âu để phục vụ Trung Quốc rất ít có khả năng xảy ra”.

Nga đã nhượng bộ Trung Quốc những gì?

Video đang HOT

Theo các phương tiện truyền thông ở Matxcơva, trong lúc Ukraina phải mua vào 1000 mét khối khí đốt của Nga với giá từ 410 đến 430 USD, thì với hợp đồng 400 tỷ USD vừa ký kết hồi tuần trước, Gazprom cam kết bán khí đốt cho CNPC với giá 350 USD/1000 m3.

Nga có bị Trung Quốc bắt bí về hợp đồng khí đốt? - Hình 2

Nga sẽ phải xây dựng toàn bộ hệ thống đường ống dẫn mang tên “Sức mạnh Siberia” và Gazprom sẽ phải đầu tư tới 60 tỷ USD.Sự so sánh nói trên cho thấy Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong trong cuộc mặc cả với Nga. Nga đã phải chấp nhận “bán rẻ” năng lượng cho Trung Quốc. Không những thế, để khí đốt khai thác từ vùng Siberia đến được thị trường Trung Quốc, Nga phải xây dựng toàn bộ hệ thống đường ống dẫn mang tên “Sức mạnh Siberia” và Gazprom sẽ phải đầu tư tới 60 tỷ USD. Theo các nhà quan sát, xét về phương diện kinh tế thuần túy, đối với cả nhà nước Nga lẫn tập đoàn Gazprom, hợp đồng bán khí đốt 400 tỷ USD cho Trung Quốc không “hời”như mong đợi.

Câu hỏi kế tiếp là tại sao Tổng thống Putin lại chịu bán rẻ khí đốt cho Trung Quốc ?

Có hai yếu tố cấu thành câu trả lời. Thứ nhất, không ít người cho rằng các doanh nghiệp được quyền xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia” đã phóng đại giá thành của đường ống dẫn khí đốt như họ đã từng làm với trong dự án xây dựng đường ống đưa khí đốt từ Bovanenkovo – ngoài khơi mạng tây bắc Siberia- đến thành phố Ukhta. Do vậy, chưa chắc Gazprom sẽ phải thực sự chi đến 60 tỷ USD để xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia”. Thứ hai, dù có bị lỗ thì điều mà Gazprom và Nga nhắm tới là về lâu về dài. Sau Trung Quốc, khí đốt của Nga sẽ còn được bán ra hai thị trường đầy tiềm năng khác là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hơn nữa, việc Nga nhanh chóng đạt thỏa thuận với Trung Quốc về hợp đồng 400 tỷ đô la vừa qua, một lần nữa thể hiện thái độ thực tiễn của tổng thống Putin. Sau khi thất bại trong việc dùng lá bài năng lượng để giữ chặt Ukraina trong vòng kiềm tỏa, Tổng thống Putin ý thức được rằng Nga không phải là nguồn xuất khẩu khí đốt duy nhất trên thế giới.

Trung Quốc lâu nay vẫn dựa vào khí đốt của Turkmenistan qua đường ống dẫn khí đốt dài hơn 6.400 km. Nhờ đó, Bắc Kinh đã ở thế mạnh để mặc cả với Nga. Ngoài Turkmenistan, thì Uzbekistan, Australia hay Qatar cũng là những nguồn cung cấp khác của Trung Quốc.

Chính vì vậy mà Matxcơva chịu nhượng bộ Bắc Kinh về mặt giá cả, với mục đích biến Trung Quốc thành “cánh cửa” mở ra thị trường Châu Á. Tuy nhiên chiến lược đông hướng này của Nga cũng có nhiều thách thức, khi biết rằng Bắc Kinh khẳng định chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ của Nga tại lưu vực sông Amur và hồ Baikal. Rốt cuộc, cả Nga lẫn Trung Quốc đều chưa thể quên những vụ xung đột biên giới dưới thời Liên Xô cũ.

Hợp tác về quân sự

Sự gắn bó Bắc Kinh-Matxcơva không chỉ giới hạn trong lĩnh vực năng lượng hay thương mại. Nga và Trung Quốc đề ra mục tiêu đến năm 2020, nâng tổng đầu tư hai chiều lên gấp 7 lần so với hiện tại. Năm ngoái đầu tư qua lại giữa hai nước lên tới hơn 4 tỷ USD. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều hiện nay là 99 tỷ USD một năm.

