Nga chuyển giao tàu ngầm cho Ấn Độ
Tàu ngầm Sindurakshak do Nga đóng rời cảng Severodvinsk để hướng về Ấn Độ, sau khi phía Nga chính thức bàn giao tàu ngầm này cho hải quân Ấn Độ hôm 26/1.
Tàu ngầm Sindurakshak của Nga chuyển giao cho hải quân Ấn Độ. Ảnh: Rusnavy
Tàu ngầm Sindurakshak sử dụng nhiên liệu diesel-điện, được nâng cấp tại nhà máy “Ngôi sao nhỏ” (Zviozdochka) ở thành phố cảng Severodvinsk của Nga. Hợp đồng nâng cấp tàu ngầm Sindurakshak đã được nhà máy “Ngôi sao nhỏ” ký với Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 4/6/2010. Sau đó hai tháng, nó cập cảng Severodvinsk.
Sau khi nâng cấp, tàu ngầm Sindurakshak được trang bị hơn 10 dàn tên lửa hiện đại Club-S với tầm bắn gần 200km, 6 bệ phóng ngư lôi 553mm và hệ thống thông tin-liên lạc hiện đại CCS-MK-2, góp phần nâng cao đáng kể khả năng tác chiến và sự an toàn sử dụng của tàu.
Video đang HOT
Tháng 6/2012, tàu ngầm Sindurakshak đã được hạ thủy và cuối năm qua đã hoàn thành tốt chương trình thử nghiệm sau nâng cấp, kể cả thử các loại vũ khí gồm tên lửa và ngư lôi trang bị cho tàu.
Từ năm 1997 đến nay, nhà máy “Ngôi sao nhỏ” đã hoàn thành nâng cấp năm tàu ngầm cho Hải quân Ấn Độ gồm Sinduvir, Sinduratna, Sindugosh, Sinduvidzhai và Sindurakshak.
Toàn bộ năm loại tàu ngầm này đều do Nga chế tạo và thuộc dự án 887EKM mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là Kilo, nhằm tiêu diệt các tàu chiến và tàu ngầm của đối phương, tiến hành do thám và tuần tra bờ biển cũng như để bảo vệ các căn cứ hải quân cùng các công trình viễn thông trên mặt đất hoặc dưới đáy biển.
Các tàu ngầm này đều có lượng choán nước 2.300 tấn, dài 72,6m, vận tốc 19 hải lý (gần 35km/giờ), lặn sâu 300m, nhân lực 52 thủy thủ và có thể hoạt động trong đại dương 45 ngày đêm liên tục.
Theo VNE
Hải quân Ấn Độ đánh cược tương lai vào tàu ngầm
Sau khi được Ủy ban mua sắm Quốc phòng (DAC) phê duyệt, hải quân Ấn Độ đã nhanh chống công bố mời thầu rộng rãi gói thầu phát triển loại tàu ngầm tàng hình thế hệ mới nhất trong kế hoạch phát triển tàu ngầm mang tên P75I.
Hải quân Ấn Độ dự định từ nay đến năm 2020 sẽ chi tổng cộng 15 tỷ USD để thuê một nhà thầu nước ngoài phát triển loại tàu ngầm có tính năng tàng hình rất cao, tầm hoạt động rộng và được trang bị hệ thống phóng tên lửa đối đất dạng thẳng đứng và hệ thống động cơ Diezen tuần hoàn khép kín AIP. Dự kiến 2 tàu sẽ do nhà thầu nước ngoài đóng, 4 chiếc còn lại sẽ được đóng tại 2 nhà máy đóng tàu của Ấn Độ là Mazagaondocks (MDL) và Visakhapatnam Hindustan (HSL) theo điều khoản chuyển giao dây chuyền công nghệ.
Loại tàu ngầm này được xếp vào loại tàu ngầm động cơ Diezen AIP. Đây là một loại động cơ tiên tiến, hiện trên thế giới chỉ có vài nước đã chế tạo thành công, ngay cả Nga là một nước có trình độ chế tạo động cơ tàu ngầm Diezen tiến tiến nhất thế giới cũng mới đang thử nghiệm những nguyên mẫu đầu tiên. Loại động cơ AIP thuộc dạng động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh Ôxy, vì vậy nó không cần phải nổi lên để lấy không khí.
Tàu ngầm SMX-26 của công ty DCNS - Pháp
Tham gia dự thầu gồm có 4 nhà sản xuất tàu ngầm nổi tiếng trên thế giới là nhà máy đóng tàu HDW của Đức, công ty xuất khẩu quốc phòng Nga ROSOBORONEXPORT, công ty DCNS của Pháp và công ty Navantia của Tây Ban Nha. Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: "Chúng tôi sẽ đưa ra một đánh giá công bằng cho tất cả các nhà thầu".
Hiện ưu thế đang nghiêng về công ty DCNS - cha đẻ của loại tàu ngầm tàng hình SMX-26 từng gây chấn động triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay. Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ nhưng có tính năng tàng hình rất tốt, khả năng di chuyển cực êm, sánh ngang loại tàu ngầm Kilo của Nga được mệnh danh là "lỗ đen". SMX-26 được trang bị hệ thống tên lửa phòng không rất mạnh, có khả năng "hạ sát" tất cả các loại máy bay trinh sát chống ngầm và hệ thống ngư lôi hạng năng có thể đánh đắm tàu sân bay. Đặc biệt là nó có khả năng "nằm vùng" dưới đáy biển hàng tháng trời để phục kích các "con mồi".
Còn nhà máy đóng tàu HDW của Đức trong thập niên 80 thế kỷ trước đã một lần đánh mất tín nhiệm của hải quân Ấn nên rất khó có khả năng trúng thầu, ngoài ra công ty này cũng không bảo đảm được thiết kế và tính năng trong gói thầu cung cấp 4 tàu ngầm loại 214 cho hải quân Hy Lạp, sự việc tương tự cũng đã xảy ra trong hợp đồng bán tàu ngầm cho Hàn Quốc.
Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga ROSOBORONEXPORT tuy là một đối tác truyền thống trong quá khứ của hải quân Ấn Độ nhưng cũng không có nhiều cơ hội thắng thầu. Mặc dù hiện nay Nga đang giúp đỡ Ấn Độ phát triển tàu ngầm động cơ hạt nhân đầu tiên và đang cho Ấn Độ thuê 1 tàu nhưng không vì thế mà New Dehli nhân nhượng vì công ty xuất khẩu vũ khí của Nga chưa chế tạo thành công hệ thống động lực AIP.
Đầu tháng này, hải quân Ấn Độ đã xây dựng kế hoạch mua sắm vũ khí trị giá 24,7 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, riêng dự án tàu ngầm này đã ngốn một khoản ngân sách khổng lồ là 15 tỷ USD. Có thể nói là hải quân Ấn Độ đã đặt hết niềm tin và chi gần "cháy túi" cho dự án tàu ngầm này.
Theo ANTD
Vi phạm Công ước LHQ Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) không cho phép thu giữ tàu bè nước ngoài trong vùng biển tranh chấp. Thế nhưng, Trung Quốc cố tình lờ đi điểm mấu chốt này khi tuyên bố Cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam từ ngày 1.1.2013 sẽ được quyền lên tàu, khám xét, bắt giữ, tịch thu, phá hỏng động...