Nga chuyển vũ khí hạt nhân vào tử huyệt phương Tây
&’Ác mộng’ của phương Tây dần hiển hiện khi Nga đang từng bước triển khai vũ khí hạt nhân đến những khu vực được coi là tử huyệt của phương Tây.
&’Ác mộng’ tại Baltic
Theo RT, bất chấp việc Mỹ phản đối, Nga đã bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M đến tỉnh Kaliningrad – nơi nằm giữa hai quốc gia Ba Lan và Lithuania là thành viên của NATO.
Thông tin này thực sự là &’ác mộng’ với phương Tây bởi từ năm 2013, ngay khi Nga mới hé lộ về bản kế hoạch triển khai này lập tức Mỹ và phương Tây đã có phản ứng gay gắt.
Tại thời điểm đó, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington rất quan ngại về việc triển khai của Nga, đồng thời hối thúc Nga không có những bước đi có thể dẫn tới tình trạng bất ổn ở khu vực.
“Chúng tôi kêu gọi Nga không nên có những động thái làm bất ổn khu vực”, bà Harf nhấn mạnh.
Ngoài Mỹ, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng lo ngại rằng, các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến nhất Iskander-M của Nga khi được triển khai ở giáp biên giới NATO sẽ đe dọa trực tiếp kế hoạch triển khai các thành phần của hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa (AMD) của Mỹ ở Đông Âu, giáp với lãnh thổ Nga.
Trước phản ứng của phương Tây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: “Chúng tôi sẽ triển khai tên lửa Iskander-M ở nơi chúng tôi muốn” và khẳng định, việc triển khai này không xâm phạm bất cứ thỏa thuận hay hiệp định quốc tế nào.
Trong khi đó theo nhận định của RT, sở dĩ phương Tây có phản ứng &’tiêu cực’ như vậy trước kế hoạch triển khai tên lửa Iskander-M tại Kaliningrad của Nga là bởi họ không có cách nào để hạn chế sức mạnh hủy diệt của loại tên lửa này nếu xảy ra xung đột vũ trang với Nga và Iskander-M được khai hỏa.
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ hồi năm 2013 cho biết, tên lửa Iskander-M có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
Video đang HOT
Iskander-M có trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg và khi cần nó có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác gần như tuyệt đối với CEP chỉ 2 mét.
Iskander-M được cho là vũ khí lợi hại nhất của Moscow để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các căn cứ của Mỹ ở Đông Âu.
Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500 km. Như vậy, từ Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan, nếu triển khai tại lãnh thổ Belarus có thể tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad – tiêu diệt các mục tiêu ở Đức.
Tuy tên lửa Iskander-M từ lãnh thổ Nga không bắn được tới Romania, nơi Mỹ sẽ triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3. Muốn làm điều đó phải sử dụng tàu mang tên lửa hoặc không quân.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga nhận định, Moscow không có nhu cầu phải vô hiệu hoá các tên lửa đánh chặn ở Romania, bởi vì đằng nào chúng cũng sẽ không thể đánh chặn các tên lửa Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga.
Phương Tây mất ngủ
Không chỉ &’hốt hoảng’ khi Nga triển khai Isakander-M tại Kaliningrad, phương Tây tiếp tục phải đau đầu khi Nga tuyên bố sẵn sàng đưa vũ khí hạt nhân đến bán đảo Crimea nếu họ muốn, thông tin này được Reuters ngày 11/3 dẫn tuyên bố của Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Ulyanovsk.
“Rõ ràng, Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, ở bất kỳ khu vực nào của Nga nếu Nga thấy điều đó là cần thiết. Tôi không biết có bất kỳ sự hiện diện nào của vũ khí hạt nhân ở bán đảo Crimea.
Tôi không biết bất kỳ kế hoạch nào về việc triển khai chúng trên bán đảo Crimea nhưng về nguyên tắc chúng tôi có quyền đó, rõ ràng là như vậy. Tất nhiên, Kiev tin vào một điều khác”, ông Ulyanovsk đã phát biểu chắc nịch như vậy tại một cuộc họp báo ở thủ đô Moscow.
Tuyên bố trên của ông Ulyanovsk chắc hẳn sẽ khiến Kiev và phương Tây lo lắng hết sức. Tuy nhiên, ông Ulyanov cũng nói rõ rằng, hiện Moscow chưa có kế hoạch thực hiện điều đó.
Đây không phải là lần đầu tiên giới chức Nga đưa ra tuyên bố về khả năng đưa vũ khí hủy diệt hàng loạt vào bán đảo Crimea. Hồi tháng 12/2014, khi phát biểu với hãng tin Interfax của Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng từng nhấn mạnh rằng Moscow có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea.
Theo lời ông Lavrov, trước đây Crimea là một phần của đất nước Ukraine phi hạt nhân nhưng bây giờ điều đó không còn tồn tại. Bán đảo Crimea không còn là một khu vực phi hạt nhân theo luật quốc tế.