Ngoài những hợp đồng dầu khí, Nga còn là một trong những đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Trung Quốc, cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn của Tây Âu.

Riêng trong lĩnh vực quân sự, Nga và Trung Quốc là những đối tác “không thể tách rời” của nhau.

Theo thống kê của tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga, Rosoboronexport, trong năm 2013, Trung Quốc chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga. Trước đó vào năm 2012, Matxcơva đã ký hợp đồng trị giá 2,1 tỷ USD để cung cấp trang thiết bị quân sự cho Bắc Kinh. Bên cạnh đó còn phải kể tới những hợp đồng cung cấp các linh kiện để Trung Quốc tự lắp ráp. Trên thực tế, tổng trao đổi mậu dịch chỉ riêng trong lĩnh vực quân sự giữa Nga và Trung Quốc còn cao hơn rất nhiều so với các con số chính thức được Rosoboronexport cung cấp.

Nga có bị Trung Quốc bắt bí về hợp đồng khí đốt? - Hình 3

Matxcơva cung cấp cho Trung Quốc từ chiến đấu cơ đến máy bay vận tải, từ trực thăng đến các loại vũ khí phòng không…Thêm một yếu tố cần lưu ý khác đó là trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng mua nhiều vũ khí của Nga. Riêng trong năm 2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chi ra 1,9 tỷ USD để mua trang thiết bị của Nga và như vậy, 15 % vũ khí của Nga sản xuất là để bán cho Trung Quốc. Trong 20 năm qua, hợp tác quân sự song phương đã liên tục được mở rộng. Matxcơva cung cấp cho Trung Quốc từ chiến đấu cơ đến máy bay vận tải, từ trực thăng đến các loại vũ khí phòng không…

Một số thông tin rò rỉ mà báo chí ở Matxcơva thu lượm được cho thấy Trung Quốc đặt mua động cơ máy bay phản lực loại AL-31F, loại động cơ mà tới nay Nga luôn dành để trang bị cho loại máy bay tiêm kích Su- 30MKM bán cho Ấn Độ và Malaysia. Ngoài ra Trung Quốc đặt mua luôn hơn 50 chiếc trực thăng vận tải loại Mi-17. Đáng chú ý hơn nữa là Matxcơva và Bắc Kinh đang hướng tới một số dự án nghiên cứu quân sự chung để cùng sản xuất vũ khí và các trang thiết bị.

Từ năm 2004 tới nay, Nga liên tục là nguồn cung cấp vũ khí số 2 của thế giới (chiếm từ 24 đến 27 % thị phần toàn cầu và chỉ chịu đứng sau Mỹ). Máy bay chiến đấu của Nga thuộc vào hàng lợi hại nhất và hiện được ưa chuộng tại nhiều quốc gia: từ Ấn Độ qua Trung Quốc, từ Uganda đến Malaysia. Tuy nhiên, Nga luôn thận trọng trong hợp tác quân sự với Trung Quốc, nhất là sau khi Trung Quốc đã sao chép gần như thành công nhiều chiến đấu cơ của Nga.

Tổng thống Putin ý thức được rằng để mở rộng tầm ảnh hưởng của nước Nga trên bàn cờ quốc tế – cả về phương diện ngoại giao lẫn kinh tế, Trung Quốc quả là một lá bài then chốt, ngay cả khi hai bên không có sự tin tưởng vững chắc về chiến lược. Nga và Trung Quốc không thực sự chia sẻ những lợi ích chung và Bắc Kinh luôn sợ rằng ảnh hưởng quá lớn của Matxcơva sẽ làm phương hại đến những quyền lợi của cố hữu của Trung Quốc.

Theo Tri Thức

Quan chức Trung Quốc đặt điều kiện hàn gắn quan hệ với Nhật

Một quan chức cấp cao của Trung Quốc ngày 9/5 đã đặt điều kiện hàn gắn quan hệ với Nhật, nói rằng chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe phải thừa nhận có tranh chấp đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.

