Nga chuyển giao hệ thống phòng thủ S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào 2019
Reuters đưa tin hãng thông tấn Interfax ngày 21/8 dẫn nguồn Tập đoàn xuất khẩu vũ khí thuộc sở hữu nhà nước Rosoboronexport của Nga cho biết Nga sẽ bắt đầu chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019.
Hệ thống tên lửa S-400 được trưng bày tại Kubinka, ngoại ô Moskva ngày 22/8/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngoài ra, hãng thông tấn RIA đưa tin Rosoboronexport cho hay tập đoàn này sẽ chuyển sang sử dụng đồng nội tệ trong những thỏa thuận với các đối tác thương mại nước ngoài, thay vì sử dụng đồng USD.
Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), dự kiến triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga có thể gây nguy cơ cho an ninh của một số vũ khí do Mỹ chế tạo được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng, trong đó có máy bay phản lực F-35.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Janikli giải thích lý do Mỹ lo ngại S-400 là bởi hệ thống radar mạnh của tổ hợp này.
Ông nói Mỹ lo ngại những radar này có thể truyền cho Nga dữ liệu chính chống lại tiêm kích đa năng F-35 và các loại vũ khí khác của NATO.
Video đang HOT
Theo vietnamplus
Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 để trả đũa Mỹ?
Là thành viên NATO nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có chủ quyền và độc lập nên có quyền mua những loại vũ khí cần thiết cho an ninh quốc gia.
Theo Sputnik, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tuyên bố đàm phán thành công về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Mỹ có tín hiệu quan ngại về vấn đề này.
Ngày 19/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo các nhà chức trách Ankara rằng các hệ thống tên lửa phòng không của Nga S-400 "Triumph" không phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ quan ngại đến việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của Nga? Bởi vì có nhiều nước NATO cũng mua vũ khí của Nga, đặc biệt là Romania, Bulgaria, Hy Lạp và Đức đang nắm giữ trong tay các hệ thống S-200 và S-300.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua 4 tiểu đoàn S-400 của Nga
Trả lời câu hỏi phỏng vấn Sputnik về tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Mesut Hakk Chashin, sĩ quan Không quân Thổ Nhĩ Kỳ về hưu, Giáo sư Quan hệ Quốc tế của Học viện Không quân và Đại học Ozyegin ở Istanbul nhấn mạnh rằng quan ngại của Mỹ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp S-400 là vô căn cứ.
Ông nói thêm: "Thổ Nhĩ Kỳ đã từng liên hệ với NATO để mua các hệ thống phòng không. Vì lý do chính trị, Đức đã thu hồi các tổ hợp Patriot để gây đòn bẩy áp lực chính trị. Bên cạnh đó, tổ hợp Patriot không thể bao trùm tất cả các khu vực có thể bị đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ".
Theo ông Chashin, hệ thống S-400 có tất cả các thiết lập cực kỳ hiện đại mà Thổ Nhĩ Kỳ cần đến, với tầm xa 400 km, tầm cao lên đến 30 km. Tên lửa SAM có thể đồng thời bắn trúng 36 mục tiêu, nếu cần thiết, có thể bắn trúng 72 mục tiêu với sự hỗ trợ của pin kép. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả điều này là những yếu tố rất quan trọng.
Tên lửa S-400 được Nga bố trí tại Syria
Ông Chashin mỉa mai rằng là một quân nhân có kinh nghiệm, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng nhận thức được điều này.
Theo ông Chashin, vấn đề quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã không được giải quyết từ những năm 1990, hệ thống phòng thủ là nhu cầu thiết yếu của nước này.
Ông Chashin nói: "Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu cấp thiết về các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất. Chúng tôi nhớ trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, Iraq đã tấn công bằng tên lửa vào Iran. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và cuộc chiếm đóng Iraq năm 2003, chúng tôi đã chứng kiến tác dụng của tên lửa mà Baghdad sở hữu".
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho biết từ năm 2015, dân thường trong khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã bắt đầu phải chịu đựng các cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức khủng bố IS vào Syria. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với các cuộc tấn công đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, tên lửa đạn đạo xuất phát từ Iran và các nước láng giềng là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng.
Mỹ lấy lý do kỹ thuật để bày tỏ quan ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400
Chỉ trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, ông Chashin nói: "Thổ Nhĩ Kỳ là nước có chủ quyền và độc lập. Là thành viên của NATO, đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ có quyền mua từ các nước khác những loại vũ khí cần thiết cho an ninh quốc gia. Sử dụng hay không sử sụng các loại vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu là công việc của NATO".
Chuyên gia này nêu ra một loạt bằng chứng cho thấy Mỹ đã gây khó dễ với Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc đầu Mỹ đã không chấp nhận các điều khoản của Thổ Nhĩ Kỳ về hệ thống Patriot. Mỹ chống thỏa thuận giữa Ankara và Bắc Kinh về việc cung cấp vũ khí. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đã tổ chức đấu thầu, đưa ra các điều kiện trước đó, và một lần nữa Mỹ không hài lòng.
Phản ứng của các bên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik hồi đầu tháng 7 cho biết nước này và Nga đã đạt được nhất trí về vấn đề tài chính và các vấn đề kỹ thuật liên quan tới thương vụ mua bán hệ thống tên lửa tên lửa phòng không S-400.
Vị bộ trưởng này cũng lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hợp tác với các nước thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Pháp và Italy về việc phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia và đang đàm phán với Mỹ về vấn đề này.
Theo Nhất Sinh
Báo Đất việt
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc phương Tây khiến đồng nội tệ sụt giá Ngày 20/8, Tổng thống Tayyip Erdogan xem cuộc tấn công vào nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ không khác gì cuộc tấn công vào đất nước và người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: THX/TTXVN Trong bài phát biểu được thu âm sẵn trước thềm dịp lễ Eid al-Adha kéo dài 4 ngày của người Hồi...