“Crimea đã trở thành một phần của một đất nước sở hữu vũ khí hạt nhân – đó là Nga. Vì thế, theo luật quốc tế, Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân ở đây để phục vụ cho lợi ích cũng như các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga tuyên bố.
Việc giới chức Moscow tiếp tục ám chỉ đến khả năng triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea là một thông tin gây sốc đối với Kiev và cả phương Tây. Trước khi tuyên bố về quyền triển khai vũ khí hạt nhân đến Crimea, hồi tháng 2/2015, Nga còn kích hoạt tên lửa chiến lược tại 12 quân khu trên toàn quốc (bao gồm cả tên lửa hạt nhân).
Hãng RIA Novosti dẫn lời Đại tá Igor Egorov, phát ngôn viên của Lực lượng Tên lửa chiến lược Bộ Quốc phòng Nga cho biết, có hơn 30 trung đoàn của Binh chủng Tên lửa chiến lược Nga đã tham gia các hoạt động diễn tập quy mô lớn trên địa bàn của 12 khu vực.
Kịch bản của cuộc diễn tập gồm các nhóm phá hoại của kẻ thù giả định đã rải mìn trên các tuyến đường tuần tra chiến đấu và sử dụng chất độc trên chiến trường. Các lực lượng công binh; phòng hóa, sinh và phóng xạ; cùng với các đơn vị chống phá hoại đã tham gia diễn tập xử lý các tình huống trên, Đại tá Igor Yegorov cho biết.
Nói về mục đích của cuộc tập trận lần này, theo Đại tá Igor Yegorov nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh lính, các hoạt động cơ động trên các tuyến đường tuần tra, các hoạt động chống phá hoại và khủng bố, cũng như các cuộc tấn công chính xác cao.
Đây được là một trong những cuộc tập trận quy mô lớn nhất trong năm 2015 của lực lượng tên lửa chiến lược Nga, ông Igor Yegorov cho biết.
Theo Đất Việt
Nga bắn thành công tên lửa Iskander-M trong tập trận quy mô lớn
Nga ngày 20/9 đã bắn thử thành công tên lửa tối tân Iskander-M trong cuộc diễn tập quy mô lớn Vostok-2014 ở vùng Viễn Đông. Đây là lần đầu tiên một vụ thử tên lửa phức tạp như vậy diễn ra tại Quân khu phía đông của Nga.
Tổ hợp tên lửa Iskander-M.
Thiếu tướng Michael Matvievskiy, người đứng đầu lực lượng tên lửa và pháo binh của Lực lượng mặt đất của Liên bang Nga, cho hay hoạt động diễn tập bắn tên lửa tổ hợp chiến thuật "Iskander-M" đã được tổ chức tại Quân khu phía đông trong khuôn khổ cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014.
Cũng theo quan chức trên, đây là lần đầu tiên tổ chức bắn thử tên lửa phức tạp trên địa bàn quân khu. Theo ông, hai vụ phóng thử đã được tiến hành trong cuộc diễn tập và đều thành công.
Mục đích của cuộc diễn tập là kiểm tra kiểm tra sự phối hợp giữa các sĩ quan và chỉ huy các đơn vị chiến đấu khác nhau, cũng như tăng cường khả năng chỉ huy và kiểm soát của các binh sĩ trong khi thực hiện các nhiệm vụ quan trọng.
Tổ hợp chiến thuật Iskander có tính cơ động cao và khả năng triển khai nhanh, có thể sẵn sàng tác chiến sau 20 phút và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa tới 400 km và chính xác đến 30 cm. nếu cần thiết, tên lửa Iskander cũng có thể được trang bị các đầu đạn hạt nhân.
"Iskander là một trong những vũ khí mạnh nhất, đảm bảo an ninh của chúng ta", Thiếu tướng Matvievskiy nói.
Hệ thống tên lửa hiện đại Iskander đã được quân đội Nga sử dụng từ năm 2006.
Cuộc tập trận chiến lược Vostok-2014 khởi động tại Quân khu phía đông hôm 19/9 và kéo dài tới ngày 25/9.
"Khoảng 100.000 binh sĩ, 1.500 xe tăng, 120 máy bay, 5.000 vũ khí quân sự các loại và thiết bị đặc biệt cùng 70 tàu chiến sẽ tham gia cuộc tập trận", Bộ quốc phòng Nga cho biết.
Các tên lửa chiến thuật và hành trình phóng trên bộ, trên không và trên biển sẽ được thử nghiệm trong cuộc diễn tập, vốn diễn ra tại hơn 20 bãi huấn luyện từ Anadyr ở phía bắc tới Vladivostock ở phía nam.
Các binh sĩ Nga cũng sẽ huấn luyện để bảo vệ khu vực ven biển và các đảo tại Sakhalin, Kamchatka, Chukotka, và khu vực phía nam của vùng Primorsky Kray.
An Bình
Theo Dantri/RT