Quan chức Trung Quốc đặt điều kiện hàn gắn quan hệ với Nhật - Hình 1

Nghị sĩ Nhật Bản Takeshi Noda (trái) trong cuộc gặp với ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc ngày 9/4.

Ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc, nhân vật số 4 trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đưa ra 2 điều kiện chính để nối lại đối thoại với chính phủ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc gặp với một nhóm nghị sĩ đảng cầm quyền Nhật ở Bắc Kinh hôm qua.

Theo ông Du, không quá khó để mở đường cho việc hàn gắn quan hệ với Nhật nếu Thủ tướng Abe ngừng tới thăm tới đền chiến tranh Yasukuni và chính phủ của ông phải thừa nhận có tranh chấp đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.

"Tình hình khó khăn hiện thời là do ông Abe gây ra. Nếu ông ấy từ bỏ được bản chất trước đây và chìa tay với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ hồi đáp", cựu Bộ trưởng tài chính Nhật Fukushiro Nukaga, một thành viên trong nhóm nghị sĩ, dẫn lời ông Du trong cuộc gặp.

Trong bối cảnh hai quốc gia láng giềng đang nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương, vốn bị tổn hại nghiêm trọng bởi các vấn đề lịch sử và lãnh thổ, ông Du đã gặp gỡ nhóm nghị sĩ từ đảng Dân chủ tự do Nhật Bản do ông Abe dẫn đầu.

Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm ban lãnh đạo Trung Quốc đang cho thấy sự thay đổi trong cách thức tiếp cận của Bắc Kinh với Tokyo, trong bối cảnh không có cuộc đối thoại chính phủ cấp cao nào giữa 2 nước.

Trong khi vẫn tiếp tục chỉ trích việc Nhật Bản kiếm soát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và quan điểm của ông Abe liên quan tới lịch sử thời chiến, Trung Quốc gần đây đã tích cực hơn trong việc thúc đẩy liên lạc giữa các nghị sĩ, quan chức chính phủ và doanh nghiệp hai nước.

Sau khi Thủ tướng Abe tới thăm đền chiến tranh Yasukuni hồi tháng 12 năm ngoái, quan hệ chính trị giữa hai cường quốc châu Á đã rơi xuống mức thấp nhất nhiều năm qua.

Thủ tướng Nhật Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn chưa có cuộc gặp chính thức nào kể từ khi nhậm chức hơn 1 năm trước.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) hồi tuần này, ông Abe đã một lần nữa kêu gọi nối lại vô điều kiện các cuộc đối thoại với Trung Quốc. "Cánh cửa đàm phán của tôi luôn mở. Tôi hi vọng Trung Quốc cũng vậy", ông Abe nói.

Lập trường từ lâu của Tokyo là quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật và không có tranh chấp nào cần phải giải quyết ở đó.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Cố vấn Israel đề xuất cho lãnh đạo Sinwar của Hamas sống lưu vong
19:03:31 20/09/2024
Lý do Ukraine chưa điều F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất
14:04:02 20/09/2024
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban
08:45:11 20/09/2024

Tin đang nóng

Làng Nủ qua lời kể của Hoàng Hường, 1 chi tiết lạ khiến người nghe phải sốc!
16:51:05 21/09/2024
Một anh tài "nam thần" bị trưởng FC nói xấu không khác gì antifan, mâu thuẫn nội bộ căng thẳng khắp MXH Threads!
15:15:07 21/09/2024
Maysaa: Hotgirl Lào bị nghi hẹn hò Quang Linh Vlogs, đưa về nhà gặp mặt bố mẹ
16:59:36 21/09/2024
Hằng Du Mục "xanh mặt" vì bà Nguyễn Phương Hằng, lên livestream nhắc tên đã rén
16:14:46 21/09/2024
DV Hoàng Anh khoe đổi quốc tịch nước ngoài, đòi bỏ tên tiếng Việt gây phẫn nộ
17:04:56 21/09/2024
Quốc Nghiệp lộ ảnh đi biểu diễn đường phố, ở lại Mỹ tìm kế mưu sinh?
16:39:16 21/09/2024
Vũ Cát Tường tuyên bố thời điểm đám cưới hậu công khai giới tính, khoe bạn gái
14:47:08 21/09/2024
Thiện Nhân "bóc" bộ mặt thật của anh trai, không thể tha thứ, chỉ mong 1 điều
17:39:54 21/09/2024

Tin mới nhất

Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ

20:36:31 21/09/2024
Sau 87 năm mất tích, 1 loài chuột quý hiếm bậc nhất thế giới bất ngờ xuất hiện khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Loài này gần như không có thị lực và dành phần lớn cuộc đời dưới lòng đất.

Nhật Bản sơ tán hàng chục nghìn người tại nơi từng xảy ra động đất mạnh vào đầu năm

19:39:35 21/09/2024
Nhà dự báo thời tiết Satoshi Sugimoto của JMA nói với truyên thông rằng các khu vực nằm trong cảnh báo đang phải hứng chịu mưa lớn với mức độ chưa từng có. Ông đồng thời khẳng định đây là tình huống cần đảm bảo an toàn ngay lập tức.

Ngoại trưởng Nga khẳng định Moskva Bắc Kinh không cần lập liên minh quân sự

19:35:59 21/09/2024
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva và Bắc Kinh không cần phải tạo ra một liên minh quân sự.

Mưa lớn hoành hành phía Nam Hàn Quốc

18:34:40 21/09/2024
Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc, cảnh báo mưa lớn vẫn được duy trì ở vùng Gyeongsang ở phía Nam nước này cũng như một số khu vực của các tỉnh Gangwon, Chungcheong và Jeolla cho đến sáng 21/9.

Cộng đồng quốc tế lo ngại leo thang căng thẳng Israel - Hezbollah

18:29:42 21/09/2024
Trước đó, cùng ngày, Israel tuyên bố đã tiến hành cuộc không kích vào thủ đô Beirut, t.iêu d.iệt một chỉ huy cùng nhiều nhân vật cấp cao khác của Hezbollah ở Liban.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình Liban

18:21:38 21/09/2024
Người phát ngôn HĐBA LHQ Stephane Dujarric hối thúc các bên ngay lập tức giảm căng thẳng, kiềm chế tối đa, ngừng chiến sự và thực hiện đầy đủ nghị quyết 1701 của HĐBA.

Máy bay phải hạ cánh do phát hiện chuột trong khoang

17:40:39 21/09/2024
Các hãng hàng không thường nghiêm cấm động vật gặm nhấm trên máy bay vì chúng có thể nhai đứt hệ thống dây điện, vốn vô cùng quan trọng cho hoạt động của máy bay.

Nguy cơ Google vướng thêm rắc rối pháp lý tại Pháp

17:32:59 21/09/2024
Về phần mình, ông Dan Taylor - Phó Chủ tịch phụ trách quảng cáo toàn cầu của Google - khẳng định những tuyên bố trong vụ kiện là sai sự thật.

Bầu cử Mỹ 2024: Ba bang bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

16:49:05 21/09/2024
Theo luật, phiếu bầu cho cử tri trong quân đội và ở nước ngoài phải được gửi trước ngày bầu cử 45 ngày, vì vậy phiếu bầu cho nhóm cử tri này sẽ được gửi qua đường bưu điện vào ngày 21/ 9 theo giờ địa phương.

Tái hiện 'bóng ma' chiến tranh

16:44:54 21/09/2024
Cùng với các vụ giao tranh qua biên giới kéo dài hơn 11 tháng qua, sự việc mới nhất một lần nữa làm hiện lên bóng ma một cuộc chiến tranh tổng lực giữa Israel và Hezbollah và kéo cả khu vực vào vòng xoáy bạo lực.

Người Việt tại Canada hướng về Tổ quốc và đồng bào trong nước

16:32:34 21/09/2024
Trong 7 tháng đầu năm nay, thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt 6,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt giá trị xuất khẩu của Canada vào Việt Nam tăng vọt, hơn 26%, trong cùng khoảng thời gian này.

Lực lượng Houthi nêu các điều kiện đàm phán hòa bình với Chính phủ Yemen

16:11:38 21/09/2024
Năm 2015, liên minh các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi khôi phục quyền lực. Hiện Houthi kiểm soát nhiều đô thị lớn ở Yemen.

Có thể bạn quan tâm

MC Thảo Vân nghẹn ngào vì món quà của con trai, ý nghĩa phía sau gây xúc động

Sao việt

20:42:01 21/09/2024
MC Thảo Vân được khán giả ngưỡng mộ bởi cách dạy con cực khéo. Không chỉ là người mẹ mà MC Thảo Vân còn tạo sự gần gũi gắn kết như người bạn với con để con thoải mái chia sẻ chuyện riêng với nhau.

Angelina Jolie làm công chúng không nhận ra, thay đổi 360 độ hậu sự cố Pax Thiên

Sao âu mỹ

20:27:19 21/09/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí CR Fashion Book, nữ minh tinh Angelina Jolie, 49 t.uổi, trông thật khác lạ khi uốn tóc theo kiểu xoăn disco thập niên 1980, trang điểm đậm, phong cách lạnh lùng.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/9: Cự Giải khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

20:21:47 21/09/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/9 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Ma Kết hãy mạnh dạn hành động.

Messi mở công ty dằn mặt Ronaldo, tham vọng làm ông trùm, sắp giải nghệ?

Sao thể thao

20:05:25 21/09/2024
Mới đây, cộng đồng yêu bóng đá vừa được phen ngỡ ngàng trước thông tin Lionel Messi mở công ty tại Mỹ. Đáng chú ý, anh chàng lại hoạt động ở lĩnh vực không ai ngờ tới, đó là giải trí.

Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai, sắp đón con thứ 2 chào đời

Sao châu á

19:58:54 21/09/2024
Ngày 21/9, Huỳnh Hiểu Minh xác nhận hẹn hò Diệp Kha sau 2 năm hẹn hò kín đáo. Chuyện đời tư của tài tử Thần Điêu Đại Hiệp càng gây chú ý hơn khi Diệp Kha được tiết lộ đã mang thai.

Phạm Thoại lại g.ây s.ốc, nhưng lần này quá oke: Tiếp tục đem 5 tỷ đồng đi làm từ thiện!

Netizen

19:53:24 21/09/2024
Trưa 21/9, Phạm Thoại bất ngờ công bố sẽ ủng hộ thêm 5 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt vừa qua. Số t.iền này được ứng trước từ lợi nhuận trong phiên livestream vào ngày 25/9 tới đây của Phạm Thoại.

Khung hình lịch sử showbiz Việt: Bộ đôi duyên nợ Duy Mạnh - Tuấn Hưng chạm tay song ca cực tình!

Nhạc việt

19:51:15 21/09/2024
Đây là sân khấu hội ngộ sau hơn 10 năm kể từ khi Duy Mạnh - Tuấn Hưng đứng chung trên cùng một sân khấu nên mọi sự chú ý của khán giả đều đổ dồn vào sự tương tác của hai nghệ sĩ

Ngỡ ngàng nhan sắc của "giọng ca huyền thoại" một thời, giảm 20kg "hồi teen" không nhận ra ở t.uổi 40

Tv show

19:47:05 21/09/2024
Sau hơn 20 năm, khó ai có thể tin giọng ca Dằm Trong Tim vẫn có thể mang đến hình ảnh ngọt ngào, đáng yêu như những ngày đầu mới vào nghề.

Đi Giữa Trời Rực Rỡ: Pu - Chải bị oan, Thái mới là người khiến khán giả bỏ phim

Phim việt

19:00:37 21/09/2024
Trong khi cặp đôi chính Pu - Chải được khen nức nở về diễn xuất thì khán giả hiện tại đang rất thất vọng với một nam phụ. Bởi không chỉ diễn xuất tệ mà nhân vật của anh chàng cũng không thấm nổi.

'Bí mật' phía sau những chiếc chăn, ga màu trắng ở khách sạn

Sáng tạo

18:48:14 21/09/2024
Không ít người cho rằng việc sử dụng khăn tắm hay vỏ chăn, ga gối màu trắng trong khách sạn là điều vô lý vì đây là màu sắc dễ bám bẩn và ố vàng.

Phim của Selena Gomez đại diện nước Pháp tranh giải Oscar 2025

Hậu trường phim

17:47:02 21/09/2024
Emilia Pérez là bộ phim gây tiếng vang lớn thời gian qua mang về nhiều g.iải t.hưởng. Phim với sự góp mặt của Selena Gomez, Zoe Saldaa, Karla Sofía Gascón...